Hiến tế bào gốc là gì

Tế bào gốc là tế bào có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Là một công cụ trong hệ thống sửa chữa của cơ thể, khi được đưa vào các bộ phận khác nhau, tế bào gốc có thể phân chia không giới hạn để láp đầy những thiếu hụt tế bào của bộ phận đó chừng nào cơ thể còn sống.
Ghép tế bào gốc tạo máu, thường được gọi là ghép tủy, là một trong những tiến bộ nổi bật nhất trong y học hiện đại. Phương pháp điều trị này mang đến cơ hội sống cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý huyết học và một số bệnh lý khác ngoài chuyên khoa Huyết học. Ghép tế bào gốc tạo máu là 1 trong 10 thành tựu y học nổi bật của Việt Nam trong những năm vừa qua.


I. Tại sao phải ghép TBG?
Ghép TBG tạo máu là một phương pháp hỗ trợ cho điều trị hóa chất liều cao hay tia xạ để tiêu diệt một cách nhanh chóng và triệt để các tế bào ung thư. Đa hóa trị liệu và xạ trị là những vũ khí có hiệu quả nhất chống lại bệnh ung thư, nhưng chúng không chỉ tiêu diệt các tế bào bệnh mà còn tiêu diệt cả tế bào lành của cơ thể người bệnh. Hậu quả là rất nhiều tế bào bình thường như tế bào gốc cũng bị tiêu diệt trong quá trình điều trị. Do đó, “cứu vãn” bằng ghép TBG giúp bệnh nhân sản xuất ra được các tế bào máu mới thay thế các tế bào bị phá hủy trong quá trình điều trị hóa chất và tia xạ.

II. Tế bào gốc có thể lấy được từ nhiều nguồn
– Tủy xương: chủ yếu lấy từ xương cánh chậu; kỹ thuật này khá đơn giản, an toàn. Hiếm khi có biến chứng. Cần phải gây mê toàn thân. Người hiến hồi phục hoàn toàn từ thủ thuật này sau vài ngày và cơ thể người hiến sẽ sản xuất tổ chức tủy xương mới thay thế phần đã thu gom.
– Máu ngoại vi: sử dụng yếu tố kích thích sinh máu để huy động tế bào gốc ra máu ngoại vi, sau đó gạn tách và thu gom TBG bằng máy tách tế bào; phương pháp này phổ biến trong ghép TGB tự thân. Thuốc có thể có tác dụng phụ như: đau cơ, đau đầu, buồn nôn hay khó ngủ; nhưng các triệu chứng phụ này sẽ hết sau 2-3 ngày khi ngừng thuốc.
Đây là một phương pháp hiện đại, với nhiều ưu điểm: đơn giản, không đau, dễ thực hiện do không cần gây mê, chủ động trong việc thu thập một lượng Tế bào gốc, tế bào gốc tinh sạch hơn, không lẫn những thành phần khác [như hạt mỡ, cặn xương…]. Thường được tiến hành trong 4-6 giờ, trong quá trình gạn tách, người hiến có thể có các biểu hiện các triệu chứng như: gai rét, tê quanh môi và chuột rút ở tay.
Với ghép đồng loại, gạn tách và thu gom tế bào gốc từ máu ngoại vi không có sự ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến.
– Tế bào máu cuống rốn: nguồn này có lượng tế bào gốc không nhiều do đó thường dùng để ghép cho bệnh nhi.

