Ví dụ về biện pháp chống bán phá giá

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Bán phá giá là gì? Cách xác định về các biện pháp chống bán phá giá?

Tư vấn pháp luật

Bán phá giá là gì? Cách xác định về các biện pháp chống bán phá giá? Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá.

Một trong những cơ sở mà một quốc gia cần chuẩn bị để có thể sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập sau khi gia nhập những tổ chức thương mại quốc tế là hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống bán phá giá.

1. Bán phá giá là gì?

Khái niệm hành vi bán phá giá

– Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Các sản phẩm bán vào một thị trường với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất thì được xem là bán phá giá và có thể phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt. Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với những bạn hàng khác trên thị trường thế giới. Mục tiêu là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu chính trị.

– Biện pháp bán phá giá có thể được vận dụng với tư cách phản ứng ngắn hạn để đối phó với tình hình suy thoái trong nước, nghĩa là sản lượng dư ra được bán đổ bán tháo ở nước ngoài, hoặc với tư cách một chiến lược dài hạn để thâm nhập thị trường xuất khẩu hoặc đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường.

Khi các công ty bán phá giá đã chiếm được địa vị vững chắc trên thị trường, họ thường tăng giá lên để tạo ra lợi nhuận. Cho dù được vận dụng với mục đích nào, biện pháp bán phá giá vẫn bị coi là hình thức buôn bán không công bằng và bị các hiệp định thương mại, chẳng hạn Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan cấm áp dụng.

Sản phẩm bán phá giá

Điều 2, Hiệp định Thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – gatt [1994] [Hiệp định ADP] đã đưa ra định nghĩa cụ thể về một sản phẩm bán phá giá.

Một sản phẩm bị coi là bán phá giá khi đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó.

Bên cạnh đó, nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng trong nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường thì sản phảm đó cũng bị coi là bán phá giá.

Trong trường hợp không thể so sánh với các sản phẩm khác do các nguyên nhân như không có sản phẩm tương tự, không thể có sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt thị trường hoặc số lượng sản phẩm đó được tiêu dùng trong nước quá nhỏ thì biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.

Xem thêm: Chế tài của pháp luật đối với các doanh nghiệp bán phá giá

2. Bán phá giá tiếng Anh là gì?

– Bán phá giá trong tiếng Anh là Dumping.

– Định nghĩa về bán phá giá trong tiếng anh được hiểu là:

Dumping is a fundamental concept of international trade. Products sold into a market at a price below cost of production are considered dumped and may be subject to investigation and punishment. Dumping is a combination of measures to sell down certain export products to compete but effectively with other customers on the world market. The goal is to defeat rivals, dominate foreign markets or earn urgent foreign currency, sometimes even political goals.

– Một số thuật ngữ tiếng anh phổ biến trong cùng lĩnh vực kinh tế như:

1 Agent Đại lý, đại diện
2 Abatement cost Chi phí kiểm soát; chi phí chống [ô nhiễm]
3 Ability and earnings Năng lực và thu nhập
4 Ability to pay Khả năng chi trả
5 Advantage Lợi thế
6 Acceptance Chấp nhận thanh toán
7 Account Tài khoản
8 Advance Tiền ứng trước
9 Advance Corporation Tax [ACT] Thuế doanh nghiệp ứng trước
10 Advertising Quảng cáo
11 Aggregate Tổng số, gộp
12 Amortization Chi trả từng kỳ
13 Analysis Phân tích
14 Annual capital charge Chi phí vốn hàng năm
15 Asset Tài sản
16 Association of South East Asian Nations [ASEAN] Hiệp hội các nước Đông nam Á.
17 Average Số trung bình
18 Average product Sản phẩm bình quân
19 Average productivity Năng suất bình quân
20 Average revenue Doanh thu bình quân

3. Cách xác định về các biện pháp chống bán phá giá?

Thứ nhất, điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

Theo quy định của Hiệp định về chống bán phá giá- GATT 1994 của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:

Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá[với biên độ phá giá không thấp hơn 2%]

Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:

Xem thêm: Chống bán phá giá là gì? Quy định về chống bán phá giá?

