Game stop là gì

Các giao dịch điên cuồng đã đẩy giá trị của nhà bán lẻ trò chơi điện tử lên mức 20 tỷ USD, gấp 14 lần so với cách đây một tháng. Giá tăng quá nhanh và các giao dịch cổ phiếu kịch tính đã thu hút nhiều sự chú ý, kể cả Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ [SEC].

Các nhà đầu tư cá nhân đã công khai nổi dậy chống lại các quỹ đầu cơ, những tổ chức đã nhìn GameStop sớm muộn gì cũng đi theo con đường của các cửa hàng băng đĩa. GameStop đã thua lỗ 5 trong 6 quý vừa qua, doanh thu giảm 30% trong quý gần nhất.

Cổ phiếu GameStop tăng vọt 70% trong một ngày, đóng cửa ở mức 325 USD, đánh dấu một tuần đầy biến động trên Phố Wall với mức tăng hơn 400%. Các nhà đầu tư cá nhân cũng nhận ra rằng, nếu giá cổ phiếu tăng, các quỹ đầu tư khổng lồ đặt cược giá cổ phiếu đi xuống sẽ sai lầm. Họ buộc phải mua cổ phiếu và sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu tăng cao hơn nữa.

Giao dịch tương tự cũng xảy ra với AMC Entertaiment, BlackBerry và Nokia...

Tại sao cổ phiếu GameStop lại tăng?

Hiện tượng GameStop bắt đầu từ tháng 8 năm ngoái, khi Ray Cohen, đồng sáng lập công ty cung ứng thú cưng trực tuyến Chewy tiết lộ rằng ông đang nắm giữ phần lớn cổ phần trong công ty.

Với những thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử, Cohen nói rằng sẽ dẫn dắt GameStop tập trung vào bán hàng kỹ thuật số, thể thao điện tử và chơi game di động.

Đầu tháng này, GameStop đã bổ nhiệm Cohen và hai cựu giám đốc điều hành khác của Chewy vào hội đồng quản trị với nhiệm vụ chuyển đổi doanh nghiệp thành một đế chế kỹ thuật số.

Cổ phiếu đã tăng gần gấp đôi trong tuần sau thông báo.

GameStop "short squeeze" là gì?

Những người tuyên bố mua cổ phiếu GameStop đã coi những nỗ lực của họ như một cuộc nổi loạn tài chính.

Hồi đầu năm, GameStop là một trong những công ty mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư bán khống - họ đặt cược vào một công ty và kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi giá cổ phiếu công ty đó giảm.

Để bán khống một công ty, người bán thường vay một lượng cổ phiếu bán nó ngay sau đó với ý định sẽ mua lại cổ phiếu khi giá giảm. Người bán sẽ trả lại cổ phiếu cho tổ chức họ đã vay và bỏ túi phần chênh lệch giá.

Nhưng nếu người bán khống tính sai và giá cổ phiếu tăng, họ vẫn sẽ phải trả lại số cổ phiếu đã vay của mình. Họ buộc phải mua cổ phiếu với giá cao hơn, hiện tượng này gọi là "short squeeze". Trong tình huống này, những người bán khống cố gắng cắt lỗ và mua cổ phiếu. Điều này có thể đẩy chu kỳ tăng giá thậm chí còn cao hơn.

Trong trường hợp của GameStop, một số quỹ đầu cơ đã bán khống cổ phiếu này khi giá của nó dưới 20 USD. Đến ngày 29/1, giá cổ phiếu đã lên tới 325 USD.

Khi các nhà đầu tư khác mua một cổ phiếu để đẩy giá cổ phiếu lên gây tổn hại cho những người bán khống, đó gọi là "short squeeze". Đây là những gì các nhà đầu tư cá nhân [trong WallStreetBets] dường như đã làm để phòng ngừa các quỹ đầu cơ bán khống.

Các công ty môi giới đã phản ứng với cơn điên cổ phiếu như thế nào?

Khi GameStop và các cổ phiếu khác bắt đầu lao dốc, các công ty môi giới hàng đầu đã chuyển sang hạn chế giao dịch - một quyết định khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân tức giận. GameStop đã giảm hơn 44%, đóng cửa ở mức 194 USD.

Interactive Brokers đã đưa ra hạn chế với giao dịch cổ phiếu GameStop, nói rằng các vị thế mua cổ phiếu sẽ cần tỷ lệ ký quỹ 100% và các vị thế bán sẽ yêu cầu ký quỹ 300%, vô thời hạn.

Robinhood cũng thực hiện hành động tương tự để kiềm chế GameStop và các công ty khác như AMC, BlackBerry, Express, Koss, Nokia và Naked Brand Group.