III. Các phương pháp ghép tế bào gốc
– Ghép tế bào gốc tự thân :
+ Là phương pháp lấy tế bào gốc từ chính bệnh nhân để ghép lại cho họ.
+ Có thể áp dụng cho một số bệnh lý huyết học như Đa u tủy xương, U lympho ác tính và các bệnh lý tự miễn, bệnh Amylodosis và nhiều bệnh lý thuộc các chuyên khoa khác như Ung thư, ngoại khoa, thần kinh, nội tiết, da liễu…
– Ghép tế bào gốc đồng loại :
+ Là phương pháp ghép tế bào gốc bằng cách lấy tế bào gốc từ anh em ruột hay từ người không cùng huyết thống nhưng phù hợp HLA để ghép cho bệnh nhân.
+ Phương pháp này có thể áp dụng để điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh máu ác tính như: Lơxêmi cấp, Lơxêmi kinh, U lympho ác tính, Hội chứng Rối loạn sinh tủy, Đa u tủy xương; hoặc không ác tính như: Suy tủy xương, Thalassemia, Đái Huyết sắc tố kịch phát ban đêm, một số bệnh lý huyết sắc tố khác…
* Hiện nay, Viện Huyết học- Truyền máu TW đã áp dụng Ghép tế bào gốc tự thân để điều trị cho các bệnh nhân bị một số bệnh lý như Đa u tủy xương, U lympho ác tính…; ghép Tế bào gốc đồng loại để điều trị Suy tủy xương, Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, Lơ xê mi cấp và kinh và rối loạn sinh tủy…Trong thời gian tới sẽ mở rộng cho những nhóm bệnh lý khác nữa.

IV. Quy trình tiến hành gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi
Tuyển chọn người khỏe mạnh để đảm bảo chiết tách đủ số lượng tế bào gốc tối thiểu cần truyền cho người bệnh là ≥ 3 x106 tế bào CD34 +/kg cân nặng người bệnh nếu ghép đồng loại. Tuyển chọn người bệnh [ đa u tủy xương, U lympho không Hodgkin và Hodgkin . Lơ xê mi cấp dòng tủy ] đủ tiêu chuẩn ghép để gạn tế bào gốc với số lượng ≥ 2×106 tế bào CD34 +/kg nếu ghép tự thân
1. Chỉ Định
– Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị bệnh: Đa u tủy xương, U lympho không Hodgkin. Hodgkin và lơ xê mi cấp dòng tủy ….
– Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài điều trị các bệnh máu: Suy tủy xương . Lơ xê mi cấp và kinh dòng bạch cầu hạt. Rối loạn sinh tủy…
2. Chống chỉ định
2.1. Đối với người hiến tế bào gốc
– Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
– Tuổi dưới 10 hoặc trên 60
– Cân nặng dưới 20kg
– Có bệnh lý về gan, thận, phổi và tim
– Mắc các bệnh lý ác tính khác có nguy cơ tái phát hay tiến triền trong vòng 5 năm
2.2. Đối với bệnh nhân
– Tuổi trên 65 đối với đa u tủy xương và U lympho ác tính trên 50 tuổi đối với Lơ xê mi cấp
– Thể trạng người bệnh kém
– Người bệnh không đáp ứng với hóa chất khi điều trị vòng 2 hoặc không đạt lui bệnh hoàn toàn đối với nhóm lơ xê mi cấp
– Người bệnh có các bệnh lý về gan , thận, phổi và bệnh tim
– Người nhà và người bệnh không đồng ý ghép
3. Chuẩn bị
3.1. Người thực hiện:
– Bác sĩ
– Điều dưỡng
– Kỹ thuật viên
3.2. Phương tiện – Hóa chất
– Buồng bệnh
– Bơm tiêm
– Máy tách tế bào
– Máy bảo quản âm sâu tế bào gốc
– Hóa chất xét nghiệm : làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, HLA , Sinh hóa, Vi sinh…
– Thuốc G –CSF , can xi, dung dịch Natriclorid 0.9%
3.3. Người hiến tế bào gốc
– Được giải thích kỹ về mục đích tiến hành kiểm tra lựa chọn và quy trình tiến hành gạn tách tế bào gốc. Người cho tế bào gốc được theo dõi và kiểm tra định kỳ trong và sau khi tiến hành gạn tế bào gốc.
3.4. Phiếu xét nghiệm
– Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và túi tế bào gốc
– Sinh hóa
– HLA cho ghép tủy
– Phiểu xét nghiệm HBV, HCV, HIV.
– Anti CMV [IgG, IgM] anti EBV [IgG,IgM]
– Phiếu siêu âm
– Đếm CD34 máu ngoại vi và túi tế bào gốc
– Các xét nghiệm đặc thù khác tỷ lệ tế bào gốc , cấy túi tế bào gốc
4. Các bước tiến hành
Bước 1: Kiểm tra xét nghiệm HLA người cho và người nhận. Nếu phù hợp thì tiến hành bước 2.
Bước 2: Kiểm tra lâm sàng người cho và người nhận về tim, phổi, thần kinh… các xét nghiệm máu; chức năng gan, thận, các yếu tố lây nhiễm…; các xét nghiệm phân tích nước tiểu, điện tim, siêu âm tim…
Bước 3: Chuẩn bị khối tế bào gốc cho ghép:
– Huy động tế bào gốc của người cho: tiêm thuốc kích bạch cầu G-CSF với liều 10 μg/kg/ngày. Đếm số lượng bạch cầu và số lượng tế bào CD34+ hàng ngày. Nếu số lượng tế bào CD34+ > 10 tế bào/ml thì tiến hành thu thập tế bào gốc máu ngoại vi.
– Thu thập tế bào gốc máu ngoại vi bằng máy tách tế bào trong túi tế bào gốc. Kết thúc thu gom khi số lượng CD34+ > 3×106/kg cân nặng.
– Lưu trữ tế bào gốc máu ngoại vi ở nhiệt độ -1960C trong nitơ lỏng hoặc nhiệt độ 2-80C trong vòng 72 giờ.


