Vị sao các doanh nghiệp dịch vụ cần phải quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm

“Có những điều bạn cần quan tâm hơn là giá cả” – Một trong những nội dung cơ bản nhất mà các nhà kinh doanh cần nắm được về Marketing chính là nguyên tắc 4Ps: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả) Place (Vị trí) và Promotion (Quảng cáo). Theo đó, địa điểm kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng. Đôi khi, đây là yếu tố quyết định thành bại, hơn cả 3 yếu tố còn lại. 

Tầm quan trọng của địa điểm kinh doanh

Lựa chọn địa điểm kinh doanh là công việc mà doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận. Điều này phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như mở rộng cơ sở hiện tại, thâm nhập vào thị trường mới, hay chuyển sang cơ sở mới,… 

Với bất kỳ mục đích nào, một địa điểm kinh doanh tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp:

  • Hoạt động ổn định, tiếp cận và hiểu được tối đa khách hàng tiềm năng
  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cao hơn
  • Giảm chi phí vận chuyển và sản xuất

Từ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm của mình. 

Nhận thức được tầm quan trọng của vị trí kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân sẵn sàng bỏ chi phí cao để sở hữu một địa điểm kinh doanh đặc địa và có tính cạnh tranh cao. 

Ví dụ:

Tại hơn 96 quốc gia trên thế giới, thương hiệu thời trang Zara (Tây Ban Nha) luôn đặt cửa hàng ở vị trí chiến lược tại các thành phố lớn. Địa điểm kinh doanh tốt giúp Zara tiết kiệm chi phí Marketing và Bán hàng. Zara không cần mất quá nhiều công sức để lôi kéo khách hàng đến. 

Vị sao các doanh nghiệp dịch vụ cần phải quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm

Các nội dung nghiên cứu thị trường

Thực hiện nghiên cứu thị trường để thăm dò và nhận biết kỹ càng hơn các địa điểm kinh doanh nằm trong tầm ngắm là điều hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp có cái nhìn thực tế, sâu sắc hơn về khu vực xung quanh vị trí kinh doanh cũng như các đối thủ cạnh tranh ở lân cận. Một số đơn vị nên thực hiện nghiên cứu thị trường trong lựa chọn địa điểm như: bệnh viện, trường học, siêu thị, cửa hàng thời trang, nhà hàng, ….

Những yếu tố nên tìm hiểu khi nghiên cứu thị trường về lựa chọn địa điểm kinh doanh thường bao gồm:

Yếu tố nhân khẩu học

Nghiên cứu các khía cạnh khác nhau đối với khu vực dân cư xung quanh như: thu nhập trung bình, độ tuổi, nghề nghiệp, thói quen, lối sống, hành vi mua sắm, … Từ đó, giúp doanh nghiệp khắc họa được khách hàng mục tiêu và tiềm năng của họ.

Độ nhận biết thương hiệu

Doanh nghiệp nên khảo sát độ nhận diện thương hiệu ở khu dân cư xung quanh địa điểm kinh doanh. Từ đó, có thể rút ra được các chiến lược truyền thông, marketing phù hợp.

Đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế khi có sự hiểu biết nhất định về đối thủ cạnh tranh. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ tìm được địa điểm phù hợp, tránh khả năng cạnh tranh trực tiếp. Thứ hai, doanh nghiệp sẽ cải thiện dịch vụ, sản phẩm để tốt hơn đối thủ cạnh tranh xung quanh.

Lưu lượng lưu thông

Lưu lượng phương tiện qua lại cũng là yếu tố quan trọng khi xem xét địa điểm kinh doanh. Nếu vị trí đó nằm trong khu vực có lưu lượng giao thông tốt, nhiều người qua lại trong ngày thì thường đem tới lượng khách hàng ổn định, tăng độ nhận diện thương hiệu.

