Ví dụ về hình thành loài bằng con đường sinh thái

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Thực chất: Quá trình hình thành loài mới.

Là quá trình lịch sử cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

2. Các phương thức hình thành loài chủ yếu.

a. Hình thành loài bằng con đường địa lí:

- Cơ chế hình thành loài: Loài mở rộng khu phân bố và chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau hoặc khu phân bố của loài bị chia cắt do các vật cản địa lí làm cho các quần thể trong loài bị cách li với nhau. Trong điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các biên dị di truyền theo các hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lí, những nòi này cách li di truyền lâu dài dẫn đến hình thành loài mới.

- Vai trò của điều kiện địa lí: Điều kiện địa lí tạo điều kiện cho sự phân hóa kiểu gen trong loài, điều kiện địa lí không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.

- Vai trò của cách li địa lí: Ngăn cản hiện tượng tạp giao, làm cho quá trình phân li tính trạng được triệt để do đó củng cố và tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc.

b. Hình thành loài bằng con đường sinh thái.

- Cơ chế: trong cùng 1 khu phân bố địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành nên các nòi sinh thái, giữa các nòi, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên lâu dài và các nhân tố tiến hóa khác có thể dẫn tới cách li di truyền, cuối cùng hình thành loài mới. Đây là phương thức hình thành loài thường gặp ở thực vật và động vật ít di động xa.

- Vai trò của điều kiện sinh thái: Điều kiện sinh thái không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc kiểu gen thích nghi.

- Vai trò của cách li sinh thái: Ngăn cản sự giao phối tự do làm cho tính trạng phân li triệt để, củng cố tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc.

=> Rất khó để tách bạch con đường địa lí và sinh thái vì khi loài mở rộng khu vực địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau. Sự hình thành loài bằng con đường sinh thái được dùng với nghĩa hẹp là chỉ trường hợp loài mới được hình thành từ 1 nòi sinh thái ở ngay trong khu phân bố của loài gốc.

c. Hình thành loài bằng đột biến lớn (Phương thức hình thành loài nhanh).

- Đa bội khác nguồn: Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của 2 loài bố mẹ, do đó bộ NST này không có cặp tương đồng nên trong kì đầu giảm phân 1 không xảy ra sự tiếp hợp đã gây trở ngại cho quá trình phát sinh giao tử làm cho cơ thể lai xa thường bất thụ. Tuy vậy, nòi mới vẫn có thể được hình thành từ con lai khác loài nếu xảy ra các trường hợp:

+ TH1: Con lai ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính.

+ TH2: Con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ số lượng NST (dị đa bội hóa).

=> Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật có cơ chế sinh sản và cách li sinh sản phức tạp và sự đa bội hóa thường gây những rối loạn về giới tính.

- Đa bội cùng nguồn: Từ 1 số thể đa bội cùng nguồn tỏ ra thích nghi sẽ phát triển thành 1 quần thể đa bội mới và trở thành 1 loài mới. Phương thức hình thành loài từ thể đa bội cùng nguồn cũng là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật.

- Hình thành loài do cấu trúc lại bộ NST: Kiểu hình thành loài này đầu tiên xuất hiện ở 1 số cá thể mang đột biến đảo đoạn hoặc chuyển đoạn NST. Nếu tỏ ra thích nghi, chúng sẽ phát triển và chiếm 1 phần trong khu phân bố của dạng gốc, sau đó được phát tán rộng ra thành quần thể, có thể hình thành loài mới.

3. Vai trò của các nhân tố tiến hóa trong hình thành loài mới:

- Quá trình đột biến và quá trình giao phối nhằm cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen làm thay đổi đột ngột tần số tương đối của các alen qua đó làm tăng tốc độ hình thành loài mới.

- Quá trình chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình hình thành loài, quyết định chiều hướng, nhịp độ biến đổi tần số alen, lựa chọn những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường.