5. Tác dụng phụ và xử trí
– Tác dụng phụ ở người hiến khi sử dụng G-CSF : đau xương, đau đầu, tăng LHD, acid uric, tăng huyết áp, lách to. Xử trí bằng giảm đau, hạ huyết áp.
– Tác dụng phụ ở người hiến trong khi thu gom tế bào gốc: đau đầu, tê vùng môi, chuột rút, rét run . Xử trí bằng truyền canxi, corticoid.

Câu hỏi: Chào bác sỹ ạ. Em đang có ý định hiến tủy cho một người bạn nhưng em thắc mắc về chuyện sau khi hiến tủy, em có ảnh hưởng gì về sinh đẻ và sức khoẻ sau này không vậy bác sỹ?

Trả lời:

BS. Nguyễn Thị Hòa-Bác sĩ đa khoa-Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết;

Trước tiên rất cảm kích trước tấm lòng hảo tâm của bạn. Bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:

Hiến máu và tủy xương là một quá trình tự nguyện, là sự đồng ý cho phép các Bác sĩ để thu hút các tế bào gốc máu từ máu hoặc tủy xương cho việc cấy ghép.

Nguy cơ nghiêm trọng nhất xảy ra với người hiến tặng có liên quan đến việc sử dụng và ảnh hưởng của gây mê trong phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, có thể cảm thấy mệt mỏi hay yếu và gặp khó khăn khi đi bộ, các khu vực nơi tủy xương được lấy ra có thể cảm thấy đau trong một vài ngày. Có thể sẽ cần thuốc giảm đau để giảm khó chịu. Người hiến tủy có thể sẽ trở lại với thói quen bình thường trong vòng một vài ngày, nhưng có thể mất một vài tuần để hoàn toàn bình phục.

Hiến tế bào gốc máu ngoại vi:

Những rủi ro của loại hình hiến tế bào gốc này là tối thiểu. Trước khi tặng, người hiến sẽ được tiêm một loại thuốc làm tăng số lượng của các tế bào gốc trong máu. Thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như đau xương, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn và ói mửa. Các triệu chứng này thường biến mất trong vòng một vài ngày sau khi ngừng tiêm.

