Vận dụng nguyên tắc khách quan trong dạy học

 Nôi dung nguyên tắc

1. Phát biểu nguyên tắc:

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng điều kiện khách quan, quy luật khách quan. Đồng thời biết phát huy tính năng động chủ quan của ý thức, Chống chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí. “Mọi nhận thức và hành động phầi xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trộng khách, quan, đồng thời phải phát huy tính năng động của chủ quan”[ Lenin];

Đây là nguyên tắc bao trùm nhất, thể hiên sự thống nhất giữa vật chất và ý thức trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Các nguyên tắc sau đều là những nguyên tắc nhằm thực hiện nguyên tắc khách quan

2. Phân tích nội dung

a. Thế nào là tôn trọng điều kiện khách quan, quy luật khách quan.

Nhận thức đúng đắn điều kiện khách quan, quy luật khách quan. Phải xem xét sự vật như chính nó tồn tại, không bị những yếu tố chủ quan chi phối, cần có phương pháp nhận thức khoa học và tuân theo các nguyên tắc phương pháp luận triết học khác.

Chú ý: Phân biệt điều kiên khách quan, là những yếu tố không phụ thuộc vào chủ thể hoạt động, cả nhũng yếu tố vật chất và tinh thần với cái khách quan, là những yếu tố không phụ thuộc vào đầu óc con người.

- Trong mọi hoạt động, khi đề ra phương hướng hoạt động phải căn cứ vào điều kiện khách quan, quy luật khách quan.

- Khi xác định phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động phải căn cứ vào các quy luật khách quan của sự phát triển của đối tượng tác động và của chính hoat động đó.

- Có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp khi điều kiện khách quan có sự biến đổi.

b. Phát huy tính năng động chủ quan

- Chú ý đến vai trò của tri thức khoa học và vận dụng tri thức khoa học vào cuộc sống

- Phát huy tính tích cực của ý thức, biết tìm tòi phát hiện cái mới,phương pháp mới

- Phát huy tính sáng tạo; biết dự báo dự đoán một cách khoa học, phù hợp quy luật. Phát huy động lực tinh thần của con người trong hoạt động.

b. Chống chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí

Chủ nghĩa chủ quan là cách thức nhận thức và hoạt động chỉ căn cứ vào quan niệm, mong muốn, nguyện vọng, ý chí của chủ thể mà coi thường, bất chấp điều kiện khách quan, quy luật khách quan, Biểu hiện của chủ quan duy ý chí trong nhận thức và hoạt động

+ Về nhận thức: xem xét sự vật chỉ bằng quan niệm, mong muốn của mình, không phù hợp với điều kiện cụ thể.

Ví dụ: Nhận thức về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; nhận thức về giai đoạn phát triển của Việt Nam.

+ Về hoạt động: Đặt mục đích hoạt động không phù họp với điều kiện khách quan.

Ví dụ: Các chính sách, nghị đinh, chỉ tiêu, mục đích không phù hợp, thất bại ở nước ta. [Lấy nhiều ví dụ và phân tích theo nguyên tắc khách quan làm mẫu cho học viên liên hệ].

Nguyên nhân.

+ Trình độ dân trí thấp, hạn chế về tri thức, không nắm bắt được điều kiện, quy luât khách quan.

+ Trình độ lý luận yếu.

+ Chủ quan, nóng vội không chú ý đến điều kiên khách quan.

Cách khắc phục.

+ Phát triển kinh tế- xã hội

+ Năng cao dân trí

+ Nâng cao trình độ lý luận, trước hết cho cán bộ, lãnh đạo.

+ Mở rộng dân chủ, có cơ chế kiểm soát việc đề ra chủ trương, chính sách, nghị định .V. V.