Biên độ phá giá = [Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu]/Giá Xuất khẩu
Trong đó:

Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu [hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này];
Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu [hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên].

Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kểhoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước [gọi chung là yếu tố “thiệt hại”]

Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống bán phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

-Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại[nguy cơ rất gần]; -Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể;

-Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa [ví dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…]

Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên

Tùy thuôc vào việc mỗi quốc gia có thể sử dụng các phương pháp khác nhau đẻ xác định mối quan hệ này. Ví dụ: sự trùng hợp về thời gian giữa việc bán giá và thiệt hại xảy ra, các phân tích. kinh tế để xác định mức tăng trưởng của ngành sản xuất nội địa nếu như không có việc bán phá giá của hàng nhập khẩu…..

Thứ hai, các biện pháp chống bán phá giá

Xem thêm: Phá vỡ giả là gì? Sử dụng nhiều biến số khác nhau để giảm thiểu Phá vỡ giả

Căn cứ vào Hiệp định thực thi điều vi của hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT [1994] theo đó bao gồm các biện pháp như sau:

Một là, các biện pháp tạm thời

– Các biện pháp tạm thời chỉ được phép áp dụng nếu:

[i] việc điều tra đã được bắt đầu theo đúng qui định, việc này đã được thông báo cho công chúng và các bên hữu quan đã được tạo đầy đủ cơ hội để đệ trình thông tin và đưa ra nhận xét;

[ii] kết luận sơ bộ đã xác nhận rằng có việc bán phá giá và có dẫn đến gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và

[iii] các cơ quan có thẩm quyền hữu quan kết luận rằng cần áp dụng các biện pháp này để ngăn chặn tổn hại đang xảy ra trong quá trình điều tra.

– Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới hình thức: thuế tạm thời hoặc tối ưu hơn là áp dụng dưới hình thức đảm bảo – bằng tiền đặt cọc hoặc tiền đảm bảo – tương đương với mức thuế chống phá giá được dự tính tạm thời và không được cao hơn biên độ phá giá được dự tính tạm thời. Việc đình chỉ định giá tính thuế cũng là một biện pháp tạm thời thích hợp với điều kiện phải chỉ rõ mức thuế thông thường và mức thuế chống bán phá giá được dự tính và việc tạm đình chỉ định giá tính thuế này cũng phải tuân thủ theo các điều kiện được áp dụng cho các biện pháp tạm thời khác.

– Các biện pháp tạm thời không được phép áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra.

Xem thêm: Định giá để bán phá giá là gì? Những ảnh hưởng của định giá ăn cướp

– Việc áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hạn chế ở một khoảng thời gian càng ngắn càng tốt và không quá 4 tháng; khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩu đại diện cho một tỉ lệ đáng kể khối lượng thương mại liên quan, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định kéo dài thời gian áp dụng không quá 6 tháng. Trong quá trình điều tra, nếu như cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem liệu một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá có thể loại bỏ tổn hại phát sinh hay không, khoảng thời gian trên có thể tương ứng là 6 và 9 tháng.

Hai là, các biện pháp khác [dài hạn]

– Cam kết về giá

Các thủ tục có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt mà không áp dụng bất cứ biện pháp tạm thời hay thuế chống phá giá nào nếu như các nhà xuất khẩu có cam kết ở mức thoả đáng sẽ điều chỉnh giá của mình hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực đang điều tra để các cơ quan có thẩm quyền thấy được rằng tổn hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ. Khoản giá tăng thêm khi cam kết về giá như vậy không được cao hơn mức cần thiết để có thể loại bỏ biên độ bán phá giá. Khuyến khích việc chỉ yêu cầu mức tăng giá thấp hơn biên độ bán phá giá nếu như mức đó đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước.

Không được phép yêu cầu hoặc chấp nhận cam kết về giá của các nhà xuất khẩu trừ khi các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đã có quyết định sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá và có tổn hại do việc bán phá giá đó gây ra.