Đối với việc hiến tặng, sẽ có một ống thông [mỏng, ống nhựa] được đặt trong một tĩnh mạch ở cánh tay. Nếu các tĩnh mạch trong tay là quá nhỏ hoặc có những bức thành mỏng, có thể cần phải có một ống thông được đưa vào một tĩnh mạch lớn hơn ở ngực, cổ hoặc ở háng. Điều này hiếm khi gây tác dụng phụ, nhưng biến chứng có thể xảy ra bao gồm không khí bị mắc kẹt giữa phổi và thành ngực [tràn khí màng phổi], chảy máu và nhiễm trùng. Trong thời gian đóng góp, có thể cảm thấy chóng mặt hoặc có ớn lạnh, tê hoặc ngứa ran xung quanh miệng, và chuột rút. Sẽ biến mất sau khi tặng.

Hiến tủy xương:

Thu thập các tế bào gốc từ tuỷ xương là một loại phẫu thuật và được thực hiện trong phòng điều hành. Sẽ được gây mê cho thủ tục. Kim sẽ được chèn qua da và vào xương để rút tủy ra. Quá trình này thường mất 1-2 giờ. Sau khi tủy xương được thu thập, sẽ được đưa đến phòng hồi sức trong khi thuốc tê. Sau đó, có thể được đưa đến một căn phòng bệnh viện nơi mà các nhân viên điều dưỡng có thể theo dõi. Khi đang hoàn toàn tỉnh táo và có thể ăn và uống, sẽ được xuất viện.

Trong hiến, máu được lấy thông qua một ống thông trong tĩnh mạch ở cánh tay. Máu được gửi thông qua một máy tính sẽ đưa ra các tế bào gốc. Phần còn lại của máu sau đó trả lại cho thông qua một tĩnh mạch ở cánh tay khác. Quá trình này được gọi là apheresis. Phải mất 2-6 giờ và được thực hiện như một thủ tục ngoại trú. Thường sẽ trải qua 2-4 phiên apheresis, tùy thuộc vào có bao nhiêu tế bào gốc máu là cần thiết.

Điều kiện hiến tặng:

Người cho tủy – Phức hợp phù hợp mô chính MHC6

Phức hợp phù hợp mô chính hay còn gọi là kháng nguyên bạch cầu người HLA.

Phức hợp này bao gồm một nhóm gene nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 6, gồm 3 loại gene, tạo ra các kháng nguyên hệ HLA, gồm 2 loại chính:

- Kháng nguyên lớp I gồm các sản phẩm gene ở các locus A, B, C

- Kháng nguyên lớp II gồm các sản phẩm gene ở các locus D, DR, DQ và DP.

Các kháng nguyên lớp I được xác định bằng phương pháp huyết thanh học nên được gọi là kháng nguyên SD [Serum determined]. Còn các kháng nguyên HLA-D được xác định bằng phản ứng nuôi cấy bạch cầu hỗn hợp.

Các bạch cầu lymphô thường mang cả 2 loại kháng nguyên trên. Một số lớn các tế bào khác chỉ mang kháng nguyên lớp I tức kháng nguyên SD.

Kháng thể HLA xuất hiện chủ yếu do truyền máu, mang thai, ghép tổ chức hay do tiêm truyền bạch cầu ở những người tình nguyện. Sự khác biệt kháng nguyên hệ HLA của cơ thể cho và nhận càng lớn thì hiện tượng thải ghép xảy ra càng nhanh. Do đó, muốn mảnh ghép sống lâu trong cơ thể thì cần có sự giống nhau về kháng nguyên HLA của cơ thể cho và nhận.

Trên đây là những thông tin để bạn tham khảo. Để biết thêm thông tin bạn có thể tìm hiểu thêm tại Trung tâm tế bào gốc của Viện Huyết học truyền máu Trung ương hoặc Trung tâm tế bào gốc Vinmec.


BS. Nguyễn Thị Hòa

Video liên quan

Chủ Đề