II. sở triết học của nguyên tắc khách quan:

1. Vật chất, Ý thức và mối quan hệ Vật chất và Ý thức

a. Các phạm trù cơ bản

- Vật chất là một phạm trù triết học dùng đế chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người qua cảm giác, được cảm giác chẹp lại, chụp ỉại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác

Để hiểu được nội dung định nghĩa cần tách ra nhũng nội dung sau:

+ “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Do đó, vật chất tồn tại khách quan không phụ thuộc vào đầu óc con người

+ "Thực tại khách quan” là gì? Đó ỉà tất cả những cái có thật ở bên ngoài con người và tổn tại độc ỉập với ý thức con người [Kể cả những cái tồn tại trong thế giới vi mô và vĩ mô mà con người đã biết hoặc chưa biết].

+ Ý thức chỉ là sự phản ánh, chép lại, chụp lại thế giới.khách quan

- Ý thức, bản chất của ý thức

Ý thức là toàn bộ các yếụ tố tinh thần của con người

+ Bản chất của ý thức: là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan bằng bộ não người, là “ thế giới khách quan được chuyển vào đầu óc con người và được cải tạo trong đó”.

Như vậy , Ý thức là kết quả tác động lẫn nhau của thế giới khách quan và bộ não con người.

b. Mối quan hệ vật chất và ý thức

- Tính quyêt định của vật chất

+ Ý thức là kết quả tác động lẫn nhau của 2 dạng vật chất nên chịu sự quyết định cùa cả 2 dạng vật chất đó. Thế giới khách quan quy định nội dung của ý thức, bộ não con người quy định tính chủ thể của ý thức, Tính chủ thế của ý thức bị chi phối bởi kiếu hoạt động thần kinh của con người và các yếu tố tâm lý như: tình cảm, tri thức, nhu cầu, quan niệm, thói quen.... Các yếu to này tạo thành tính chủ quan, chì phối tính khách quan trong quá trình hình thành ý thức, là cơ sở của chủ nghĩa chủ quan trong nhận thức và hoạt động

Tác động trở lại của ý thức theo 2 hướng thúc đấy và kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất.

+ Ý thức muốn tác động phải qua hoạt động của con người. Trong hoạt dộng của con người thì chủ thể giữ vai trò quyết định kết quả hoạt động của họ.

+ Nếu nhận thức và hoạt động của chủ thế phù họp với điều kiện khách quan quy luật khảch quan thì đạt mục đích hoạt động và ngược lại.

+ Ý thức tác động qua hoạt đông qua:

·  Việc xác định mục tiêu, phương hướng, đường loi chủ trương hoạt động mà chủ thể đạt ra.

·  Việc xác đinh phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động của chủ thể.

·  Khả năng sử dụng các điều kiện vật chất, thời gian vật chất, quan hệ vật chất của chủ thể

·  Động lực tinh thần của chủ thế và sức mạnh tinh thẩn của người tham gia hoạt động.

Muốn đạt được mục đích hoạt động thì những yếu tố trên của chủ thể phải phù hợp với điều kiện khách quan, quy luật khách quan. Vì vậy, suy đến cùng, vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định.

c. Sự thống nhất giữa vật chất và ý thức.

- Sự đối lập, phân biệt rạch ròi vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa trong phạm vi hẹp, khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Ở phạm vi này nếu có sự nhầm lẫn giữa vậy chất và ý thức sẽ thay đối lập trường triết học.

- Ngoài phạm vi hẹp trên, nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hồi sự phù hợp giữa vật chất và ý thức.

Trong hoạt động nhận thức, phải có sự phù hợp đó thì mới đạt được chân lý. Trong hoạt động thực tiễn phải có sự phù hợp đó thì kết quả hoạt động mói phù họp với mục đích hoạt động.

Vì vậy quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ cở của nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Khi nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chúng ta thấy rằng vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức lại tác động trở lại đối với vật chất đó là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trên cơ sở mỗi quan hệ biện chứng này, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã rút ra được nguyên tắc khách quan. Vậy cơ sở lý luận và vận dụng của nguyên tắc khách quan trong triết học là gì?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến nguyên tắc khách quan.

Bản chất của nguyên tắc khách quan trong triết học

Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, triết học Mác – Lenin đã rút ra nguyên tắc phương pháp luận là phải xuất phát trừ thực tế khách quan.