Cam kết giá được đưa ra có thể không được chấp nhận nếu như các cơ quan có thẩm quyền xét thấy việc chấp nhận đó không mang tính thực tế, ví dụ như vì lý do số lượng các nhà xuất khẩu thực sự hoặc tiềm năng quá lớn hoặc vì các lý do khác, bao gồm cả các lý do liên quan đến chính sách chung. Nếu như trường hợp đó xảy ra và nếu như có thể thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho các nhà xuất khẩu biết lý do tại sao họ lại coi việc chấp nhận đề nghị đó là không thích hợp và trong chừng mực có thể sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu được phản biện.

Nếu như một cam kết được chấp nhận thì quá trình điều tra về bán phá giá và tổn hại sẽ vẫn được hoàn thành nếu như nhà xuất khẩu muốn và cơ quan có thẩm quyền quyết định như vậy. Trong trường hợp đó, nếu như kết luận là không có việc bán phá giá hoặc không có tổn hại thì cam kết về giá sẽ tự động kết thúc, trừ khi kết luận đó là kết quả của cam kết về giá hiện hành. Trong trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu duy trì cam kết trong một khoảng thời gian hợp lý phù hợp với các qui định của Hiệp định này. Trong trường hợp quyết định khẳng định có việc bán phá giá và tổn hại, cam kết về giá sẽ được tiếp tục phù hợp với các qui định của Hiệp định này.

Cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu có thể gợi ý cho nhà xuất khẩu đưa ra cam kết về giá, tuy nhiên nhà xuất khẩu sẽ không bị buộc phải đưa ra cam kết về giá. Việc các nhà xuất khẩu không đưa ra cam kết hoặc không chấp nhận đề nghị đưa ra cam kết sẽ không ảnh hưởng gì đến việc xem xét trường hợp đó. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền có quyền cho rằng đe doạ gây ra tổn hại sẽ lớn hơn nếu như việc bán phá giá hàng nhập khẩu được tiếp tục.

Các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu các nhà xuất khẩu đã có cam kết giá được chấp nhận phải cung cấp các thông tin định kỳ liên quan đến việc hoàn thành cam kết đó và việc xác định độ xác thực của các thông tin liên quan. Trong trường hợp có vi phạm đối với cam kết, các cơ quan có thẩm quyền tại Thành viên nhập khẩu có quyền sử dụng các thông tin tốt nhất sẵn có để nhanh chóng áp dụng các hành động, trong đó bao gồm áp dụng ngay các biện pháp tạm thời theo đúng các qui định của Hiệp định này.

Trong trường hợp đó, thuế ở mức nhất định có thể được áp dụng theo đúng Hiệp định này đối với các sản phẩm được đưa vào tiêu thụ không sớm hơn 90 ngày trước khi bắt đầu áp dụng các biện pháp tạm thời, với điều kiện việc áp dụng hồi tố như vậy không được áp dụng cho hàng được nhập khẩu trước khi có vi phạm cam kết về giá.

– Đánh thuế và thu thuế chống bán phá giá

Quyết định về việc có đánh thuế chống bán phá giá hay không sau khi tất cả các điều kiện để có thể đánh thuế đã được đáp ứng và quyết định xem liệu mức thuế chống bán phá giá sẽ tương đương hay thấp hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu quyết định. Việc đánh thuế trên lãnh thổ của tất cả các Thành viên, không nên cứng nhắc và nên áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức thuế thấp hơn này đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước.

Khi thuế chống phá giá được áp dụng đối với một sản phẩm nào đó, thuế đó sẽ được thu theo mức hợp lý đối với mỗi trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại, trừ những nguồn đã có cam kết về giá được chấp nhận theo như qui định tại Hiệp định này. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ nêu rõ tên các nhà cung cấp sản phẩm liên quan.

Tuy nhiên, nếu như có nhiều nhà cung cấp từ cùng một nước và việc nêu tên các nhà sản xuất này không thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền có thể chỉ nêu tên nước liên quan. Nếu như có nhiều nhà cung cấp từ nhiều nước, cơ quan có thẩm quyền có thể nêu tên tất cả các nhà cung cấp hoặc, nếu như không thể làm như vậy, thì nêu tên các nước liên quan.

