Giải pháp để nâng cao hiệu quả việc dạy học trực tuyến

Từ học kỳ 2 năm học 2019-2020 đến nay, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, Sở GD và ĐT đã triển khai đồng bộ các giải pháp dạy và học phù hợp tình hình thực tế, trong đó, giải pháp dạy học trực tuyến đã được thực hiện trên toàn tỉnh và bước đầu có kết quả, được Bộ GD và ĐT đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu trong dạy và học trực tuyến.

Giáo viên Trường THPT Nguyễn Khuyến [thành phố Nam Định] chuẩn bị cho một bài giảng trực tuyến.

Ảnh: Do cơ sở cung cấp

Việc triển khai dạy học trực tuyến được thực hiện tại các trường ban đầu cũng có những lúng túng, khó khăn nhất định. Nhưng thầy trò các nhà trường đã dần thích nghi, khắc phục khó khăn và phụ huynh luôn đồng hành cùng con em mình trong quá trình học tập. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] của thầy, trò cũng tăng lên vượt bậc. Học sinh trong quá trình học tương tác với thầy cô, các bạn tốt hơn, hiệu quả hơn. Tại nhiều đơn vị, việc học trực tuyến được duy trì song song với học trực tiếp căn cứ diễn biến tình hình dịch. Các nhà trường thực hiện vừa dạy học vừa kiểm tra, đánh giá trực tuyến, đảm bảo chất lượng, yêu cầu theo Thông tư 09/TT-BGDĐT. Điển hình như Trường THPT Trần Hưng Đạo, một trong những trường đi đầu trong việc dạy học trực tuyến ở thành phố Nam Định. Ngay từ đầu năm học 2019-2020, khi dịch COVID-19 bùng phát, trường đã sớm triển khai dạy học trực tuyến. Để triển khai hiệu quả, Ban giám hiệu trường chú trọng bồi dưỡng đội ngũ, tổ chức nhiều buổi tập huấn để nâng cao trình độ CNTT cho giáo viên như: tập huấn OLM, Office 365, Avina, chuyển đổi số, MIE... và cách tạo câu hỏi tương tác, đề thi thông minh... trên OLM. Qua đó, nhiều thầy cô thành thạo sử dụng I-Spring Suite, Avina là phần mềm chuyên dụng để soạn bài giảng E-learning. Đến thời điểm này, thầy trò nhà trường đã sử dụng thành thạo các hệ thống quản lý dạy học và thi trực tuyến. Còn thầy Vũ Xuân Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Dương [Nam Trực] cho biết: Căn cứ từ thực tế đơn vị, trường thực hiện dạy trực tuyến trên Zoom và giao bài tập trên OLM. Từ kinh nghiệm dạy học trực tuyến thời gian qua cho thấy nếu tổ chức dạy học có tính hệ thống thì hiệu quả của việc học trực tuyến được nâng lên rất nhiều.

Các nhà trường và các thầy cô đã tiếp cận nhanh chóng với các nền tảng dạy học trực tuyến như Zoom, Google Meet… với ưu điểm đảm bảo việc dạy học diễn ra xuyên suốt, không để việc ngừng đến trường mà dừng việc học. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn những khó khăn, vướng mắc như: cơ sở hạ tầng, nguồn học liệu học trực tuyến, năng lực khai thác, sử dụng của một bộ phận thầy cô còn yếu; về phía học trò thì thiết bị học tập thiếu; khả năng, ý thức tự học của học sinh chưa cao; học sinh độ tuổi nhỏ thì khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Nếu giáo viên không đổi mới phương pháp dạy sẽ đem lại tâm lý căng thẳng, mệt mỏi khi học sinh phải ngồi trước màn hình lâu.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài và xu hướng phát triển ngày càng nhanh của công nghệ và cuộc cách mạng 4.0, ngành GD và ĐT xác định việc việc dạy học trực tuyến không còn là giải pháp tạm thời mà là xu thế tất yếu trong chuyển đổi số. Để từng bước khắc phục hạn chế, đảm bảo chất lượng dạy và học trực tuyến, ngoài văn bản hướng dẫn, Bộ GD và ĐT đã ban hành Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến; trong đó chú trọng yêu cầu cần có hệ thống quản lý học trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung dạy học trực tuyến. Sở GD và ĐT đã chỉ đạo các phòng chức năng tham mưu triển khai nhiều giải pháp kịp thời như giới thiệu các nền tảng dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến như: //olm.vn/ //vio.edu.vn/ //www.onluyen.vn/... Các nền tảng trên đều cấp miễn phí tài khoản học trực tuyến cho tất cả các trường học, giáo viên và học sinh trên toàn tỉnh. Bên cạnh đó, Sở tăng cường các giải pháp chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ “Hướng dẫn dạy học trực tuyến thích ứng với dịch bệnh COVID-19”. Theo đó, Sở tăng cường công tác tuyên truyền về dạy học trực tuyến và thực hiện đồng bộ từ cấp Sở, cấp phòng GD và ĐT, cấp trường tới giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các phòng GD và ĐT huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch và linh hoạt tổ chức dạy học trực tuyến; kiểm tra, giám sát và giải quyết những vướng mắc trong quá trình tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến. Tiếp tục giới thiệu các nền tảng dạy học trực tuyến có hiệu quả tới các nhà trường. Phối hợp với nhà cung cấp có nguồn học liệu tốt để “đi tắt đón đầu” chuyển giao công nghệ nhằm phát triển nền tảng dạy học trực tuyến của ngành; cung cấp phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí cho những đơn vị còn khó khăn về tài chính. Sở GD và ĐT cũng tổ chức các cuộc thi, Hội thi thiết kế các bài giảng Elearning; xây dựng trang web học liệu dạy học trực tuyến của ngành với bước đầu là các khối lớp đang thực hiện chương trình GDPT 2018, các bài soạn được Hội đồng chuyên môn thẩm định đánh giá tốt sẽ được chọn đưa vào kho học liệu dùng chung cho toàn ngành... Từ đầu năm học đến nay, Sở đã tổ chức hội thảo dạy học trực tuyến cho 226 trường THCS, 57 trường THPT với hơn 1.000 người dự trực tuyến tập huấn phần mềm và nền tảng giáo dục trực tuyến cho 100% giáo viên của 230 trường mầm non, 226 trường tiểu học, 226 trường THCS, 57 trường THPT, 12 trung tâm GDTX theo hình thức trực tuyến; giới thiệu cho các nhà trường một số nguồn học liệu và nền tảng công nghệ để khai thác và tổ chức dạy học. Đồng thời, Sở GD và ĐT cấp 100% tài khoản dạy học trực tuyến cho giáo viên trên phần mềm Microsoft Team - xây dựng cộng đồng; ban hành Kế hoạch xây dựng cộng đồng giáo viên sáng tạo tỉnh Nam Định tham gia chương trình Chuyên gia giáo dục Microsoft, nhằm tập hợp các cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực về chuyên môn, ngoại ngữ, ứng dụng CNTT một cách sáng tạo, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị trường học, chất lượng giảng dạy. Chương trình thu hút 250 giáo viên khối THPT và GDTX, 490 giáo viên cấp tiểu học và THCS tham gia. 

Tuy nhiên, để chuyển đổi số thực sự hiệu quả khi dạy học trực tuyến trở thành giải pháp lâu dài, các doanh nghiệp viễn thông cần đồng hành cùng ngành GD và ĐT trong hỗ trợ đảm bảo chất lượng đường truyền, thiết bị để biến thách thức thành cơ hội, không chỉ đảm bảo chất lượng việc học trực tuyến mà còn góp phần đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong lĩnh vực này./.

Minh Thuận

Sự sôi nổi của các hoạt động chuyển đổi số hiện nay diễn ra trong nhiều lĩnh vực. Không chỉ được áp dụng đối với kinh doanh, các lĩnh vực khác như du lịch, logistics và cả giáo dục cũng cần được áp dụng. Thực tế áp dụng giải pháp trực tuyến vào dạy học mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương pháp truyền thống.

Công nghệ thông tin và những chuyển đổi số như một công cụ đắc lực hỗ trợ cho giáo dục. Chúng ta có thể nhìn thấy tiềm năng phát triển của hình thức này rất rộng lớn trong tương lai. Ở giai đoạn hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang tiến hành phát triển giáo dục trực tuyến. Vậy giải pháp dạy học trực tuyến mang lại những lợi ích cụ thể như thế nào? Bài viết sau sẽ giới thiệu cách hoạt động của giáo dục trực tuyến. Đây là xu hướng cần được nghiên cứu kỹ và thay đổi dần.

Hiểu đơn giản, việc giảng dạy trực tuyến tức là áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy. Người học có thể thông qua mạng internet để kết nối với người dạy. Việc học có thể diễn ra nhanh chóng và mọi lúc, mọi nơi.

Có nhiều hình thức khác nhau trong việc giảng dạy trực tuyến. Bạn có thể dạy trực tiếp, kết nối ngay với người học qua các ứng dụng quản lý lớp học. Hay bạn cũng có thể ghi nhận lại bài giảng và lưu trữ ở kho dữ liệu. Sau đó người học có thể sử dụng các dữ liệu đó nhiều lần.

Giảng dạy trực tuyến chính là giải pháp số cho giáo dục thời đại công nghệ công tin phát triển

Việc dạy trực tuyến có nhiều lợi ích. Kể cả lợi ích từ phía người dạy và phía người học. Các lợi ích từ việc dạy trực tuyến cụ thể như sau.

Lợi ích đầu tiên chính là sự kết nối nhanh chóng. Đặc tính nổi bật của mạng internet chính là sự kết nối nhanh chóng. Thông tin có thể được truyền tải tốc độ cao cùng với kho dự trữ đám mây. Giúp dữ liệu được sao lưu không giới hạn. Áp dụng những yếu tố này vào giảng dạy, người dạy có thể nắm bắt được nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Người học sẽ không còn bị giới hạn bởi yếu tố địa lý, thời gian. Họ có thể thông qua các nền tảng ứng dụng giáo dục để học tập. Từ đó rút ngắn khoảng cách giữa các dịch vụ giáo dục và học viên.

Lợi ích kế tiếp theo sau thứ nhất chính là khả năng mở rộng thị trường và tiềm năng được nhiều người biết đến. Thực tế, không ít những trung tâm giáo dục đã thực hiện việc học trực tuyến này. Qua nhiều hình thức, càng ngày càng nhiều học viên có thể tiếp cận và biết đến trung tâm giáo dục hơn. Qua đó họ dễ gây dựng niềm tin và cứ thế phát triển. Ví dụ một số trung tâm giảng dạy thông qua các video ôn tập trên mạng. Nhiều người học tìm đến và tin tưởng. Nhiều người sẽ biết đến danh tiếng của trung tâm hay của giảng viên ấy. Hiển nhiên sau đó họ có thể kinh doanh giáo dục bằng việc bán các khóa học của mình. Kể cả trực tuyến hay trực tiếp.

Tầm quan trọng của giảng dạy và học tập trực tuyến là không thể bàn cãi

Một lợi ích kế tiếp, nếu người dạy hay trung tâm giáo dục sử dụng các nền tảng để dạy học. Đó là thông qua các ứng dụng ấy, họ có thể tạo ra một cộng đồng hay một không gian mạng không khác gì lớp học trực tiếp. Nhưng được cải tiến hơn. Ví dụ với các nền tảng LMS hay E-Learning, không chỉ bao gồm chế độ phòng học, trình chiếu. Bên cạnh đó còn có kho lưu trữ bài giảng, thư viện trực tuyến, kế hoạch và lịch học được cập nhật thường xuyên. Cùng nhiều những tính năng khác. Cho phép cấu thành một không gian học tập tiện lợi và nhanh chóng cho người học.

Nhìn chung, tất cả những lợi ích mà phương pháp dạy trực tuyến mang lại chính là hướng đến sự chủ động trong học tập. Người học có tính chủ động học, tận dụng mọi thời gian và địa điểm. Người dạy có tính chủ động trong việc kết nối với nhiều học viên hơn. Bên cạnh đó còn chuyển mình cùng với xu hướng chuyển đổi số. Tăng cơ hội cạnh tranh.

Dù có nhiều điểm thuận lợi trong việc áp dụng trực tuyến với dạy học. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Đây là những vấn đề mà các nhà đầu tư giáo dục cần quan tâm khi phát triển dịch vụ của mình trực tuyến. Từ đó mới khiến hoạt động được tối ưu hơn.

Đầu tiên chính là tính tương tác, sự trao đổi giữa người dạy và người học. Bởi vì hình thức này chỉ mới sôi nổi ở Việt Nam thời gian ngắn trở lại đi do sự ảnh hưởng của dịch Covid. Chính vì thế mà các học sinh, sinh viên cũng chỉ đang trong quá trình làm quen với hình thức học trực tuyến trên diện rộng. Có thể thấy tình trạng phổ biến xảy ra là người dạy sẽ dễ bị đặt trong tình huống “chỉ nói chuyện một mình”. Thực tế cho thấy ít có học viên tương tác qua lại với người dạy như một buổi học trực tiếp. Người dạy cũng khó kiểm soát được mức độ tiếp thu của người học hơn. Nhất là đối với các lớp học mà trình độ hay khả năng của các người học có mức độ chênh lệch. Điều này đòi hỏi người dạy cần bỏ thêm nhiều công sức để theo sát tiến độ của học viên.

Rào cản tiếp theo chính là về cơ sở vật chất không đồng bộ giữa các học viên. Một vài chương trình trực tuyến cải tiến yêu cầu các trang thiết bị tối tân để đủ sức đáp ứng. Tuy nhiên không phải học viên nào cũng có đủ điều kiện để tham gia. Chưa kể đến tốc độ đường truyền internet mỗi nơi mỗi khác. Đây là những vấn đề vẫn đang trong quá trình được cải thiện hết mức. Nhưng vẫn còn vài trường hợp mà bạn cần sự thông cảm với học viên.

Sau khi hiểu về định nghĩa và những lợi ích của giảng dạy trực tuyến, tiếp theo sẽ bàn về những cách xây dựng bài học trực tuyến hiệu quả. Đây là những gợi ý dựa giúp cho các giáo viên hay người dạy học trực tuyến có thể tham khảo.

Hiện nay có nhiều loại ứng dụng hỗ trợ cho việc giáo dục trực tuyến. Khi lựa chọn nền tảng để sử dụng, người dạy cần căn cứ vào những nhu cầu và thiết kế lớp học của mình. Ví dụ như một ứng dụng họp mặt để học sẽ khác với một ứng dụng lưu trữ toàn bộ thông tin của một lớp học. Vì thế mà người dạy nên xác định các mục tiêu cụ thể và lập kế hoạch từ ban đầu.

Chọn nền tảng phù hợp để giảng dạy mang lại hiệu quả

Hãy xem xét các yếu tố như hệ thống phòng họp trực tuyến [tương tự như Zoom hay Google Meet]. Và những tính năng nào nên được ứng dụng vào nền tảng này. Bạn có cần thư viện dành cho ebook không? Có cần chức năng diễn đàn để thảo luận, làm bài tập không? Nói chung, hãy lên kế hoạch cho toàn bộ dựa trên mục tiêu khóa học của mình.

Hãy luôn lưu trữ bài giảng của mình sau mỗi buổi học. Thực tế đây là hoạt động mà hầu hết các người dạy đều thực hiện. Bởi lợi thế của công nghệ thông tin mà các dữ liệu về bài học có thể được lưu trữ lại. Điều này cho phép học viên dễ dàng xem lại bài khi cần thiết. Các thông tin cũng sẽ được truyền tải một cách chính xác hơn so với việc ngồi ghi chép bằng tay. Ngoài ra còn là nguồn tư liệu cho chính người dạy có thể kiểm tra lại những thông tin giảng dạy của mình.

Như đã trình bày về những rào cản của việc học trực tuyến. Mức độ tương tác giữa người học và người dạy còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà người dạy nên có những kế hoạch giúp sự tương tác được diễn ra sôi nổi hơn. Phổ biến nhất chính là việc thảo luận bằng cách bình luận [comment] vào cửa sổ chat của ứng dụng. Dù thế nếu có thể tạo được nhiều hình thức tương tác hơn cho học viên sẽ càng tốt.

Một số ứng dụng hiện nay cũng cho phép người tham gia tương tác được với bảng trình chiếu dù mình không phải là người đang trình chiếu. Điều này tạo sự thú vị cũng như gia tăng mức độ tương tác với nhau nhiều hơn.

Bởi sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong tương lai cùng với việc ứng dụng kỹ thuật số vào giảng dạy đang là đường lối của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Vì vậy mà việc các giáo viên nên bắt đầu tự chuẩn bị cho mình những kỹ năng sử dụng công nghệ căn bản. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin không chỉ hỗ trợ cho việc sử dụng ứng dụng giảng dạy mà còn giúp công tác nghiên cứu, soạn thảo bài giảng tốt hơn.

Tuy phương pháp giảng dạy trực tuyến có mặt hạn chế về việc theo dõi tiến độ học viên.  Nhưng người dạy cũng có thể sử dụng công nghệ để tối ưu điểm này.  Thông qua các chức năng ghi nhận bài tập, người dạy có thể đánh giá năng lực của học viên. Các hình thức liên lạc có thể thông qua email hay tin nhắn của các ứng dụng hiện nay vô cùng phổ biến. Điều này giúp giảng viên có thể theo sát được học viên trong điều kiện đào tạo từ xa.

Sau đây là một số hình thức phổ biến đang được phát triển và áp dụng rộng rãi.

Không chỉ những trung tâm giáo dục, các trung tâm đào tạo ngắn hạn cũng sử dụng được những hình thức này. Phổ biến nhất là bán những khoá học online trên các nền tảng giáo dục trực tuyến.

Học trực tuyến trên nền tảng Mona E-Learning

Các giáo viên hay người dạy có thể thiết kế khóa học theo kế hoạch của mình. Bao gồm chương trình dạy, giáo trình, các bài tập, sách tham khảo, video bài giảng, v.v… và bán trên các nền tảng. Những khóa học này có thể được bao gồm cả tài liệu giấy kèm nội dung trực tuyến. Người học có thể linh động kết hợp cả hai. Và khi học viên mua khóa học đó họ có thể sở hữu toàn bộ giáo trình cùng quyền truy cập nội dung trực tuyến.

Một hình thức khác tương tự. Người dạy có thể sử dụng các ứng dụng hội họp như Zoom, Google Meet, MS Team,… để có thể giảng dạy. Đối với hình thức này yêu cầu sự có mặt cùng thời điểm giữa giảng viên và học viên. Tuy nhiên sẽ có tính tương tác và theo sát tiến độ hơn với những nội dung lưu trữ được làm sẵn.

Hình thức này còn có thể áp dụng cho gia sư online. Các gia sư một kèm một hoặc một nhóm ít học sinh có thể trao đổi, học tập thông qua ứng dụng. Như một buổi học trực tiếp, nội dung bài học cũng được thiết kế phù hợp với tình hình học sinh hiện tại. Chỉ có sự khác biệt là thông qua ứng dụng công nghệ.

Đối với website hay phần mềm dùng cho việc giảng dạy, bạn có thể dùng những ứng dụng có sẵn hoặc lập trình một phần mềm, website riêng. Tuy nhiên dựa trên những yếu tố đã trình bày, sau đây là một số yêu cầu cần thiết đối với các ứng dụng dạy học trực tuyến. Các chức năng đặc trưng có thể dựa vào nhu cầu và mục tiêu của người dạy mà bổ sung.

Phần mềm, website dạy học trực tuyến cần những tính năng riêng để hoạt động một trơn tru

Yếu tố đầu tiên là bảo đảm đường truyền kết nối ổn định. Bản thân nền tảng ứng dụng cần được lập trình chặt chẽ để hoạt động được mượt mà. Không gặp vấn đề đường truyền yếu hay tốc độ truyền tải chậm.

Tính năng trình chiếu, video và thu tiếng là yếu tố cần thiết. Nếu bạn thiết kế khóa học theo dạng thông qua các nền tảng. Tức là dạy học ngay thời điểm hiện tại.

Hai yếu tố cần cân nhắc cuối cùng chính là tổ chức diễn đàn lớp học cùng kho lưu trữ bài giảng. Các diễn đàn giúp học viên có một nơi trao đổi và cập nhật thông tin dễ hơn. Ngoài ra còn tương tác, làm bài tập. Kho lưu trữ bài giảng hay sách trực tuyến sẽ hỗ trợ nhiều cho học viên trong quá trình học.

Video liên quan

Chủ Đề