Từ nhiều nghĩa là gì ví dụ

Một từ có thể chứa nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh trong câu. Tuy nhiên, cách phân biệt nghĩa chính, nghĩa phụ vô cùng phức tạp và khó hiểu.

Tiếng Việt là một trong các ngôn ngữ phức tạp nhất thế giới. Lý do bởi sự đa dạng về từ ngữ cũng như cách kết hợp. Ngoài việc có nhiều biện pháp tu từ thì tiếng Việt còn khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Ngoài ra còn được dùng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Để hiểu hơn về từ nhiều nghĩa cũng như cách phân biệt các nghĩa với nhau hãy cùng đọc bài viết sau của nhanvan.vn nhé!

I. Khái niệm từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa hay từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng. Hiện tượng nhiều nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.

Trong tiếng Việt, từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Và các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Hay nói một cách khác, một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa.

Một từ thường sẽ có nghĩa gốc và nhiều nghĩa phụ

Thông thường, từ nhiều nghĩa sẽ có một nghĩa đen và một hay nhiều nghĩa bóng:

1. Nghĩa đen

Là nghĩa chính, nghĩa gốc của từ. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và thông thường nó không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh.

2. Nghĩa bóng

 Là nghĩa có sau [nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ], được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong ngữ cảnh đặt ra.

Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng

Ví dụ 1: Từ “đi” là một từ nhiều nghĩa, nó vừa có nghĩa là dịch chuyển bằng hai chân như trong câu “Tôi đi học mỗi ngày cùng anh trai”. Nhưng nó cũng có nghĩa là chết như trong câu “Cậu ấy ra đi không một lời trăn trối

Ví dụ 2: “Ăn” là một từ có rất nhiều nghĩa, cụ thể như:   

Ăn cơm: Cho cơm/thức ăn vào miệng để nuôi sống cơ thể

Ăn cưới: Đến chúc mừng, chung vui cùng cô dâu chú rể trong ngày cưới

Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng mặt trời cho thấm vào , nhiễm vào.

Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên thông qua những bức ảnh khi chụp.

Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

3. Nguyên nhân tồn tại từ nhiều nghĩa

Nguyên nhân tồn tại của từ nhiều nghĩa là do số lượng từ nhiều trong khi số lượng khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng nhau mặc dù không trùng khít. Hiện tượng từ nhiều nghĩa tồn tại cả ở cả thực từ và hư từ, mặc dù hư từ [như các từ: do, bởi, vì, mà v.v] là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa.

II. Một số phân loại từ nhiều nghĩa

1. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển

Ở cách phân chia này, người ta dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa là nghĩa gốc là nghĩa có trước, còn nghĩa chuyển là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc. Tuy nhiên, nếu xét về tính ứng dụng, không phải lúc nào nghĩa gốc cũng là nghĩa phổ biến nhất.

Ví dụ như từ “bạc”:

[1] Đời bạc: Mỏng manh, ít ỏi, không trọn vẹn

[2] Lễ bạc lòng thành: Ít ỏi, sơ sài

[3] Ăn ở bạc với bố mẹ: Không nhớ ơn nghĩa, không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau.

Ở ví dụ trên nghĩa [1] của từ “bạc” là nghĩa từ nguyên có gốc là tiếng Hán. Nghĩa [2] và [3] là được phái sinh từ nghĩa [1]. Thế nhưng trong tiếng Việt hiện đại, nghĩa [3] mới là nghĩa phổ biến và được dùng nhiều nhất.

Một từ có thể có nhiều nghĩa chuyển khác nhau

2. Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực

Dựa vào nghĩa của từ đã thực sự mang tính ổn định, thống nhất chưa hay chỉ đúng trong một số tình huống nào đó để có thể phân biệt được nghĩa. Nói cho dễ hiểu thì một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định. Nghĩa không thường trực nghĩa là nghĩa rất hay trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ.

Ví dụ như trong câu: “Áo trắng em đến trường, cùng đàn chim ca rộn ràng. Từng làn gió vờn tóc em, kỷ niệm buồn vui ngập tràn.

Trong câu trên từ “áo trắng” đang nói đến nữ sinh. Và trong thực tế nó chỉ mang nghĩa này trong một số trường hợp nhất định. Từ đó, ta có thể nói từ “áo trắng” mang nghĩa không thường trực.

III. Phương pháp hình thành từ nhiều nghĩa

1. Phương pháp ẩn dụ

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính,… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

Ví dụ như từ “lá”. Thông thường “lá” được dùng theo nghĩa gốc là chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, đa phần có dáng mỏng. Tuy nhiên, khi từ “lá” được mở rộng nghĩa ra sẽ thành các từ có như lá gan, lá đơn, lá cờ,… Sự chuyển nghĩa ở trên có lý do tương đồng, như lá cờ là vật làm bằng vải, có bề mặt mỏng như lá cây.