Ít nhất 7 công ty môi giới bao gồm TD Ameritrade, Robinhood, E-Trade, Charles Schwab, Fidelity Investments, Vanguard và Interactive Brokers đã trải qua sự cố gián đoạn dịch vụ, mà nhiều người cho rằng là do khối lượng giao dịch tăng cao.

Nhà đầu tư phản ứng ra sao?

Nhiều nhà đầu tư giao dịch trên Robinhood, Interactive Brokers và các nền tảng khác nhận thấy tài khoản của họbị hạn chế sau đợt bán tháo GameStop. Kể từ đó, Robinhood thông báo rằng họ sẽ cho phép "mua có giới hạn" GameStop và các cổ phiếu khác nhưng các nhà đầu tư đã báo cáo những hạn chế này lên cơ quan chức năng.

Một số đã đệ đơn kiện chống lại Robinhood, cáo buộc công ty môi giới chặn quyền mua cổ phiếu GameStop lên Tòa án. Đơn kiện cũng nói rằng Robinhood đã cố tình hạn chế các giao dịch để chiếm đoạt lợi nhuận của các nhà đầu tư, thao túng thị trường… Phát ngôn viên của Robinhood từ chối bình luận.

Hành động của quan chức Chính phủ?

Thư ký báo chí Nhà trắng Jen Psaki nói rằng Bộ trưởng Bộ Tài chính Janet Yellen và những người còn lại trong nhóm kinh tế chính quyền Biden đang theo dõi tình hình. Ủy ban chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ [SEC] cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ sự biến động giá cực mạnh của một số cổ phiếu và cam kết bảo vệ các nhà đầu tư cá nhân.

Các thành viên Đảng Dân chủ trong các ủy ban Hạ viện và Thượng viện giám sát ngành dịch vụ tài chính cho biết họ dự định tổ chức các phiên điều trần về vấn đề này. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren [D-Mass.] đã gửi thư yêu cầu Chủ tịch SEC - Allison Herren Lee xem xét hoạt động thị trường ảnh hưởng đến GameStop và các công ty giao dịch công khai khác, đồng thời cảnh báo rằng "việc thao túng giá cổ phiếu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và tác động của việc sụp đổ kinh tế liên quan đến đại dịch".

Bộ trưởng Tư pháp Texas - Ken Paxton thông báo trong một tweet hôm thứ Sáu rằng ông đang mở cuộc điều tra về Robinhood, Discord và các quỹ đầu cơ mà ông đã cáo buộc gian lận trên thị trường tự do để thu lợi cho Phố Wall.

Mức tăng giá chóng mặt của cổ phiếu GameStop vừa qua đã khiến nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, giới đầu tư chuyên nghiệp thiệt hại nặng. Nó làm lộ một thực tế: những nhà đầu tư nhỏ lẻ khi liên kết lại có thể đủ sức làm thay đổi luật chơi ở Phố Wall.

  • Nhà đầu tư tránh bán tháo chứng khoán không cần thiết

  • Thị trường chứng khoán Mỹ trước hy vọng về một năm 2021 khởi sắc hơn

  • Tâm lý lạc quan tiếp sức cho đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ

Cổ phiếu GameStop đang tạo ra những chấn động trên phố Wall. Ảnh: NYT

Khi “chàng tí hon David quật ngã gã khổng lồ Goliath”

Tháng này là quãng thời gian điên rồ với cổ phiếu của GameStop, với mã chứng khoán là GME. Sau khi đứng quanh mức giá 18 USD hồi đầu năm, giá cổ phiếu GameStop đã tăng gấp đôi chỉ trong 4 ngày và tiếp tục đà tăng phi mã, lên mức đỉnh 347,51 USD/cổ phiếu vào ngày 26/1. Đến phiên giao dịch ngày 28/1, cổ phiếu của hãng bán lẻ trò chơi điện tử này giảm 44%, xuống còn 193,60 USD/cổ phiếu. Nhưng so với thời điểm đầu năm, cổ phiếu của GameStop đã tăng 928%.

GamesStop không phải là cái tên mới. Hãng đã thua lỗ triền miên trong nhiều năm qua và được dự báo không có lãi cho đến năm 2023. Giá trị vốn hóa thị trường của công ty này rớt xuống mức đáy 300 triệu vào tháng 08/2019. Nhiều chuyên gia dự báo về “cái chết” đang chờ đợi GameStop trên sàn. Đây cơ hội cho giới đầu cơ nhảy vào kiếm lời bằng cách bán khống [short selling].

