Đất sơ đồ 15 là gì

Tranh chấp đất đai là vấn đề thường xuyên xảy ra trong đời sống. Việc tranh chấp đất đai xảy ra phần lớn là do người dân không xác định được rõ ràng ranh giới đất, diện tích đất,…Đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa – nơi mà người dân còn thiếu hiểu biết về pháp luật. Tình trạng tranh chấp đất giữa các hộ gia đình giáp nhà nhau là điều không còn xa lạ. Việc trích lục thửa đất và trích lục bản đồ địa chính là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề này.

Vậy trích lục thửa đất là gì?

Trích lục thửa đất hay trích đo thực địa là việc sao chép và thể hiện lại thông tin của một thửa đất. Cung cấp thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí của thửa đất nhằm giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền về đất đai như tặng cho, mua bán, thừa kế đất đai,… Bên cạnh đó trích lục thửa đất cũng giúp nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình quản lý đất đai, trong tiến hành các thủ tục thu hồi đất; giao đất; cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất.

Nếu như trích lục thửa đất chỉ thể hiện thông tin của một thửa đất nhất định, thì trích lục bản đồ địa bao gồm thông tin của một thửa đất và một khu vực đất. Trích lục thửa đất là bản can vẽ trên giấy hoặc trên bản đồ kỹ thuật số mô tả chính xác ranh giới, phạm vi một khu vực đất nhất định nào đó lên bản đồ địa chính. Thông qua bản trích lục bản đồ địa chính, cơ quan nhà nước quản lý về đất đai cũng như người sử dụng đất biết rõ vị trí tọa lạc, số thứ tự thửa đất, số tờ bản đồ, số thửa; địa chỉ thửa đất; diện tích, mục đích sử dụng, tên chủ sở hữu thửa đất; các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất; bản vẽ thửa đất [sơ đồ, chiều dài cạnh thửa], và các công trình khác liên quan, hệ thống giao thông, thủy lợi, sông, suối, …

Tuy nhiên, cần lưu ý trích lục bản đồ địa chính không được coi là một văn bản pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất. Bản đồ địa chính chỉ là cơ sở cung cấp các thông tin, đặc điểm về một thửa đất hoặc một khu vực đất nhất định. Bản đồ địa chính được quản lý  bởi Văn phòng đăng ký đất đai, đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Vậy tại sao phải trích lục bản đồ địa chính?

Như đã nói ở trên trích lục bản đồ địa chính không chỉ giúp cơ quan nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình quản lý đất đai, tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến đất. Mà thông qua bản trích lục này, người sử dụng đất được cung cấp đầy đủ thông tin về thửa đất, khu vực đất thuộc quyền sở hữu của mình, từ đó họ có thể dễ dàng thực hiện các quyền của mình đối với đất đai và hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình sử dụng đất.

Dưới đây là một số trường hợp cụ thể cần trích lục thửa đất và trích lục bản đồ địa chính thửa đất.

  • Trường hợp đất chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo thửa đất

Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013, quy định trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo địa chính thửa đất thì Văn phòng đăng ký đất đai có nghĩa vụ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với thửa đất, khu vực đất đó.

  • Trường hợp Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu đến cơ quan nhà nước quản lý về đất đai

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất quy định: Nếu trong quá trình xin giao đất, thuê đất, người dân có yêu cầu cần trích đo địa chính thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm phải thực hiện. Bên cạnh đó với những nơi đã có bản đồ địa chính, thì cơ quan tài nguyên môi trường cũng có nhiệm vụ cung cấp trích lục bản đồ địa chính.

  • Trường hợp giữa những người sử dụng đất xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản liên quan

Trong giải quyết tranh chấp đất đai, trích lục bản đồ địa chính là căn cứ quan trọng để xác định một cách rõ ràng, chính xác nhất ranh giới, diện tích đất. Từ đó, biết được cụ thể ranh giới đất của mỗi hộ đến đâu, cơ quan nhà nước tiến hành so sánh diện tích đất trên trích lục bản đồ địa chính so với diện tích đất trên thực tế có sự chênh lệch nhau không, người nào có diện tích đất trên thực tế lớn hơn so với trên bản đồ địa chính, thì người đó có thể đang có dấu hiệu lấn chiếm đất. Thông qua đó cơ quan nhà nước cũng như người sử dụng đất có cơ sở để giải quyết các tranh chấp này.

  • Trường hợp ranh giới đất bị mờ hoặc bị mất

Đây là trường hợp không hiếm gặp ở các khu vực trung du và miền núi. Ở những vùng này sau thời gian dài sử dụng, đường phân giới hạn giữa các thửa đất có thể bị mờ hoặc bị mất. Khi đó, cơ quan nhà nước quản lý về đất đai sẽ thông qua trích lục bản đồ địa chính để xác định được giới hạn từng thửa đất, nhiều trường hợp còn dùng để xác định tính chất đất. Từ đó có thể xác định được lại mốc ranh giới.

  • Trường hợp thực hiện các quyền của người sử dụng đất, như chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất,…

Khi người sử dụng đất thực hiện các giao dịch đối với đất đai thì trích lục bản đồ địa chính là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ thủ tục tiến hành. Trích lục bản đồ địa chính là cơ sở để người sử dụng đất biết diện tích, hình dáng, vị trí,.. của thửa đất trên thực tế mà mình giao dịch.