=> Dù loài mới được hình thành theo phương thức nào thì loài mới cũng không xuất hiện với 1đột biến mà là sự tổ hợp của nhiều đột biến. Loài mới không xuất hiện với 1 cá thể duy nhất mà là 1 quần thể, 1 nhóm quần thể tồn tại như 1 khâu trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Bài 1: Trình bày quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí.

                                                         Hướng dẫn giải

1) Cơ sở:

+ Loài mở rộng khu phân bố nên các nhóm quần thể của loài sống trong các điều kiện khí hậu khác nhau hoặc do sự phân chia các khu vực phân bố đã tạo sự cách li địa lí các quần thể trong loài. Do vậy chọn lọc tự nhiên đã trình bày các biến dị có lợi theo chiều hướng khác nhau tạo ra các loài địa lí rồi tới các loài mới.

+ Điều kiện địa lí không là nguyên nhân trực tiếp gây ra các biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là những nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.

+ Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức thường gặp ở cả động, thực vật trong đó địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.

2) Ví dụ: Loài chim sẻ ngô do khu vực phân bố địa lí khác nhau đã hình thành 3 nòi có những đặc điểm khác nhau về màu sắc lông và kích thước cánh.

Bài 2: Trình bày về con đường hình thành loài mới bằng các đột biến lớn.

                                                            Hướng dẫn giải

1) Đa bội hóa khác nguồn (lai xa kèm đa hội hóa)

a) Cơ sở:

+ Khi lai khác loài, cơ thể lai sẽ bất thụ vì tế bào chứa bộ đơn bội của loài bố mẹ và các cặp NST không tương đồng nên rối loạn trong cơ chế giảm phân. Do vậy đã không tạo được giao tử hay giao tử có sức sống yếu.

+ Dùng tác nhân gây đột biến đa bội tạo cơ thể tứ bội thì đó sẽ là loài mới hữu thụ do chứa 2 bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ, được gọi là thể song nhị bội.

+ Lai xa và đa bội hóa là con đường xảy ra phổ biến ở thực vật, rất ít gặp động vật vì ở động vật, cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, gây ra những rối loạn về giới tính.

b) Ví dụ: Đem lai giữa cải củ (2n = 18) với cải bắp (2n = 18) thu được cải củ - bắp (2n = 18) có tính bất thụ. Dùng cônsixin gây đột biến tứ bội, tạo thể song nhị bội (4n = 36) hữu thụ. Đây là loài mới có năng suất cao.

2) Đa bội hóa cùng nguồn (tự đa bội):

+ Xử lí đột biến tứ bội ở hợp tử, tạo cây tứ bội 4n (do NST nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân).

+ Lai hữu tính giữa hai cá thể tứ bội, tạo cây tứ bội (4n).

+ Lai hữu tính giữa cây tứ bộ (4n) với cây lưỡng bội (2n) tạo ra cây tam bội (3n).

+ Xử lí đột biến ở 1 trong 2 bên bố mẹ, tạo giao tử lưỡng bội (2n), đem thụ tinh với giao tử bình thường mang (n), tạo hựp tử có (3n).

3) Cấu trúc lại bộ NST:

- Gây đột biến cấu trúc NST (đảo đoạn, chuyển đoạn) làm đổi chức năng của gen trong nhóm gen liên kết mới, làm đổi hình dạng và kích thước của NST. Tóm lại, dù theo phương thức nào, loài mới cũng không xuất hiện với một cá thể nhất định mà phải là một quần thể hay nhóm quần thể, tồn tại và phát triển như một mắc xích trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Bài 3: Nêu các nhân tố tiến hóa chi phối quá trình hình thành loài và vai trò cơ bản của mỗi nhân tố đó.