Về cơ bản, bán khống là hành động mượn trước cổ phiếu giá cao để bán đi và mua lại khi nó xuống giá thấp, lợi nhuận kiếm được là mức giá chênh lệch. Giá cổ phiếu của một công ty xuống càng thấp, bên bán khống càng thu lời lớn. GME là một trong những mã cổ phiếu bị bán khống nhiều nhất trên Phố Wall thời gian gần đây.

Đi cùng với bán khống là “bán non” [short squeeze]. Đó là một tình huống mà ở đó giá cổ phiếu hay hàng hoá [có nhiều vị thế bán] tăng mạnh, buộc người bán khống phải kết thúc vị thế bán của mình bằng cách mua lại để cắt lỗ. Xu thế này càng tạo thêm sức ép tăng giá cho cổ phiếu hay hàng hoá đó mà trước đó họ đã bán khống.

Bán non là những gì mà nhiều quỹ đầu tư và giới đầu tư chuyên nghiệp phải nếm trái đắng trong vụ GameStop. Lực lượng tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến này là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhà đầu tư mới, nghiệp dư. Họ liên kết, tụ hợp nhau thông qua các nền tảng mạng xã hội như Reddit, Discord, Facebook hay Twitter. Họ rủ nhau bơm tiền vào chứng khoán, thu lời và cùng có chủ đích “đánh sập” số được cho là nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Số tiền giới đầu tư nghiệp dư bỏ ra không nhiều, có thể chỉ dưới 1.000 USD/người, nhưng sức mạnh của họ thì không thể xem nhẹ. Bởi chỉ tính riêng diễn đàn Reddit đã có tới hơn 430 triệu thành viên trên toàn cầu, họ thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có chứng khoán.

Cổ phiếu của GameStop cùng với AMC Holdings và BlackBerry Ltd. được họ đặc biệt chú ý, với hàng trăm nghìn bình luận trên các nền tảng mạng xã hội kể từ đầu tháng 1 vừa qua và trở thành những cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên sàn chứng khoán Mỹ.

Trong cuộc chiến với nhà đầu tư “mạng xã hội” nay, các quỹ đầu tư, giới đầu tư chuyên nghiệp đã hứng chịu tổn thất lớn. Chiến lược đánh xuống với mã GME đã khiến họ mất 23,6 tỉ USD tính từ đầu năm cho đến kết thúc phiên giao dịch ngày 27/1. Tên tuổi của một số “ông lớn” dính đòn đau cũng đã bắt đầu lộ diện.

Điển hình là Quỹ Đầu tư Mạo hiểm Melvin Capital Management, với tổn thất hơn 3,7 tỉ USD tính từ đầu năm đến ngày 29/1, chủ yếu là do đặt cược sai, bán khống một số cổ phiếu, nổi bật là GME. Maplelane Capital LLC, một quỹ đầu tư mạo hiểm tại New York, cũng là một nạn nhân khác. Khởi đầu năm 2021 với tổng số vốn 3,5 tỉ USD, giá trị tài sản của quỹ này đến ngày 27/1 chỉ còn chưa đến 30%, cũng bởi nguyên nhân chính là đánh xuống GME, sau đó buộc phải mua lại.

“Chủ nghĩa dân túy” trên thị trường chứng khoán và sự vào cuộc của chính quyền

Sức mạnh trên Phố Wall đang có sự dịch chuyển. Nhà đầu tư nhỏ lẻ là người chiến thắng, ít nhất là ở thời điểm hiện nay. Trong câu chuyện của GameStop, có vai trò rất quan trọng của mạng xã hội, mà điển hình nhất là cộng đồng Reddit, thông qua tính chất lan truyền nhanh. Với GME, nhà đầu tư “mạng xã hội” đã quyết đấu với giới tinh hoa phố Wall bằng mọi giá.

Theo Paddy Hirsch, người quản trị Podcast chuyên mục “The Indicator From Planet Money” của Đài phát thanh quốc gia Mỹ [NPR], những thành viên Reddit hành động không hẳn hoàn toàn là vì tiền. Ở đây có xự hiện diện của một xu hướng dân túy trong tâm trí của những nhà giao dịch nhỏ lẻ, họ hành động dựa trên các dòng bình luận trên Reddit. Số này đôi khi chỉ muốn “chỉ thẳng mặt” Phố Wall.

Trên Reddit, một thành viên của diễn đàn wallstreetbets chuyên về chứng khoán ngày 28/1 viết rằng: “GME là cách để gửi đi một thông điệp: Vì tất cả những cơn suy thoái mà họ [Phố Wall] gây ra. Vì tất cả những người bị mất việc làm nhà cửa. Vì tất cả những người không thể trả được khoản vay học đại học do mức lương tối thiểu cứ đứng im, còn giới tài chính Phố Wall thì giàu lên trông thấy…”.

