Vaccine cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi

Vaccine cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi

PGS.TS Dương Thị Hồng: Chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-18 tuổi được thực hiện rất thành công và an toàn. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Hiện nay khá nhiều nước, trong đó có những nước khoa học kỹ thuật tiên tiến, đã tin, chấp nhận việc tiêm chủng vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Rõ ràng điều này phải có căn cứ từ mặt lý thuyết cũng như thực tiễn nghiên cứu để các nước quyết định.

Từ thực tiễn tổ chức tiêm chủng hoàn thành hai mũi vaccine cho trẻ từ 12-18 tuổi tại Việt Nam, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đánh giá: "Đây là chiến dịch rất thành công!"

Cụ thể là, tổng số mũi tiêm Việt Nam thực hiện đã đạt tới 17 triệu, trong đó mũi tiêm thứ nhất cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi đạt trên 97% và mũi tiêm thứ hai đã đạt được 94,6%.

PGS.TS Dương Thị Hồng khẳng định: Việc này chứng tỏ kết quả tổ chức tiêm chủng rất an toàn và tính lan tỏa sự chấp nhận của cha mẹ rất cao nên chúng ta đã đạt được tỉ lệ rất tốt.

Đặc biệt, trong quá trình triển khai tiêm chủng cho nhóm trẻ từ 12 cho đến dưới 18 tuổi, chúng ta ghi nhận số liệu tiêm chủng rất an toàn.

Về các phản ứng thông thường chúng ta ghi nhận chỉ có từ 0,5 cho đến 10% các cháu được ghi nhận tiêm chủng có phản ứng thông thường, tùy từng địa phương.

Nếu so sánh với các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cũng như nhà sản xuất, thì phản ứng thông thường của trẻ em Việt Nam chúng ta nhẹ nhàng hơn so với số liệu đã từng ghi nhận.

Cụ thể, trên thế giới, có những nơi, đến 50% hay 80% các cháu có biểu hiện đau và mệt mỏi. Nhưng ở Việt Nam chúng ta thì con số trung bình ghi nhận trên toàn quốc theo hệ thống báo cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng thu nhận từ các điểm tiêm chủng thì chúng ta chỉ có xấp xỉ gần 10% là phản ứng thông thường.

Các trường hợp phản ứng nặng Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng có ghi nhận. Đó là những phản ứng phản vệ độ 2 và các cháu đã được xử trí kịp thời.

Có những trường hợp ghi nhận có vài phản ứng viêm cơ tim nhưng với chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế, sự tập huấn của các chuyên gia y khoa, hướng dẫn rất chi tiết và các thầy thuốc đã xử trí rất kịp thời, không để xảy ra rủi ro đáng tiếc.

Con số tổng thể khi triển khai tiêm với 17 triệu mũi tiêm, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ghi nhận có 5 trường hợp trên 1 triệu liều vaccine sử dụng có phản ứng nặng, tức là các cháu phải quay trở lại cơ sở y tế để điều trị.

"Đây là chiến dịch được ghi nhận với số liệu rất an toàn, hoàn toàn nằm trong những khuyến cáo mà Tổ chức Y tế Thế giới cũng như nhà sản xuất đưa ra", PGS.TS Dương Thị Hồng khẳng định./.


Cập nhật: 12:49 - 20/04/2022 | Lần xem: 11462

1.Vì sao cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?

Theo thống kê, trẻ em dưới 18 tuổi có ít nguy cơ tử vong do COVID-19 và nếu mắc bệnh thì bệnh cũng thường nhẹ hơn so với các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp trẻ mắc COVID-19 tiến triển nguy kịch, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, mặc dù chúng ta đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh nhưng việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra. Do đó, để bảo vệ trẻ thì vắc xin chính là chìa khóa hiệu quả.

2. Vắc xin phòng COVID-19 nào được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?

Có 2 loại vắc xin phòng COVID-19 được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là Pfizer và Moderna. Cả 2 loại vắc xin đều được dùng tiêm bắp và có liều lượng nhỏ hơn so với người lớn. Khoảng cách giữa 2 liều cơ bản tối thiểu 3 - 4 tuần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có an toàn không? Các phản ứng sau tiêm trẻ có thể gặp?