Các tiện ích xung quanh

Việc tìm hiểu các tiện ích xung quanh khu vực kinh doanh là điều cần thiết. Ví dụ như: bãi đậu xe, phương tiện giao thông công cộng, an ninh, trung tâm mua sắm, siêu thị, trường học,… Những tiện ích này có khả năng hấp dẫn thêm nhiều khách hàng.

Một số nghiên cứu khác có thể thực hiện như:

Tác động của khoảng cách đến hành vi mua sắm của khách hàng trong một ngành hàng cụ thể; Tiêu chí lựa chọn địa điểm mua sắm của khách hàng; Ảnh hưởng của vị trí kinh doanh tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; ….

Vị sao các doanh nghiệp dịch vụ cần phải quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm

Các phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp

Có phương pháp nghiên cứu thị trường thích hợp đối với việc lựa chọn địa điểm kinh doanh. Các phương pháp điển hình:

  • Phỏng vấn bảng hỏi (surveys). Đây là phương pháp được xem là hiệu quả nhất. Vì có thể thu thập được lượng lớn dữ liệu trên diện rộng cư dân gần địa điểm kinh doanh. Việc phỏng vấn bảng hỏi hiệu quả khi thu thập dữ liệu nhân khẩu học, độ nhận biết thương hiệu,…
  • Phỏng vấn sâu (personal interview). Phương pháp này được thực hiện khi cần thu thập ý kiến chuyên sâu, khám phá bản chất và nguyên nhân sâu xa cho hành vi của khách hàng
  • Phỏng vấn nhóm (focus group). Đây là cuộc thảo luận giữa nhiều đối tượng. Phương pháp này giúp họ tự tin đưa ra quan điểm của bản thân hơn so với phỏng vấn sâu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có cái nhìn đa chiều hơn về những gì được thảo luận. Đôi khi, bằng cách phỏng vấn nhóm, doanh nghiệp tìm ra các ý tưởng mới lạ đến từ khách hàng.
  • Phương pháp quan sát (observation). Là việc quan sát các yếu tố xung quanh địa điểm kinh doanh như: lưu lượng giao thông, tiện ích lân cận hay thói quen, hành vi mua sắm, đi lại của dân cư xung quanh

Vị sao các doanh nghiệp dịch vụ cần phải quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm

Tham khảo các bài viết liên quan: 

4 phương pháp hàng đầu để thực hiện nghiên cứu định tính trực tuyến

Nghiên cứu thị trường trong đại dịch Covid – Có phải bất khả thi?

Có liên quan

Địa điểm lý tưởng là một lợi thế cạnh tranh lớn cho các nhà bán lẻ khi thâm nhập thị trường mới. Thế nhưng sức hấp dẫn của những địa điểm giá rẻ có thể giữ chân bạn bằng hợp đồng thuê dài hạn và khiến việc làm ăn thất bại nhanh chóng.

Trước hết, đừng để các hợp đồng đắt tiền khiến bạn e ngại. Đừng do dự khi đầu tư vào một địa điểm bán lẻ tuy có giá thuê cao nhưng lại nằm ở mặt tiền, ngay các nút giao thông chính và thuận tiện để khách hàng đến mua sắm. Nói một cách đơn giản, tiền thuê mặt bằng cũng là một trong các chi phí marketing nhằm thu hút khách hàng.

Bên cạnh giá cả, sau đây là 3 yếu tố không kém phần quan trọng cần lưu ý khi lựa chọn địa điểm bán lẻ:

Không gian của bạn có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng như thế nào?

Trước khi lựa chọn địa điểm bán lẻ, bạn phải xác định khách hàng mục tiêu của mình.Họ là ai? Họ như thế nào? Họ sống, làm việc và giải trí ở đâu? Địa điểm của bạn phải ở nơi thuận lợi để khách hàng dễ dàng nhìn thấy và bước vào. Chẳng hạn nếu khách hàng mục tiêu là các cặp vợ chồng trẻ với con nhỏ, đi cùng xe đẩy em bé thì địa điểm phải đủ rộng để đáp ứng nhu cầu của họ.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến vị trí cửa hàng mà khách mong muốn. Ví dụ, trong ngành cung ứng vật liệu xây dựng, khách hàng sẽ muốn mua vật liệu từ những nhà cung cấp gần công trường, hoặc ở những nơi có nhà kho rộng rãi để nhận hoặc giao vật liệu.