Một thành viên khác trong diễn đàn viết rằng, những nhà giao dịch Reddit là một phần của một phong trào phản kháng. Đó không phải là cuộc chiến nhằm vào các tỉ phú, giới nhà giàu, mà là phản kháng chống lại các quy định bất công, bất bình đẳng, lỗi thời, một sân chơi không công bằng vốn là thứ tràn ngập ở Phố Wall.

Một số người khác nêu quan điểm, họ lấy làm tự hào được là một phần trong mảnh ghép lịch sử này, họ quan niệm “hãy gọi đó là cơ hội, gọi đó là đòn báo thù hay công lý. Chúng ta đang ở phía lẽ phải trong cuộc chiến này”.

Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN

Đứng trước việc giá cổ phiếu của GameStop cùng với AMC Holdings và BlackBerry, một số nền tảng trung gian đã tuyên bố hạn chế giao dịch với cổ phiếu tăng nóng này. Nền tảng Interactive Brokers cho biết sẽ không cho phép khách hàng lựa chọn vị thế mới đối với 3 cổ phiếu nêu trên, khẳng định khách hàng không được phép vay ký quỹ cho vị thế mua, còn vị thế bán sẽ yêu cầu ký quỹ 300% cho đến khi có thông báo mới. Robinhood cũng hạn chế giao dịch cổ phiếu tăng nóng gần đây, trong đó có GameStop, AMC, BlackBerry, Bed Bath & Beyond, Express, Koss, Naked Brand và Nokia.

Hành động can thiệp này ngay lập tức gặp phải chỉ trích. Trên tài khoản Twitter cá nhân, Hạ nghị sĩ Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez nói rằng việc làm này là không thể chấp nhận được, bởi không thể có quyết định ngăn chặn nhà đầu tư nhỏ lẻ mua cổ phiếu, nhưng lại để cho các quỹ đầu tư mạo hiểm tự do giao dịch cổ phiếu nếu thấy lợi nhuận.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz bày tỏ sự đồng tình, với dòng tweet “hoàn toàn đồng ý” với bà Ocasio-Cortez. Cựu Tổng thống Donald Trump nói rằng các công ty công nghệ, truyền thông lớn rốt ráo vào cuộc chỉ sau một ngày chủ yếu là vì âm mưu bảo vệ các quỹ đầu tư và gọi đó là “một hệ thống lỗi”.

Chính giới Mỹ cũng bắt đầu lưu ý tới hiện tượng GameStop. Trả lời câu hỏi của phóng viên ngày 28/1, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho biết các nhà tạo lập thị trường đang theo sát diễn biến trên thị trường, gắn với biến động của các cổ phiếu như và sẽ có biện pháp bảo vệ nhà đầu tư nếu thị trường điều chỉnh mạnh.

Thượng nghị sĩ Sherrod Brown, người sắp nằm chức Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng tại Thượng viện, cùng ngày cho biết, ông có kế hoạch triệu tập phiên điều trần tại Ủy ban về “thực trạng hiện nay trên thị trường chứng khoán”.

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cho rằng đã đến lúc Ủy ban Chứng khoán & Sàn giao dịch Mỹ [SEC] cùng với giới lập pháp tài chính can dự vào vấn đề trên. Theo bà, đã đến lúc chính quyền Tổng thống Joe Biden “dọn dẹp” lại các thị trường tài chính, ra các quy định kiểm soát các quỹ đầu tư mạo hiểm, bởi số này cùng với các công ty quản lý tài sản, nhà đầu tư giàu có trong nhiều năm qua có ý biến thị trường chứng khoán thành “sòng bạc” của riêng họ, trong khi số còn lại người chịu thua thiệt.

Hoài Thanh/Báo Tin tức [NPR, AP, Bloomberg]

Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều đi lên trong tuần qua

Phần lớn các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 22/1 giảm điểm sau khi ghi nhận các mức cao kỷ lục mới vào đầu tuần, khi các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang gây ra những thiệt hại kinh tế ở châu Ấu và đề xuất của Tổng thống Mỹ về gói kích thích mới vấp phải sự phản đối tại Thượng viện.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Chứng khoán Mỹ,
  • cổ phiếu GameStop,
  • cơn chấn động,
  • sức mạnh phố Wall,
  • tạo dịch cán cân quyền lực,
  • sức mạnh của cộng đồng nhà đầu tư trên mạng xã hội,

Video liên quan

Chủ Đề