Vắc xin phòng COVID-19 đã được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), Bộ Y tế cấp phép và được sử dụng ở nhiều quốc gia. Vắc xin được đánh giá là an toàn cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Trẻ có thể gặp một số phản ứng sau tiêm như: sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, … và rất hiếm gặp các phản ứng nặng như: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

4.Vắc xin phòng COVID-19 được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi khác gì so với vắc xin phòng COVID-19 được tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên?

Vắc xin Pfizer Comirnaty sử dụng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi có hàm lượng là 10mcg bằng 1/3 hàm lượng so với liều vắc xin sử dụng của người từ 12 tuổi trở lên.

Vắc xin Moderna sử dụng cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi có hàm lượng 50mcg bằng 1/2 liều cơ bản sử dụng cho người lớn.

Lưu ý: KHÔNG sử dụng vắc xin của người lớn để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

5.Trẻ có thể tiêm 2 mũi với 2 loại vắc xin khác nhau được không?

Không. Chỉ được sử dụng một loại vắc xin phòng COVID-19 để tiêm đủ 2 mũi cho cùng 1 trẻ

6.Vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có những chống chỉ định nào?

Chống chỉ định khi trẻ có tiền sử rõ ràng về phản ứng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin. Ngoài ra, còn có các chống chỉ định khác theo công bố của nhà sản xuất.

7.Khi nào trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi phải trì hoãn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 và thời gian trì hoãn là bao lâu?

Trẻ được trì hoãn tiêm khi: (1) Có bằng chứng mắc COVID-19. Trường hợp này trì hoãn 3 tháng kể từ ngày khởi phát; (2) Có hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C), trẻ sẽ hoãn đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn; (3) Trẻ đang có bệnh cấp tính, hoặc mạn tính tiến triển hay có các vấn đề khác cần trì hoãn. Tình trạng này sẽ trì hoãn đến khi sức khỏe của trẻ ổn định.

8. Những trường hợp nào cần thận trọng khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ?

Những trường hợp trẻ sẽ được khám sàng lọc kỹ và thận trọng bao gồm: Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi (ví dụ tâm lý đám đông, hội chứng áo choàng trắng…)

9. Những trường hợp nào trẻ sẽ được khám sàng lọc và tiêm tại bệnh viện?

Những trường hợp trẻ sẽ được chuyển tiêm tại bệnh viện bao gồm: Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính; Nghe tim, phổi bất thường; Phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.

10. Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, trẻ cần được theo dõi trong bao lâu và theo dõi những gì?

Trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Các dấu hiệu bất thường cần theo dõi: Phát ban, kích thích, mệt lả, khó thở, tím tái, co giật, rối loạn tiêu hóa, vã mồ hôi, …

11. Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có các dấu hiệu: Kích thích vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở (khi hoạt động bình thường, khi nằm), sốt cao khó hạ nhiệt độ (hoặc kéo dài hơn 24h), vân tím trên da, phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ.

Vaccine cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi

Vaccine cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi

Tải file PDF tại đây

Thiết kế: Minh Hà

Thủy Tiên, Bá Trình – HCDC (tổng hợp)

Truy cập nội dung luôn

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH) Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc http://moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Truy cập nội dung luôn

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH) Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc http://moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Trẻ em từ 5-11 tuổi hiện đủ điều kiện tiêm vắc-xin liều tăng cường. Không phải tất cả các địa điểm tiêm chủng sẽ sẵn sàng ngay lập tức để tiêm liều tăng cường cho nhóm tuổi này. Vui lòng kiểm tra trước về tình trạng sẵn sàng của địa điểm tiêm chủng trước khi đến.

Mũi tiêm tăng cường đầu tiên (từ 5 tuổi trở lên)

Tất cả mọi người từ 5 tuổi trở lên nên tiêm một liều tăng cường để được bảo vệ đầy đủ:

  • Năm tháng sau khi tiêm liều thứ hai của Pfizer hoặc Moderna (LƯU Ý: Những người bị tổn thương hệ miễn dịch có thể có nhiều liều hơn. Hãy tiêm một liều tăng cường 3 tháng sau khi tiêm liều cuối cùng trong loạt vắc-xin chính của quý vị.)
  • 2 tháng sau khi tiêm liều 1 của vắc-xin J&J (Johnson & Johnson)

Liều vắc-xin tăng cường thứ hai

Những người nên tiêm vắc-xin COVID liều tăng cường thứ hai của Pfizer và Moderna:

Những người sau đây cũng đủ điều kiện:

  • Những người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm vắc-xin J&J cho liều vắc-xin chính và liều tăng cường của họ.

