Địa chỉ cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Chiều 5/7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp nghiệm thu cơ sở dữ liệu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây là lần đầu tiên một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về đội ngũ giáo viên được xây dựng và đưa vào sử dụng, cung cấp thông tin về đội ngũ đầy đủ, chính xác và kịp thời; làm cơ sở cho cơ quan quản lý ra các quyết định về chính sách hiệu quả, khắc phục tối đa những bất cập hiện nay như thừa thiếu, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cho nhà giáo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp nghiệm thu cơ sở dữ liệu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Gần 53 nghìn cơ sở giáo dục cập nhật dữ liệu giáo viên

Thông tin về cơ sở dữ liệu này, ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục CNTT cho biết, đây là cơ sở dữ liệu lưu trữ đầy đủ thông tin của đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên toàn quốc phục vụ thông tin quản lý về đội ngũ cho các cơ quan quản lý giáo dục.

Đến nay, cơ sở dữ liệu đã được triển khai tại 63 Sở GD&ĐT, 710 Phòng GD&ĐT và 52.900 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông trên cả nước. Mỗi đơn vị được cấp một tài khoản quản trị để quản lý và sử dụng hệ thống. Dữ liệu đội ngũ được cập nhật từ các cơ sở giáo dục, Phòng GD&ĐT sẽ thẩm tra và duyệt dữ liệu từ các nhà trường, Sở GD&ĐT sẽ thẩm tra và duyệt dữ liệu của phòng, Bộ GD&ĐT  sẽ thẩm tra và phê duyệt dữ liệu của các địa phương.

Theo ông Hải, với dữ liệu hiện tại, các cấp quản lý có thể tra cứu, khai thác được các thông tin về số lượng đội ngũ của từng cấp học theo từng tỉnh/thành phố, quận/huyện và nhà trường; theo chuyên ngành đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giới tính, dân tộc, đảng viên, trình độ ngoại ngữ, tin học.

“Cơ sở dữ liệu này cũng cho phép thống kết quả đánh giá theo chuẩn đến từng tiêu chí và tra cứu hồ sơ chi tiết của từng nhân sự. Đặc biệt, hệ thống chỉ ra được thực trạng thừa - thiếu giáo viên theo định mức, theo môn học của từng trường học, quận/huyện và tỉnh/thành phố” - Ông Hải cho hay.

Là đơn vị trực tiếp khai thác cơ sở dữ liệu đội ngũ giáo viên, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết, mặc dù đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện nhưng cơ sở dữ liệu đã phục vụ rất tốt cho một số nhiệm vụ phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với một số bộ, ngành khác trong thời gian qua như thiết kế bảng lương mới cho đội ngũ nhà giáo; thu thập dữ liệu về bình đẳng giới; thống kế số lượng đảng viên trong đội ngũ giáo viên…

“Trước đây khi chưa có cơ sở dữ liệu, hoạt động thống kê đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện thông qua niên giám hàng năm, thường cuối năm sau mới có số liệu thống kê của năm trước. Điều này gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý. Bức tranh dữ liệu ngành được xây dựng sẽ giúp các cơ quan quản lý ra quyết định quản lý chính xác và kịp thời” - Ông Minh chia sẻ.

Mỗi giáo viên sẽ có mã số định danh riêng

Dựa trên cơ sở dữ liệu đội ngũ, hiện nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang giao Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục xây dựng báo cáo thực trạng giáo viên của từng địa phương để gửi Bộ Nội vụ, các địa phương và báo cáo Chính phủ trước năm học mới. “Trách nhiệm của ngành Giáo dục là chủ động thống kê đầy đủ thực trạng đội ngũ để đề nghị ngành Nội vụ có kế hoạch tuyển dụng sát với yêu cầu thực tế và ban hành, tham mưu ban hành các chính sách phù hợp” - Bộ trưởng nói.

Ở góc độ khai thác nguồn dữ liệu, Bộ trưởng cho rằng, cần khai thác có hiệu quả để không chỉ giải quyết bài toán thừa - thiếu giáo viên ở từng địa phương mà còn phục vụ cho công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ, điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm. “Muốn khai thác tốt thì nguồn dữ liệu được kê khai từ cơ sở giáo dục phải chính xác, tránh sai sót trong quá trình nhập liệu. Tiến tới việc chuẩn hóa dữ liệu, nhập liệu, khai báo” - Bộ trưởng nêu rõ.