                                                          Hướng dẫn giải

a) Các nhân tố: quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li.

b) Vai trò:

b1- Quá trình đột biến: Cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

b2- Quá trình giao phối: Phát tán đột biến, tạo ra nguyên liệu thứ cấp (biến dị tổ hợp).

b3- Chọn lọc tự nhiên: Đào thải tổ hợp gen kém thích nghi, giữ lại các tổ hợp gen thích nghi.

b4- Các cơ chế cách li: Tạo điều kiện phân hóa nhanh các tổ hợp gen mới thích nghi, cách li sinh sản với quần thể gốc.

Hình thành loài cùng khu vực địa lí

Ví dụ về hình thành loài bằng con đường sinh thái

1.1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái

a. Hình thành loài bằng cách li tập tính

  • Trong cùng một khu phân bố, các quần thể của loài có thể gặp các điều kiện sinh thái khác nhau
  • Ví dụ: quá trình hình thành loài cá

Ví dụ về hình thành loài bằng con đường sinh thái

b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái

  • Trong các điều kiện sinh thái khác nhau đó, chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện sinh thái tương ứng, dần dần dẫn đến cách li sinh sản rồi thành loài mới.
  • Ví dụ sự hình thành loài mới bằng con đường sinh thái của các quần thể thực vật sống ở sông Vônga

1.2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa

P: cá thể loài A (2nA) x cá thể loài B (2nB)

G: nA                           nB

F1: (nA + nB) → không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ)

GF1: (nA + nB)             (nA + nB)

F2: (2nA + 2nB)

(thể song nhị bội) → có khả năng sinh sản hữu tính (hữu thụ)

  • Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố, mẹ → không tạo các cặp tương đồng → quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra không bình thường
  • Lai xa và đa bội hóa tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố, mẹ → tạo được các cặp NST tương đồng → quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường → con lai có khả năng sinh sản hữu tính. Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái → loài mới hình thành
  • Ví dụ: Sự hình thành lúa mì hiện đại nhờ quá trình lai xa và đa bội hoá

2. Bài tập minh họa

Phân biệt các hình thức hình thành loài mới trong tự nhiên?

Hướng dẫn giải

a. Hình thành loài bằng con đường địa lí

– Ví dụ: Loài chim sẻ ngô có khả năng phân bố rộng, đã tạo ra 3 nòi địa lý chính: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc, nòi Ấn Độ. Tiếp giáp giữa Châu Âu và Ấn Độ hay giữa Ấn Độ và Trung Quốc có dạng lai tự nhiên

– Nguyên nhân: Khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau → tạo ra sự sai khác vốn gen

– Cơ chế hình thành loài mới: Phân hóa tạo ra sự khác biệt vốn gen của các quần thể trong quần thể gốc ban đầu, hạn chế trao đổi vốn gen gây hiện tượng cách li đại lí ⇒ cách li sinh sản giũa các cá thể trong quần thể ⇒ Hình thành loài mới 

– Đặc điểm của từng con đường:

  • Trải qua nhiều dạng trung gian
  • Ở khu vực tiếp giáp các dạng trung gian chưa phân hóa loài mới vẫn có khả năng trao đổi vốn gen với nhau
  • Tốc độ hình thành lời mới chậm
  • Tác động của yếu tố ngẫu nhiêu làm tăng cường sự phân hóa vốn gen ⇒ Tăng sự hình thanh loài mới

– Đối tượng xảy ra:

  • Động vật có năng di chuyển
  • Xảy ra ở động vật có khả năng  tán bào tử hạt giống