Nếu quý vị đủ điều kiện, quý vị có thể tiêm liều vắc-xin tăng cường thứ 2 ít nhất 4 tháng sau khi tiêm liều thứ nhất. Truy cập Tiêm vắc-xin ở Quận King để xem thông tin về địa điểm tiêm vắc-xin và đặt lịch hẹn.

Tất cả mọi người từ 5 tuổi trở lên hiện đủ điều kiện để chích ngừa cho COVID-19. Tại thời điểm này, vắc-xin COVID-19 không được phép sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Các cuộc thí nghiệm y tế đang được tiến hành cho trẻ nhỏ.

Các lựa chọn vắc xin COVID-19 cho thanh thiếu niên

  • Pfizer: từ 5 tuổi trở lên
  • Johnson & Johnson: từ 18 tuổi trở lên
  • Moderna: từ 18 tuổi trở lên

Vắc-xin J&J có nguy cơ thấp về chứng rối loạn đông máu nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ dưới 50 tuổi. Vắc-xin Pfizer và Moderna không có nguy cơ này, và được khuyên dùng thay vì vắc-xin J&J cho liều đầu tiên và liều tăng cường.

Khi quý vị lên lịch hẹn, hãy đảm bảo rằng họ cung cấp vắc xin đã được cho phép cho nhóm tuổi của mình.

  • Giấy tờ để xác nhận tuổi: có thể sử dụng giấy tờ tùy thân do tiểu bang, bộ lạc hoặc liên bang cấp, giấy khai sinh, thẻ ID học sinh hoặc giấy tờ từ trường học hoặc y tế có tên và ngày sinh.
  • Mặc áo tay ngắn hoặc ống tay rộng, dễ cuộn lại khi tiêm vắc xin ở bắp tay.
  • Sự Đồng Ý Của Người Lớn: Nếu quý vị dưới 18 tuổi, quý vị có thể cần sự đồng ý của người lớn để được tiêm chủng. Quý vị có thể tự chấp thuận việc tiêm chủng nếu quý vị đã được phép quyền độc lập, kết hôn với một người trưởng thành, hoặc địa điểm tiêm chủng xác định quý vị là một trẻ vị thành niên trưởng thành (trang tiếng Anh). Không phải địa điểm tiêm chủng nào cũng có thể xác định một người trẻ là thành niên trưởng thành.
  • Những người lớn có thể đồng ý cho trẻ vị thành niên tiêm vắc-xin bao gồm:

    • Người lớn được tòa án cho phép ra quyết định về việc chăm sóc sức khỏe của quý vị (người giám hộ hợp pháp, người trông coi, người chăm sóc thay mặt cha mẹ do lệnh sống bên ngoài gia đình)
    • Cha mẹ
    • Người lớn được cha mẹ quý vị cho phép trên giấy tờ để đưa ra các quyết định về việc chăm sóc sức khỏe của quý vị
    • Người thân có trách nhiệm để chăm sóc sức khỏe của quý vị
    • Trong một số trường hợp, y tá của trường, người cố vấn của trường, hoặc người liên lạc cho học sinh vô gia cư

    Nếu một người lớn được ủy quyền không thể đến cuộc hẹn tiêm vắc-xin cùng với quý vị, hãy kiểm tra với nhà cung cấp vắc-xin của quý vị về các yêu cầu để xuất trình bằng chứng về sự đồng ý của người lớn hoặc giấy tờ cho phép quyền độc lập.

Mẫu đơn này được sử dụng tại các địa điểm tiêm chủng của Bộ Y Tế Công Cộng - Seattle & Quận King, bao gồm các địa điểm Tiêm Chủng Đối Tác ở Auburn và Kent và các phòng khám Y Tế Công Cộng. Nếu một người lớn được ủy quyền không thể đến cuộc hẹn tiêm vắc-xin cùng với quý vị, mẫu đơn này có thể được sử dụng để làm đơn đồng ý. Nhân viên Y Tế Công Cộng cũng có thể chấp nhận sự đồng ý bằng lời nói qua điện thoại hoặc trên giấy tờ từ người lớn được ủy quyền. Nếu cuộc hẹn tiêm vắc-xin của quý vị không phải tại một địa điểm của Bộ Y Tế Công Cộng, hãy kiểm tra với nhà cung cấp vắc-xin của quý vị về các yêu cầu để xuất trình bằng chứng về sự đồng ý của người lớn hoặc giấy tờ cho phép quyền độc lập.