Mức thuế chống bán phá giá không được phép vượt quá biên độ bán phá giá được xác định

Khi thuế chống bán phá giá được thu trên cơ sở hồi tố, việc quyết định nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá cuối cùng sẽ được thực hiện càng nhanh càng tốt, thông thường trong khoảng 12 tháng và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ sau ngày quyết định được mức thuế chống bán phá giá phải nộp. Tất cả các khoản hoàn thuế đều phải được tiến hành nhanh chóng và trong khoảng thời gian không vượt quá 90 ngày kể từ ngày xác định được nghĩa vụ thuế cuối cùng phải nộp theo như qui định tại đoạn này. Trong mọi trường hợp, nếu như việc hoàn thuế không được thực hiện trong vòng 90 ngày thì các cơ quan có thẩm quyền phải giải thích khi được yêu cầu.

Khi thuế chống bán phá giá được xác định cho giai đoạn tương lai thì phải có qui định hoàn thuế nhanh chóng đối với những khoản nộp vượt quá biên độ phá giá khi được yêu cầu. Việc hoàn thuế đối với khoản thuế nộp vượt quá biên độ phá giá thực tế đó thông thường phải được tiến hành trong vòng 12 tháng và trong mọi trường hợp không được muộn hơn 18 tháng kể từ ngày nhà sản xuất sản phẩm chịu thuế chống bán phá giá đó gửi đơn yêu cầu kèm theo các đầy đủ bằng chứng. Khi đã được cho phép hoàn thuế, việc hoàn thuế thông thường phải được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày đưa ra quyết định đó.

Để quyết định có hoàn thuế hay không và nếu có thì ở mức nào trong trường hợp giá xuất khẩu được xây dựng như được qui định, các cơ quan có thẩm quyền phải tính đến thay đổi về trị giá thông thường, về chi phí phát sinh giữa giai đoạn nhập khẩu và bán lại hàng hóa, biến động về giá bán lại mà được phản ánh bởi giá bán sau đó, phải tính toán giá xuất khẩu không có khấu trừ đối với mức thuế chống bán phá giá đã nộp nếu như bằng chứng mang tính quyết định đã được cung cấp.

Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền hạn chế phạm vi điều tra như qui định, các mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu của các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không thuộc diện điều tra không được vượt quá các mức sau:

[i] số bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất được lựa chọn điều tra; hoặc

[ii] trong trường hợp nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá được tính toán trên cơ sở trị giá thông thường trong tương lai thì không được vượt mức chênh lệch giữa số bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất với giá xuất khẩu của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không thuộc diện điều tra,với điều kiện là các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực thi qui định tại khoản này sẽ không xét tới các trường hợp biên độ bán phá giá bằng không hoặc ở mức không đáng kể hoặc mức biên độ được xác định theo quy định. Các cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng mức thuế riêng cho mỗi trường hợp hoặc áp dụng trị giá thông thường đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không thuộc diện điều tra nhưng đã cung cấp các thông tin cần thiết trong quá trình điều tra như đã qui định.

Nếu một sản phẩm phải chịu thuế chống bán phá giá tại Thành viên nhập khẩu, các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng xem xét lại để có thể quyết định biên độ phá giá cho từng trường hợp đối với những nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không tiến hành xuất khẩu hàng hóa đó sang Thành viên nhập khẩu vào thời gian tiến hành điều tra với điều kiện là các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất này phải chứng minh được rằng mình không có liên hệ gì với các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu đang phải chịu thuế chống bán phá giá này.

Việc xem xét lại nói trên phải được tiến hành trên cơ sở khẩn trương hơn so với việc định thuế thông thường và các thủ tục rà soát tại Thành viên nhập khẩu. Không được phép đánh thuế chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất đang thuộc diện xem xét lại. Tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền có quyền giữ mức định thuế và/hoặc yêu cầu bảo lãnh để có thể đảm bảo được rằng nếu như việc xem xét lại đưa đến kết quả là phải đánh thuế đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất này thì thuế chống bán phá giá đó có thể được thu trên cơ sở hồi tố tính từ ngày bắt đầu việc xem xét lại.

Video liên quan

Chủ Đề