Bộ trưởng đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng công cụ dự báo nhu cầu giáo viên từ cơ sở dữ liệu đội ngũ. Việc này hiện đang được giao cho một nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện. Theo Bộ trưởng, việc thể hiện được con số dự báo tăng hay giảm số lượng giáo viên cho từng cơ sở giáo dục sẽ giúp các địa phương chủ động bố trí giáo viên, các trường sư phạm chủ động điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo, Bộ GD&ĐT chủ động điều chỉnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, việc kê khai theo từng trường như hiện nay mới chỉ là bước một của cơ sở dữ liệu đội ngũ, tới đây, mỗi giáo viên phải có mã số định danh riêng để chính giáo viên sẽ là người kê khai, bổ sung các thông tin cần thiết hay thay đổi thông tin nếu có.

“Cố gắng trong năm 2019 cơ sở dữ liệu đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vận hành thông suốt, được khai thác có hiệu quả, góp phần khắc phục một số bật cập về đội ngũ giáo viên hiện nay, đồng thời hỗ trợ hiệu quả việc xây dựng chính sách cho nhà giáo” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

[Trung tâm Truyền thông Giáo dục]

Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được thành lập theo Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện các dịch vụ công về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Trong chặng đường 15 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao, tận tình của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, công chức, người lao động các thời kỳ, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã từng bước phát triển, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt được những thành tựu đáng kể, ngày càng khẳng định được vị thế trong công tác chăm lo, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục.

Những thành tựu đó đã được các cơ quan, ban ngành và toàn xã hội ghi nhận, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Nhân dịp kỉ niệm 15 năm ngày thành lập, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc tới toàn thể các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thế hệ cán bộ, công chức, người lao động của Cục và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Tập thể Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã sẵn sàng cho một hành trình mới với nhiều sự thay đổi, nỗ lực không ngừng vì đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục.

Tham dự buổi tọa đàm có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng; TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các Vụ, Cục, dự án, đơn vị hữu quan thuộc Bộ và các thế hệ cán bộ, công chức, người lao động của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục các thời kỳ.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục được thành lập theo Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, thực hiện các dịch vụ công về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

15 năm qua, Cục đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng chính sách nhà giáo, điển hình là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục từng bước được hoàn thiện, liên tục được sửa đổi, cập nhật phù hợp với pháp luật hiện hành và đáp ứng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cục cũng tham mưu với Bộ trưởng các phương án để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, đảm bảo các chế độ, chính sách cho giáo viên như: chính sách tiền lương, phụ cấp thâm niên nhà giáo, việc thừa thiếu giáo viên mầm non, phổ thông, việc hợp đồng giáo viên...

Cục được lãnh đạo Bộ đánh giá là một trong những đơn vị hoàn thành tốt công tác tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cả về số lượng và chất lượng.

Cũng trong 15 năm qua, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã tham mưu lãnh đạo các cấp chỉ đạo, triển khai nhiều nội dung quan trọng như: công tác quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục; việc chuẩn hóa đội ngũ thông qua hệ thống chuẩn nghề nghiệp, chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn hóa công tác quản lý dữ liệu về đội ngũ thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu ngành; công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên, nhân viên.

Dấu ấn của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trong công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ có thể được kể đến với 3 Đề án được Thủ tướng Chính phủ thông qua, gồm:

Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Đề án nâng cao năng lực giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025; Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030.

TS Vũ Minh Đức phát biểu tại buổi gặp mặt

Bên cạnh việc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục về công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cũng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ như: tổ chức các kỳ thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên; tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng cốt cán về các kỹ năng phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa; tổ chức các hội thi, cuộc thi, các chương trình truyền thông qua hệ thống thông tin truyền thông như báo chí, truyền hình; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về nhà giáo…

Rất nhiều hoạt động trong số đó đã được tiếp nối cho đến hiện nay và có đóng góp quan trọng trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như: Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong nhà trường; việc xây dựng chương trình nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông; chương trình phát triển trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; các cuộc thi như "Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin", "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu", Chương trình truyền hình "Cùng em đến trường" trên sóng VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam và Lễ tri ân nhà giáo hằng năm...

Liên tục từ ngày thành lập đến nay, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục luôn được công nhận đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Tập thể Lao động tiên tiến; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen [2018], 2 lần được tặng Cờ thi đua Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều lần được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Nhiều cán bộ công chức, người lao động của Cục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng tặng Bằng khen. Chi bộ và Công đoàn Cục nhiều năm liền đạt danh hiệu “Hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ”.

Trong thời gian tới, để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng.

Phát biểu tri ân các thế hệ cán bộ, công chức, người lao động của Cục các thời kỳ, TS Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục khẳng định, cán bộ, công chức Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục sẽ quyết tâm xây dựng tập thể vững mạnh; làm việc theo phương châm: “Đoàn kết - Kỷ cương - Chủ động - Chất lượng -Hiệu quả -Thực tiễn”; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng kỳ vọng của lãnh đạo Bộ và của Ngành.

Video liên quan

Chủ Đề