  •  Trường hợp cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, đăng kí đất đai, tài sản gắn liền với đất,…

Căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của chính phủ về Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất, quy định: Đối với đất chưa có bản đồ địa chính thì trước khi tiến hành xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký khi đăng ký đất đai; hoặc trong trường hợp đất không có giấy tờ theo quy định ở Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 100 Luật Đất đai 2013 phải xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. Thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp [nếu có]. Như vậy khi tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng kí đất đai, tài sản gắn liền với đất,… cần phải trích lục bản đồ địa chính.

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Quốc tế DSP. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn qua Hotline: 089.661.6767 hoặc gửi qua Email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật Quốc tế DSP.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Sơ đồ thửa đất là phần thông tin được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [sau đây gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất]. Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin, số liệu trên thực tế của thửa đất.

Sơ đồ thửa đất bao gồm các thông tin được quy định tại Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể như sau:

- Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;

- Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc - Nam;

- Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;

- Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó.

Những trường hợp không thể hiện sơ đồ thửa đất gồm:

- Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;

- Đất xây dựng công trình theo tuyến.

Đọc sơ đồ thửa đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hướng dẫn thể hiện và đọc sơ đồ thửa đất được quy định tại mục 1 Phụ lục số 02, ban hành kèm Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT. Cụ thể như sau:

a] Sơ đồ thửa đất được thể hiện trên cơ sở bản đồ địa chính hoặc bản trích đo địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác đã được sử dụng để cấp Giấy chứng nhận. Nội dung sơ đồ gồm: hình thể thửa đất; chiều dài các cạnh thửa đất; số thửa hoặc tên công trình giáp ranh; chỉ dẫn hướng Bắc - Nam; chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất chi tiết, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình có liên quan đến thửa đất.

Cạnh thửa đất thể hiện bằng đường nét liền khép kín; kích thước cạnh thửa đất thể hiện trên sơ đồ theo đơn vị mét [m], được làm tròn đến hai [02] chữ số thập phân; [Hình 1, Hình 3, Hình 4]. Trường hợp thửa đất có nhiều cạnh thửa, không đủ chỗ thể hiện chiều dài các cạnh thửa trên sơ đồ thì đánh số hiệu các đỉnh thửa bằng các chữ số tự nhiên theo chiều kim đồng hồ và lập biểu thể hiện chiều dài các cạnh thửa tại vị trí thích hợp bên cạnh sơ đồ [Hình 2].

Trường hợp thửa đất có ranh giới là đường cong thì thể hiện tổng chiều dài đường cong đó và không thể hiện tọa độ đỉnh thửa [Hình 3].

b] Sơ đồ thửa đất thể hiện trên Giấy chứng nhận không theo tỷ lệ cố định. Căn cứ vào kích thước thửa đất trên bản đồ [hoặc bản trích đo địa chính] có thể phóng to hoặc thu nhỏ theo tỷ lệ đồng dạng để thể hiện cho phù hợp; bảo đảm kích thước tối thiểu của sơ đồ thể hiện trên Giấy chứng nhận không nhỏ hơn 05cm2.

Trường hợp thửa đất có kích thước của chiều dài lớn hơn nhiều lần kích thước của chiều rộng mà khi thu nhỏ theo tỷ lệ đồng dạng, làm cho chiều rộng của thửa đất bị thu hẹp đến mức không đủ chỗ để thể hiện thông tin thì thể hiện chiều dài của thửa đất theo tỷ lệ khác với chiều rộng nhưng phải đảm bảo không làm thay đổi dạng hình học của thửa đất [Hình 4].

c] Chỉ giới quy hoạch sử dụng đất được thể hiện bằng đường nét chấm liên tục và mũi tên chỉ hướng phạm vi quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn công trình được thể hiện bằng đường nét 3 chấm xen kẽ nét đứt và mũi tên chỉ hướng phạm vi hành lang an toàn. Mốc giới quy hoạch, mốc giới hành lang an toàn được thể hiện bằng dấu chấm đậm. Ghi chú tên của đường chỉ giới quy hoạch, chỉ giới hành lang an toàn tại vị trí thích hợp trên sơ đồ. [Hình 1].

Hình 1. Sơ đồ thửa đất có hạn chế quyền sử dụng đất


Hình 2. Sơ đồ thửa đất có nhiều cạnh thửa

Hình 3. Sơ đồ thửa đất có cạnh là đường cong


Hình 4. Sơ đồ thửa đất chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng phải thể hiện không đồng nhất tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng

Giá trị pháp lý của sơ đồ thửa đất

Sơ đồ thửa đất thể hiện thông tin về thửa đất được Nhà nước chứng nhận quyền sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tổ chức. Sự chứng nhận đó mang giá trị pháp lý đồng nghĩa với việc người sử dụng thửa đất trên sơ đồ được Nhà nước bảo đảm, bảo vệ quyền lợi đối với thửa đất.

Trong giao dịch về quyền sử dụng đất các bên cần đọc kỹ sơ đồ thửa đất, nắm rõ thông tin để thửa đất được giao dịch trùng khớp với thửa đất trên sơ đồ, từ đó đảm bảo quyền lợi của mình.

//tieudung.thuonghieusanpham.vn/so-do-thua-dat-la-gi-cach-xem-so-do-thua-dat-27985.html

Video liên quan

Chủ Đề