b. Hình thành loài bằng con đường sinh thái

  • Ví dụ: Các loài thực vật sống ở bãi bồi sông Vonga rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể tương ứng sống ở phía trong bờ sông này. Tuy nhiên, chúng vẫn khác nhau về đặc tính sinh thái, vì phải thích nghi với mùa lũ nên thực vật ở bãi bồi sông có chu kỳ sinh trưởng muộn hơn, ra hoa kết hạt trước khi lũ về. Do vậy, các nòi sinh thái bãi bồi không giao phấn với các nòi tương ứng ở phía trong bờ sông
  • Nguyên nhân: Trong cùng một vu vực địa lí nhưng bị phân chia thành nhiều ổ sinh thái với các điều kiện khác nhau, tự đó các ổ sinh thái sẽ chọn lọc các các thể của quần thể là khác nhau. Tạo các quần thể có vốn gen phù hợp với từng ổ sinh thái
  • Cơ chế hình thành loài mới: Phân hóa vốn gen theo ổ sinh thái ⇒ Hình thành nòi sinh thái ⇒ cách li (,…) ⇒ hình thành loài mới 
  • Đặc điểm của từng con đường: Tốc độ hình thành lời mới chậm và trải qua nhiều dạng trung gian
  • Đối tượng xảy ra: Động vật ít di chuyển, chủ yếu xảy ra ở thực vật

c. Hình thành loài  bằng các đột biến lớn

– Ví dụ: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ

– Nguyên nhân: Do các tác nhận gây đột biến gây tác động

– Cơ chế hình thành loài mới: Do sự biến đổi vật chất di truyến của loài

– Đặc điểm của từng con đường: 

  • Gồm (đa bội hóa khác nguồn , đa bội cùng nguồn, tái cấu trúc NST)
  • Xảy ra ở thực vật và ít xảy ra ở động vật

– Đối tượng xảy ra: Chỉ xảy ra ở thực vật. Không xảy ra ở động vật

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tại sao lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật?

Câu 2: Cách li địa lí là gì? Nêu vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới. Nếu không có sự cách li địa lí thì loài mới có thể hình thành bằng con đường nào khác không?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả nhanh nhất là bằng con đường

A. cách li tập tính

B. lai xa kết hợp đa bội hóa

C. sinh thái

D. cách li địa lí

Câu 2: Khi nói về con đường hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hóa, có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định dưới đây?

(1) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra chủ yếu ở các loài thực vật.

(2) Diễn ra 1 cách tương đối nhanh chóng và qua nhiều bước trung gian chuyển tiếp.

(3) Góp phần hình thành loài mới trong cùng khi vực địa lí vì sự sai khác và NST nhanh chóng dẫn đến sự cách li sinh sản.

(4) Con lai xa sau khi đa bội hóa được gọi là thể tứ bội hữu thụ.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3: Cơ sở di truyền của quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là:

A. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của 2 loài bố, mẹ

B. Hai bộ NST đơn bội khác loài trong cùng 1 tế bào nên gay khó khăn cho sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST, do vậy làm cản trở quá trình phát sinh giao tử

C. Nhờ lai xa đã tạo ra cơ thể lai có sự tổ hợp bộ NST đơn bội của cả 2 loài nhưng bất thụ. Sự đa bội hóa giúp quá trình giảm phân của cơ thể lai xa diễn ra bình thường và cơ thể lai xa có khả năng sinh sản hữu tính

D. Cơ thể lai xa thực hiện việc duy trì và hát triển nòi giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây liên quan đến quá trình hình thành loài mới là không đúng?

A. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ trong hàng vạn, hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra tương đối nhanh chóng trong một thời gian không dài lắm

B. Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là 1 quần thể hay mọt nhóm quần thể tồn tại và phát triển như một mắt xích trong hệ sinh thái và đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của CLTN

C. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài mới thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật, cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp và việc đa bội hóa thường gây chết

D. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và con đường sinh thái luôn luôn diễn ra hoàn toàn độc lập với nhau

Câu 5: Tại sao từ 1 loài lại có thể hình thành loài khác hoặc 1 vài loài khác nhau trong khi nó vẫn chiếm địa bàn sinh sống như cũ?

A. Do đột biến

B. Do ngoại cảnh thay đổi

C. Do áp lực của chọn lọc

D. Do quá trình đột biến, giao phối và CLTN theo con đường phân li

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá
  • Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài như thế nào
  • Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học và các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