Un là tên viết tắt của tổ chức nào năm 2024

UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào? Việt Nam tham gia vào tổ chức UNICEF khi nào? chị H.Y - Hà Nội.

UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào? Việt Nam tham gia vào tổ chức UNICEF khi nào?

"UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào?" có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Để có thể giải đáp cho câu hỏi "UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào?" thì quý độc giả có thể tham khảo nội dung sau:

UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc là Tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, có tôn chỉ mục đích là bảo vệ và phục vụ các nhu cầu về sự sống còn, tồn tại và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới.

Unicef có 8 Trụ sở khu vực trong đó có các trụ sở tại Giơ-ne-vơ, Tô-ky-ô, một trung tâm nghiên cứu ở Phlo-ren-xơ (Florence) và một trung tâm cung ứng tại Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch).

Ngày 11 tháng 12 năm 1946, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ/LHQ) đã thông qua nghị quyết 57 (I) thành lập Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp (United Nations International Children's Emergency Fund) – viết tắt là UNICEF, với mục đích ban đầu là cung cấp viện trợ khẩn cấp cho trẻ em châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ngày 6 tháng 10 năm 1953, ĐHĐ/LHQ thông qua nghị quyết 802 (VIII), quyết định đổi tên Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp thành Quĩ Nhi đồng của LHQ (United Nations Children's Fund) song vẫn giữ tên viết tắt là UNICEF.

Theo đó, UNICEF có quan hệ với Việt Nam từ cuối năm 1975 trước khi Việt Nam trở thành thành viên của LHQ. Đây là một trong những TCQT đầu tiên có quan hệ với Việt Nam sau khi nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Viện trợ của UNICEF đã góp đáng kể cho việc thực hiện chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở nước ta. Đồng thời Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em vào năm 2001.

Nguồn: Bộ LĐ,TB &XH

https://www.molisa.gov.vn/baiviet/5795?tintucID=5795

Un là tên viết tắt của tổ chức nào năm 2024

UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào? (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức UNICEF hiện nay ra sao?

Cơ cấu: Đứng đầu UNICEF là một Giám đốc Chấp hành. Hai Phó Giám đốc chấp hành giúp việc cho Giám đốc và một Ban thư ký. Ban thư ký có chức năng thực thi mọi công việc của UNICEF tại trụ sở UNICEF Niu Oóc và ở 8 Văn phòng UNICEF tại các khu vực với 126 văn phòng đại diện tại các nước phụ trách hơn 160 nước trên thế giới. Năm 1994, Ban thư ký này bao gồm 8.415 người. Năm 1998, đáp ứng lời kêu gọi tinh giản bộ máy của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Ban thư ký còn 6.200 người trong đó 84% làm việc ở các văn phòng khu vực và văn phòng đại diện của UNICEF ở 126 nước trên thế giới, số còn lại làm việc tại Trụ sở Trung ương Niu Oóc.

Cơ quan lãnh đạo của UNICEF là Hội đồng chấp hành UNICEF (HĐCH/UNICEF) bao gồm 36 nước thành viên của Liên hợp quốc được chọn bầu theo tỷ lệ phân bổ cho các khu vực địa lý.

Ban đầu, HĐCH bao gồm 30 thành viên, sau này tăng lên 41 thành viên và từ năm 1993, ĐHĐ/LHQ khoá 48 ra nghị quyết 48/162 qui định số thành viên HĐCH/UNICEF là 36.

Các thành viên này được phân bổ theo khu vực địa lý như sau: Châu Phi : 8; Châu Á : 7; các nước Đông Âu: 4; khu vực Mỹ la tinh và Vịnh Ca-ri-bê: 5; Tây Âu và các nước khác (gồm cả Nhật Bản): 12. Mỗi năm sẽ bầu lại 1/3 số thành viên nói trên tại phiên họp hàng năm của Hội đồng Kinh tế xã hội (ECOSOC). Nhiệm kỳ thành viên Hội đồng là 3 năm.

Mỗi năm HĐCH/UNICEF họp 4 kỳ: phiên thường kỳ thứ nhất, thứ hai , thứ ba vào các tháng 1, 3, 8 dương lịch và một phiên hàng năm bàn các vấn đề thực chất vào tháng 5 hoặc tháng 6 dương lịch. Nhiệm vụ chính của HĐCH/UNICEF là:

- Thực hiện các chính sách của Đại hội đồng LHQ, sự phối hợp và chỉ đạo của ECOSOC có liên quan tới các hoạt động của UNICEF.

- Tiếp nhận thông tin từ Giám đốc Chấp hành và chỉ đạo, chỉ thị cho Giám đốc Chấp hành về hoạt động của UNICEF.

- Bảo đảm các hoạt động và chiến lược hoạt động thực tiễn của UNICEF phù hợp với sự chỉ đạo chung về Chính sách của ĐHĐ/ LHQ và ECOSOC.

- Theo dõi hoạt động thực thi của UNICEF tại các nước.

- Thông qua các Chương trình hoạt động kể cả các Chương trình Quốc gia.