Vị sao các doanh nghiệp dịch vụ cần phải quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm

Tự do thiết lập nguyên tắc

Khi thâm nhập khu vực mới, hãy đảm bảo rằng bạn nắm được luật pháp, pháp lệnh quy hoạch tại địa phương cũng như các vùng xung quanh mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như luật hạn chế quảng cáo, hoạt động hay tổ chức sự kiện trong một số khoảng thời gian nhất định. Do đó, bạn phải nghiên cứu thật kỹ để thu được càng nhiều thông tin càng tốt.Việc kinh doanh của bạn có thể thất bại bởi những quy định, điều luật giới hạn hay kế hoạch dài hạn của các dự án lân cận.

Mặt bằng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo

Thay vì chi nhiều cho hoạt động quảng cáo, số tiền tiết kiệm được nhờ vào địa điểm thuận lợi có thể được dùng để khen thưởng nội bộ hay tài trợ cho các chương trình giới thiệu. Hơn nữa,  điều này có thể đem lại nguồn khách hàng tiềm năng lâu dài cho doanh nghiệp.

Nếu không tìm được một vị trí  tuyệt vời hoặc địa điểm mà bạn tìm thấy có giá thuê quá hấp dẫn không thể chối từ, bạn vẫn có thể biến nó thành một tài sản định vị độc đáo cho chiến lược marketing. Một ví dụ thú vị là trường hợp của quán ăn cao cấp mới mở tại một trung tâm mua sắm phía sau cửa hàng linh kiện điện tử. Chủ quán ăn này đã biến chính vị trí không thuận lợi đó thành điểm nhấn trong chiến lược marketing. Bằng cách sử dụng bản đồ, ông đã kể lại câu chuyện mình tìm ra địa điểm đó như thế nào và đánh dấu X trên bản đồ nơi thực khách có thể tìm thấy thức ăn ngon nhất thành phố.

Bạn có thể tùy ý lựa chọn đầu tư vào một địa điểm đắt tiền đi kèm với  chương trình giới thiệu ít tốn kém, hoặc  chỉ thuê một địa điểm giá thấp hơn kết hợp với chiến dịch marketing chi phí cao, hãy lựa chọn phương án phù hợp với doanh nghiệp bạn nhất.

Đọc thêm: 7 gợi ý tối ưu hóa việc xếp lịch làm việc cho các cửa hàng bán lẻ

Omnichannel (bán lẻ đa kênh) là xu hướng phát triển chủ đạo của ngành bán lẻ hiện nay. Cùng tìm hiểu về chiến lược này với white paper sau:

Vị sao các doanh nghiệp dịch vụ cần phải quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm

 

Vị sao các doanh nghiệp dịch vụ cần phải quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm

***

Bài viết này được tham khảo từ bài viết gốc trên trang Entrepreneur  của tác giả Brad Sugar.

Brad Sugar  là một doanh nhân người Úc, tác giả và huấn luyện viên kinh doanh.

Ông đã trực tiếp tham gia kinh doanh từ năm 15 tuổi, sở hữu và điều hành hơn hai mươi công ty, từ cửa hiệu pizza đến thời trang phụ nữ, từ bất động sản đến bảo hiểm và hơn thế nữa.

Ông sáng lập nên ActionCOACH, một thương hiệu chuyển nhượng chuyên đào tạo và huấn luyện kinh doanh có nguồn gốc ở Las Vegas, Nev. và là tác giả của 14 quyển sách kinh doanh.

Bạn có thể liên lạc với Brad Sugars thông qua trang LinkedIn của ông tại đây.