2. Phương pháp hoán dụ

Hoán dụ là phương thức làm biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác, dựa trên mối liên hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng.

Ví dụ như từ “Nhà trắng” sẽ được hiểu theo nghĩa thông thường là từ dùng để chỉ chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm. Tuy nhiên, hiểu theo một nghĩa khác thì đây là từ chỉ một ngôi nhà được sơn màu trắng.

Một từ thường sẽ có nghĩa gốc và nhiều nghĩa phụ

IV. Cách phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Trong khi đó, từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Cụ thể hơn, từ nhiều nghĩa khác từ đồng âm ở chỗ các từ nhiều nghĩa thường có một nét nghĩa chung hay nói cách khác chúng có cùng một nguồn gốc, sau đó mới chia tách ra như hiện tại.

Thông qua bài viết này, nhanvan.vn hy vọng rằng các bạn đã có thể dễ dàng phân biệt được các nghĩa của từ cũng như biết nhận dạng từ nào là từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Từ đó, có cách sử dụng từ thích hợp, chính xác trong từng câu văn.

Trong tiếng Việt có rất nhiều lớp từ mà chúng ta được học từ tiểu học cho đến phổ thông. Như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, từ gợi liên tưởng hay từ nhiều nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho chúng ta hiểu được từ nhiều nghĩa là gì?. Nghĩa chuyển và nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa và phân biệt được chúng trong câu văn. Sau đó, giúp chúng ta lấy được các ví dụ về các từ nhiều nghĩa.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Từ nhiều nghĩa là gì? Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa

Các ví dụ về từ nhiều nghĩa có trong bộ phận con người và động vật

Răng: Là phần xương cứng màu trắng mọc trên hàm dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.

Mũi: Là bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống dùng để thở và ngửi.

Tai: Là bộ phận ở hai bên đầu người và động vật dùng để nghe.

=> Răng, mũi, tai chính là nghĩa gốc là những nghĩa ban đầu của vật. Còn nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau lại hoàn toàn khác so với từ gốc:

Có thể bạn quan tâm:  Danh từ là gì? Sử dụng trong câu như thế nào mới đúng?

“Răng của chiếc cào 

Làm sao nhai được?

Mũi thuyền rẽ nước 

Thì ngửi cái gì?

Cái ấm không nghe

Sao tai lại mọc?”

Những từ in đậm răng, mũi, tai được hình thành trên cơ sở của các từ gốc. Và những răng cào, mũi thuyền, tai ấm: là những từ mang nghĩa chuyển. Tuy nhiên các từ gốc và từ đồng nghĩa đều có điểm giống nhau:

  • Răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng
  • Mũi: Cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước
  • Tai: Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên

Qua việc phân tích những nét nghĩa của các từ gốc và từ chuyển nghĩa chúng ta thấy: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

Vậy từ nhiều nghĩa là gì? Từ nhiều nghĩa là những từ có một nghĩa gốc và một hay một vài nghĩa chuyển. Nghĩa gốc chính là nghĩa ban đầu của từ, còn nghĩa chuyển là nghĩa được suy ra từ nghĩa gốc.

Đọc thêm bài viết: Liên kết câu và liên kết đoạn văn – Cách sử dụng hiệu quả

Những ví dụ về từ nhiều nghĩa

– Mắt: + Đôi mắt của bé mở to. => Từ mắt mang nghĩa gốc

 + Quả na mở mắt. => Từ mắt là từ mang nghĩa chuyển

– Chân: + Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. => Từ chân là từ nghĩa chuyển

   + Bé đau chân. => Từ chân mang nghĩa gốc

Có thể bạn quan tâm:  Giáo án Văn 6 cả năm đầy đủ

– Đầu:  + Khi viết em đừng ngoẹo đầu. => Từ đầu mang nghĩa gốc

            + Nước suối đầu nguồn rất trong. => Từ đầu là từ nghĩa chuyển

Một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ gốc

– Lưỡi: nghĩa gốc là là bộ phận đón và nếm thức ăn ở động vật, ở người còn dùng để phát âm thanh. Nghĩa chuyển của từ lưỡi: Lưỡi dao, lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi búa, lưỡi rìu,…

– Miệng: Là một phận của mặt người hoặc phần trước tiên của động vật dùng để ăn, nói, hót, kêu,… Nghĩa chuyển: Miệng bát, miệng núi lửa, miệng bình,…

– Cổ: Mang nghĩa gốc là bộ phận nối phần đầu với thân của cơ thể người và động vật. Nghĩa chuyển: Cổ tay, cổ lọ, cổ chai,…

Trên đây là định nghĩa và một số ví dụ để hiểu được từ nhiều nghĩa là gì. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo ở đây để giải thích thêm cho các em học sinh hiểu. Nếu cần cung cấp thêm thông tin gì xin mời để lại yêu cầu dưới phần bình luận.

Video liên quan

Chủ Đề