- Quyết định các kế hoạch về quản lý hành chính và ngân sách.

- Đề xuất những sáng kiến mới lên ECOSOC và thông qua ECOSOC, lên ĐHĐ/LHQ khi cần thiết .

- Khuyến khích và xem xét các sáng kiến mới về chương trình

- Đệ trình báo cáo hàng năm lên ECOSOC tại phiên họp thường kỳ bàn về các vấn đề thực chất, trong đó có thể nêu những khuyến nghị nhằm cải tiến việc phối hợp hoạt động trên thực địa.

Đại hội đồng Liên hợp quốc: là cơ quan thảo luận và hoạch định chính sách mang tính đại diện bao trùm nhất của Liên hợp quốc, gồm tất cả 193 quốc gia thành viên. Vào tháng 9 hằng năm, các nguyên thủ và lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên hợp quốc họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Hoa Kỳ) để tham gia phiên thảo luận của Khóa họp hằng năm Đại hội đồng Liên hợp quốc. Các thành viên Đại hội đồng đều bình đẳng, không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ, mỗi quỗc gia thành viên đều được một phiếu bầu. Hằng năm, Đại hội đồng bầu ra Chủ tịch các khóa họp thường niên với nhiệm kỳ một năm.

Hội đồng Bảo an: có trách nhiệm chính là gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo an có 15 Ủy viên, trong đó có 5 Ủy viên thường trực (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp) và 10 Ủy viên không thường trực được bầu đại diện cho các nhóm khu vực. Mỗi ủy viên đều có một phiếu bầu. Theo Hiến chương, Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả trừng phát, cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình, hoặc các hành động xâm lược. Các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo an khi đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành. Chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an được luân phiên giữa các nước ủy viên theo từng tháng.

Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC): là cơ quan soạn thảo và điều phối các chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhân quyền của Liên hợp quốc, và được đặt dưới quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Phần lớn các nghị quyết và quyết định của Đại hội đồng về kinh tế, xã hội, nhân quyền và nhân đạo đều bắt nguồn từ các khuyến nghị do ECOSOC trình lên. Hội đồng Kinh tế-Xã hội có 54 thành viên do Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ ba năm. Đây cũng là diễn đàn chính của Liên hợp quốc để thảo luận, đánh giá và đưa ra những ý tưởng, sáng kiến thúc đẩy triển khai mục tiêu phát triển bền vững.

Hội đồng Quản thác: được thành lập theo Chương XIII của Hiến chương Liên hợp quốc có nhiệm vụ giám sát quốc tế đối với 11 vùng lãnh thổ quản thác được đặt trong hệ thống theo các thoả thuận riêng với quốc gia quản lý các vùng lãnh thổ này. Đến năm 1994, tất cả các vùng lãnh thổ quản thác này đã trở thành các vùng tự trị hoặc giành được độc lập.

Toà án Quốc tế: là cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc và có trụ sở ở La Hay (Hà Lan). Chức năng chính của Tòa án Quốc tế là giải quyết bằng biện pháp hoà bình các tranh chấp quốc tế, các vụ kiện do các quốc gia đưa lên phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục tiêu của tòa án là áp dụng các tập quán quốc tế để thiết lập các quy tắc được các quốc gia liên quan chính thức công nhận, các thông lệ quốc tế được chấp nhận như luật, các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế được các quốc gia công nhận, các phán quyết của các tòa án… Tòa án cũng khuyến nghị Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an về lĩnh vực luật pháp, các vấn đề luật pháp nổi lên trong phạm vi hoạt động của các cơ quan này.

Toà án Quốc tế có trụ sở ở La Hay (Hà Lan). (Ảnh: Reuters)

Toà án Quốc tế có trụ sở ở La Hay (Hà Lan). (Ảnh: Reuters)

Ban Thư ký: gồm một Tổng Thư ký và các nhân viên giải quyết các công việc hàng ngày của Liên hợp quốc. Tổng Thư ký là viên chức quản lý cao nhất của tổ chức này, do Đại hội đồng Liên hợp quốc bổ nhiệm theo kiến nghị của Hội đồng Bảo an với nhiệm kỳ 5 năm. Kể từ khi thành lập năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc đã có 9 vị Tổng Thư ký, hiện là Tổng Thư ký Antonio Guterres (tháng 1/2017).

Ngoài ra trong hệ thống Liên hợp quốc còn có rất nhiều các chương trình, quỹ, cơ quan chuyên môn với bộ máy và ngân sách riêng. Các chương trình và quỹ có ngân sách hoạt động được lấy từ nguồn đóng góp tự nguyện, các cơ quan chuyên môn có ngân sách từ nguồn đóng góp tự nguyện và đóng góp theo phân bổ hằng năm.

Các quỹ và chương trình: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), UN-Habitat, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Lương thực Liên hợp quốc (WFP).

Các cơ quan chuyên môn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Hàng không quốc tế (ICAO), Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Liên minh Bưu chính quốc tế (UPU), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Ngân hàng Thế giới (WB).