Xuất phát từ thực tế khách quan tức là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, chúng ta phải xuất phát từ bản thân sự vật, không thể tùy tiện gán cho sự vật cái mà nó không có hoặc là nó chưa có. Trong hoạt động thì chúng ta phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, mục tiêu, phương hướng thì đều phải xuất phát từ thực tế khách quan. Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người.

Như vậy, xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Có thể khái quát được rằng bản chất của nguyên tắc khách quan đó là khi đánh giá, phân tích sự vật hiện tượng nào đó thì chúng ta phải đánh giá đúng như sự vật thể hiện như vậy. Chúng ta không được gán cho sự vật cái mà nó không có. Khi chúng ta bôi hồng hoặc to đen sự vật là chúng ta vi phạm nguyên tắc khách quan trong đánh giá.

Nội dung nguyên tắc khách quan trong triết học

– Thế nào là tôn trọng điều kiện khách quan, quy luật khách quan?

Mỗi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng như chính sự tồn tại của nó, không bị những tếu tố chủ quan chi phối để nhận thức sai lệch, tô hồng hay bôi đen cho sự vật, cần phải có phương pháp nhận thức thức khoa học và tuân thủ theo các nguyên tắc phương pháp luận trong triết học để luôn tôn trọng điều kiện khách quan.

+ Trong mọi hoạt động, khi đề ra phương hướng hoạt động phải căn cứ vào điều kiện khách quan, quy luật khách quan để đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả và không bị các yếu tố khách quan cản trở.

+ Khi xác định phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động phải căn cứ vào các quy luật khách quan để lựa chọn phương pháp, cách thức phù hợp với từng điều kiện khách quan đảm bảo cho sự phát triển của đối tượng tác động và hoạt động đó theo đúng ý thức của mỗi người.

+ Có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu của bản thân cho phù hợp khi điều kiện khách quan có sự biến đổi để phát huy ý thức của bản thân luôn năng động và sáng tạo trong mọi điều kiện khách quan.

– Phát huy tính năng động chủ quan: theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì ý thức không thụ động mà nó có tính động lập, tương đối với vật chất và nó tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Bản chất của ý thức mang tính năng động, sáng tạo.

+ Tri thức khoa học và vận dụng tri thức khoa học có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Vì tri thức khoa học giúp cho hành động của mỗi người trở đúng quy luật và có hiệu quả hơn.

+ Luôn phát huy tính tích cực của ý thức và tìm tòi cái mới, phương pháp mới. Vì những yếu tố này giúp ta phát triển bật phá, khác biệt so với những cá nhân khác luôn hoạt động theo quy luật mà không chịu đổi mới.

+ Luôn phát huy tính sáng tạo vì sáng tạo mới giúp phát triển trí tuệ và tạo nên đột phá, biết dự đoán một cách khoa học, phù hợp quy luật khách quan khi đó chúng ta có thể đối phó với những biến đổi của quy luật khách quan.

Vận dụng nguyên tắc khách trong hoạt động thực tiễn

– Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: nguyên tắc khách quan đòi hỏi con người trong hoạt động thực tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện hoạt động.

Những đường lối, chủ trương, chính sách của phải xuất phát từ thực tế xã hội trong từng giai đoạn khác nhau. Trong các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trước đây chúng ta luôn xác định điều kiện tất yếu diễn ra cuộc cách mạng từ đó đề ra chủ trương, đường lối phù hợp. Điều kiện khách quan như: sự chín muồi của mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội tạo nên cuộc khủng hoảng về chính trị sâu sắc hay sự vực dậy của nông dân khi bị áp bức, bóc lột quá sức chịu đựng…

– Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam: xuất phát từ việc tôn trọng các điều kiện tất yếu để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, đòi hỏi phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường do vật các sản phẩm, hàng hóa phải được sản xuất dựa trên nền tảng vững chắc của cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại với cơ cấu phù hợp với chi phí có thể bỏ ra của nền kinh tế, tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và vận dụng của nguyên tắc khách quan trong triết học là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề