Vai trò của Nhà nước pháp luật đại cương

Nhà nước là gì?

Nhà nước là tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình.

Những nội dung liên quan:

  • Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước
  • Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới
  • Bản chất, chức năng, bộ máy và hình thức nhà nước chủ nô
  • Bản chất, chức năng, bộ máy và hình thức nhà nước phong kiến
  • Bản chất, chức năng, bộ máy và hình thức nhà nước tư sản
  • Bản chất, chức năng, bộ máy và hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • Khái niệm, các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước

Những thuật ngữ liên quan:

Các tìm kiếm liên quan đến nhà nước: khái niệm nhà nước là gì, nguồn gốc của nhà nước, nguồn gốc ra đời của nhà nước việt nam, nguồn gốc của nhà nước theo quan điểm mác, bản chất của nhà nước chxhcn việt nam, sự ra đời của nhà nước, nguồn gốc ra đời của nhà nước và pháp luật, bản chất của nhà nước là gì, nguồn gốc ra đời của pháp luật, sự ra đời của nhà nước việt nam,  trình bày bản chất của nhà nước, tính giai cấp của nhà nước, đặc trưng của nhà nước, khái niệm bản chất nhà nước, bản chất giai cấp của nhà nước, bản chất của nhà nước pháp luật đại cương, chức năng của nhà nước, vai trò của nhà nước việt nam hiện nay, vị trí vai trò của nhà nước, vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội, vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội, vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, vai trò của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam trong hệ thống chính trị

Ý nghĩa của pháp luật đại cương

Pháp luật đại cương là môn học nền tảng trong các trường đại học, trang bị kiến thức cơ bản cho mỗi người về hệ thống pháp luật. Pháp luật đại cương là gì và có vai trò như thế nào? Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ giải thích rõ các thắc mắc xung quanh vấn đề này.

Pháp luật đại cương là gì?

Pháp luật đại cương cung cấp kiến thức cơ bản nhất về pháp luật

Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc về Đại cương về nhà nước và pháp luật cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật: những quy luật chung nhất, những phạm trù, khái niệm chủ yếu nhất, những mối liên hệ phổ biến nhất của nhà nước và pháp luật.

Môn học này giúp lý giải về bản chất đích thực, tính chất, đặc trưng, hình thái biểu hiện, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước cũng như của các thiết chế nhà nước; những đặc trưng chủ yếu, những chức năng cơ bản của pháp luật, các hình thức tồn tại của pháp luật, các chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật; sự tương tác của pháp luật với đạo đức, văn hóa và các phạm trù xã hội khác.

2. Pháp luật đại cương tiếng Anh là gì?

Sống và làm việc tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật

Pháp luật đại cương tiếng Anh là introduction to laws hoặc General law

Được hiểu là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật, hệ thống cũng như lịch sử hình thành pháp luật.

3. Vai trò của pháp luật đại cương

Trong đời sống ngày nay, pháp luật tham gia vào điều chỉnh hầu hết các quan hệ trong xã hội. Tất cả mọi ngừơi đều sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, đều phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như hành động và ứng xử cho đúng pháp luật thì việc nắm và hiểu biết pháp luật là bắt buộc đối với bất kì ai trong xã hội.

Vai trò của môn học Đại cương nhà nước và pháp luật thể hiện trước hết ở khả năng khái quát hóa, tìm kiếm, giới thiệunhững kiến thức có tính cốt lõi và có tính hệ thống cao.

Ý nghĩa của môn học Đại cương nhà nước và pháp luật được xác định trên 2 mặt lý luận và thực tiễn.

  • Về lý luận: với hàm lượng thông tin có tính khái quát cao, chắt lọc từ những kiến thức pháp luật chuyên ngành, Đại cương về nhà nước và pháp luật giúp cho việc nắm bắt các vấn đề pháp luật chuyên ngành một cách thuận lợi, những thông tin, kiến thức của nó bảo đảm tính súc tích, cô đọng, dễ nhớ.
  • Về thực tiễn: môn học Đại cương nhà nước và pháp luật có đối tượng phục vụ chủ yếu là những người học không chuyên về luật. Hiểu biết về nhà nước và pháp luật ở mức độ và hình thức của chương trình đại cương sẽ là hành trang hữu ích cho mọi công dân bên cạnh những hiểu biết, những kiến thức khác mà một con người hiện đại – chủ thể của các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị v.v… cần có trong thời đại ngày nay.

4. Mục tiêu và yêu cầu của pháp luật đại cương

Môn học pháp luật đại cương cung cấp cho người học kiến thức về hành vi pháp luật và về trách nhiệm pháp lý với hậu quả của hành vi của con người. Những kiến thức đó chẳng những củng cố lòng tin của mỗi người vào việc làm đúng đắn, hợp pháp của mình mà còn tránh được những hành vi sai trái, không phù hợp với pháp luật và thậm chí là vi phạm pháp luật ở những mức độ khác nhau.

Sau khi học và nghiên cứu, người học sẽ có cái nhìn khái quát về hệ thống pháp luật của Việt Nam, biết và hiểu được một số chế định pháp luật cơ bản từ đó giúp cho người học có cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu, nghiên cứu thêm về pháp luật và có thể vận dụng được để xử lý, giải quyết một số vấn đề pháp lý đơn giản phát sinh trong công việc, cuộc sống hàng ngày.

Tạo ra ý thức và lối sống tôn trọng và chấp hành pháp luật, có tác dụng hạn chế các tiêu cực xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đó là tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho mọi người dân, tạo ra xã hội văn minh, phổ cập pháp luật, công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Bài viết trên đã làm rõ về pháp luật đại cương cũng như vai trò và ý nghĩa của môn học này. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Cập nhật: 18/03/2022

Mặc dù có sự khác nhau về bản chất nhưng mọi Nhà nước đều có những đặc trưng chung [dấu hiệu] để nhận biết và phân biệt giữa tổ chức Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội khác. Có thể thấy Nhà nước có 5 dấu hiệu đặc trưng sau:

– Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế và quản lý những công việc chung của xã hội. Nó không còn hòa nhập với dân cư mà hầu như tách khỏi xã hội. Quyền lực chính trị công cộng này là quyền lực chính trị chung, mà quyền lực của chủ thể này là giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị. Để thực hiện quyền lực và quản lý xã hội, Nhà nước phải có một lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Lớp người này được tổ chức thành các cơ quan Nhà nước và hình thành bộ máy cường chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị.

– Nhà nước có lãnh thổ, phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ. Không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống , nghề nghiệp hoặc giới tính. Việc phân chia này quyết định phạm vi tác động của Nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất và dẫn đến việc hình thành các cơ quan quản lý trong bộ máy Nhà nước. Đây là dấu hiệu cơ bản đã làm xuất hiện chế định quốc tịch – là chế định quy định sự phụ thuộc của một vào một Nhà nước và một lãnh thổ nhất định.

– Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Nhà nước là một tổ chức có quyền lực, có chủ quyền quốc gia [các tổ chức xã hội khác không có] mang nội dung chính trị – pháp lý, được thể hiện ở quyền tự quyết của Nhà nước về chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, Chủ quyền quốc gia là thuộc tính không thể tách rời Nhà nước và có tính tối cao.

– Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. Tất cả các quy định của Nhà nước đối với mọi công dân được thể hiện trong pháp luật do Nhà nước ban hành. Trong xã hội chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật. Các tổ chức xã hội khác không có quyền này. Và cũng chính Nhà nước đảm bảo cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.

– Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc. Chỉ có Nhà nước mới có quyền đặt thuế và thu thuế vì Nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại biểu chính thức của toàn xã hội.

Những đặc trưng trên nói lên sự khác nhau giữa Nhà nước và tổ chức chính trị xã hội khác, đồng thời nêu rõ bản chất của Nhà nước trong xã hội có giai cấp. Những đặc trưng trên làm cho Nhà nước trở thành một tổ chức đặc biệt, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị, có thể tác động một cách toàn diện, mạnh mẽ và có hiệu quả nhất đối với đời sống xã hội, thể hiện và thực hiện lợi ích của giai cấp thống trị một cách tập trung nhất.

3.1 Bản chất của pháp luật.

Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của sự phát triển đến một trình độ nhất định của xã hội. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau. Vì vậy bản chất của pháp luật tương đồng với bản chất của Nhà nước.

bản chất của pháp luật trước hết thể hiện ở tính giai cấp của nó. Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện ở chỗ: Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, mà nội dung ý chí đó được quy định của điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị, do nằm trong tay quyền lực của Nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để thực hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất thành ý chí của Nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Tính giai cấp của pháp luật còn được thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong xã hội có giai cấp, sự điều chỉnh của pháp luật trước hết nhằm mục đích điều chỉnh mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội. Mặt khác nhằm hướng các mối quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu nhất định, theo một trật tự xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Suy cho cùng pháp luật chính là công cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp.

Tuy nhiên, pháp luật là một hiện tượng luôn mang tính giai cấp nhưng bên cạnh đó pháp luật còn mang tính xã hội. Bởi vì pháp luật chính là bản thân của đời sống xã hội được nâng lên thành luật. Hay nói cách khác pháp luật xuất hiện từ xã hội, từ nhu cầu của xã hội và pháp luật lại quay lại phục vụ xã hội- pháp luật là công cụ để tổ chức giao lưu mối quan hệ giữa con người với con người. Và với tính cách là những quy tắc xử sự trong xã hội, pháp luật và thực trạng của hệ thống pháp luật còn là kết quả của quá trình  “chọn lọc tự nhiên”, là biểu hiện của nền văn hoá và văn minh của xã hội. Pháp luật khi ghi nhận những khuôn mẫu hành vi mang tính phổ biến, khách quan thì đồng thời cũng có nghĩa là pháp luật mang tính quy luật và phản ánh chân lý khách quan. Với ý nghĩa đó, pháp luật là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quá trình xã hội đưa đến cho con người những lượng thông tin nhất định về các giá trị và yêu cầu của xã hội.

Cùng với tính giai cấp và tính xã hội, pháp luật còn chứa đựng trong mình tính dân tộc. Bất kỳ pháp luật của Nhà nước nào cũng được xây dựng trên nền tảng dân tộc thấm nhuần bản sắc dân tộc, phản ánh những phong tục tập quán, đặc điểm lịch sử, trình độ văn minh và văn hoá của dân tộc. Chính vì vậy mỗi một quốc gia đều có một hệ thống pháp luật riêng của mình, thể hiện những bản sắc dân tộc mình, và đó cũng là một trong các yếu tố, điều kiện đảm bảo tính gần gũi của pháp luật, khiến cho mọi người dễ dàng chấp nhận và tuân thủ.

3.2. Vai trò của pháp luật.

Với tư cách là yếu tố điều chỉnh mối quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Để thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của pháp luật đó ta có thể xem xét mối quan hệ giữa pháp luật với các lĩnh vực của đời sống xã hội:

  • Pháp luật đối với kinh tế: Pháp luật đóng vai trò là phương tiện hàng đầu của quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế, pháp luật xác định vị trí bình đẳng của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo lập các hành lang pháp lý để cho các cá nhân, tổ chức đó hoạt động. Đồng thời, với tư cách là chủ thể quản lý, Nhà nước dựa vào các chuẩn mực đó mà điều khiển các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông qua pháp luật, Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành đạt hiệu quả.

Pháp luật củng cố và bảo vệ những nguyên tắc vốn có của nền kinh tế thị trường như: Tính quy định của lợi ích, nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản xuất, đảm bảo tôn trọng sự cạnh tranh, tính trách nhiệm cao của người sản xuất kinh doanh.

  • Pháp luật đối với xã hội: Là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật trước hết là một trong những yếu tố đảm bảo và bảo vệ sự ổn định của xã hội. Một mặt pháp luật ghi nhận và thể chế hoá các quyền con người, quyền công dân và đảm bảo về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác do ghi nhận một cách chính thức các giá trị mà con người có, con người cần và con người ủng hộ mà pháp luật trở thành phương tiện để các thành viên của xã hội có điều kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Các vấn đề như phúc lợi xã hội, an toàn tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm, tự do, bình đẳng và công bằng đều gắn liền với sự điều chỉnh của pháp luật. Chính vì vậy pháp luật là phương tiện không thể thiếu cho sự tồn tại và ổn định của xã hội.

  • Pháp luật đối với hệ thống chính trị:

READ:  Khái niệm hình thức pháp luật - Pháp luật đại cương

Trong quan hệ Đảng lãnh đạo, pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi và bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. Đồng thời pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong thực tiễn, Vì vai trò quan trọng như vậy, một mặt đòi hỏi chất lượng cao của các đường lối và mặt khác, đòi hỏi chất lượng cao của việc thể chế hoá để đảm bảo có hiệu quả.

Đối với Nhà nước pháp luật là phương tiện tổ chức và hoạt động của chính mình, là sự ghi nhận về mặt pháp lý, trách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội và cá nhân công dân, là phương tiện quản lý có hiệu lực đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Hơn bất kỳ phương tiện nào, pháp luật là phương tiện chứa đựng trong mình nó sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa tập trung và dân chủ, giữa năng động sáng tạo với kỷ cương và kỷ luật. Do đó, khi thực hiện các chức năng của mình, Nhà nước không thể không sử dụng phương tiện là pháp luật.

Đối với tổ chức chính trị – xã hội, pháp luật là phương tiện đảm bảo cho quần cúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội thông quan các tổ chức chính trị – xã hội của mình. Pháp luật là yếu tố thể chế và phát triển nền dân chủ đảm bảo cho tất cả các quyền lực Nhà nước về nhân dân. Nhân dân dựa vào pháp luật làm phương tiện chống lại những hành vi lộng quyền, bạo lực trực tiếp không có tổ chức.

Như vậy, từ sự phân tích ở trên cho thấy: Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động và công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước.

Video liên quan

Chủ Đề