Tỷ lệ trẻ em thất học ở Việt Nam

Thứ Hai, ngày 06/09/2021 15:02

Quỹ Giáo dục Bình đẳng Thái Lan [EEF] công bố thông tin, ước tính có khoảng 1,9 triệu trẻ em trong số 9 triệu trẻ em độ tuổi đi học của Thái Lan sinh sống trong hộ gia đình nghèo và nghèo cùng cực- đây có thể nói là một tỷ lệ rất cao.

Theo TS.Kraiyos Patrawart, Phó Giám đốc Quỹ Giáo dục Bình đẳng Thái Lan [EEF], cho biết: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến thu nhập của một bộ phận hộ gia đình Thái Lan giảm xuống mức trung bình 1.094 baht mỗi tháng, chủ yếu hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù Chính phủ đã áp dụng nhiều gói hỗ trợ ASXH. Hệ lụy là số lượng trẻ em hộ gia đình nghèo được thống kê trong học kỳ 1/2021 cao kỷ lục là 1.302.968 trẻ, tăng 128.524 trẻ so với học kỳ 2/2020.

Một khảo sát khác cho thấy, 87,94% [tương đương 271.888 học sinh] thuộc hộ gia đình nghèo ở 29 tỉnh, thành Thái Lan gặp khó khăn trong học tập trong thời gian phòng, chống Covid-19 do thiếu điện lưới và thiết bị điện tử phục vụ học trực tuyến. Trong đó, 5 tỉnh, thành khó khăn nhất là Narathiwat, Pattani, Tak, Nakhon Ratchasima và Yala. Trước nguy cơ trẻ em nghèo bị loại khỏi hệ thống giáo dục, EEF đã có những can thiệp cần thiết để hỗ trợ chi phí học tập, cấp học bổng… để các em có thể trở lại trường học. Tính đến tháng 8/2021, trong 294.454 học sinh thuộc hộ gia đình nghèo đã có 242.081 em [82,82%] đi học trở lại nhưng vẫn có 43.060 em [14,6%] bỏ học. Hầu hết là các em học lớp 6 [33.710 em] và lớp 12 [8.699 em].

Theo thống kê tại các quốc gia Đông Nam Á, giáo dục từ xa làm giảm khoảng 50% kiến thức của sinh viên hoặc khoảng nửa năm thời gian học tập. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài đến hết tháng 12/2021, dự báo tỷ lệ thất học của trẻ em sẽ còn tăng cao hơn nữa. Dilaka Lathapipat, chuyên gia lĩnh vực Kinh tế phát triển con người, thuộc Ngân hàng Thế giới [WB] có trụ sở tại Bangkok, cho biết, những dự báo như vậy sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong tương lai, ước tính sẽ thiệt hại hơn 9 nghìn tỷ USD.

Ở Thái Lan, nếu tình hình không thay đổi, hết tháng 12/2021, ước tính ảnh hưởng của Covid-19 sẽ tiêu tốn khoảng 390 tỷ USD hoặc tương đương 30% GDP. Trong tương lai, những trẻ em thời kỳ này sẽ dần gia nhập thị trường lao động. Việc hao hụt kiến thức đồng nghĩa với chất lượng thị trường lao động bị suy giảm, trong khi những trẻ em thời kỳ này sẽ ở lại thị trường lao động cho đến năm 2081, tức 60 năm kể từ bây giờ. Hậu quả là làm giảm tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế, tích lũy tư bản và năng suất lao động, giảm tỷ lệ phát triển về mọi lĩnh vực xã hội.

Tùng Anh [Theo The Nation Thailand]

Nếu tính riêng ở khu vực dân tộc thiểu số thì tỷ lệ trẻ em đến trường bậc tiểu học chỉ đạt khoảng 80% và bậc trung học cơ sở là 77%. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trẻ em dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa không thích đến trường hoặc bỏ học giữa chừng?

Vì sao học sinh dân tộc bỏ học giữa chừng?

Nghiên cứu của Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh vừa mới thực hiện tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ trẻ em đến trường ở bậc tiểu học gần như là phổ cập [đạt gần 95%]. Tuy nhiên, nếu tính riêng ở khu vực dân tộc thiểu số thì tỷ lệ trẻ em đến trường bậc tiểu học chỉ đạt khoảng 80% và bậc trung học cơ sở là 77%. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trẻ em dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa không thích đến trường hoặc bỏ học giữa chừng?

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Đặng Huỳnh Mai, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em dân tộc không thích đi học hoặc đi học giữa chừng rồi bỏ là do nhiều gia đình quá nghèo, đông con và không có ý thức đưa con em mình đến trường. Tại các vùng dân tộc thiểu số, tỷ lệ trẻ em nữ đến trường ngày càng giảm. Nguyên nhân là do nhiều gia đình dân tộc còn quan điểm cổ hủ “trọng nam khinh nữ”, chỉ có con trai mới cần phải đi học còn con gái đến 13-14 tuổi nên đi lấy chồng. Do đó, nhiều em gái chỉ học hết cấp tiểu học là ở nhà và chuẩn bị xây dựng gia đình.

Về phía học sinh, nhiều em vì không có thời gian để làm bài tập về nhà cũng như không có ai giúp đỡ hiểu thêm bài khi cô giáo giao nên dẫn đến học lực của những em này thường rất kém và cuối cùng chán nản bỏ học luôn khi mới chỉ học hết đến lớp 6. Có những học sinh chỉ thích theo bố mẹ đi làm nương rẫy, không thích đến trường.

Bà Kiều Thị Bích Thuỷ, cán bộ nghiên cứu giáo dục dân tộc [Bộ Giáo dục-Đào tạo] cho biết: Hiện nay, các môn học trong trường đều được dạy bằng tiếng Việt, trong khi đó kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn rất kém. Việc chưa thông thạo tiếng Việt thể hiện qua cách các em không nghe kịp được các thày cô giảng hoặc nhiều em nghe nhưng không hiểu nghĩa của từ nên không nhớ được kiến thức cô giáo dạy mình. Bộ Giáo dục-Đào tạo phối hợp với Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh vừa có cuộc điều tra về trình độ hiểu tiếng Việt ở các vùng sâu, vùng xa và nhận thấy: Nhiều học sinh dân tộc thiểu số học đến lớp 6 vẫn chưa đọc, viết được tiếng Việt. Tỷ lệ học sinh lớp 6 đọc chưa thông, viết chưa thạo tiếng Việt chiếm tới 30%. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh dân tộc thiểu số thường xuyên bỏ học.

Môi trường học tập tại trường chưa đủ hấp dẫn, thiếu các hoạt động ngoại khoá cộng thêm điều kiện vật chất khó khăn khiến học sinh dân tộc thiểu số phải sống trong điều kiện nội trú không đủ đảm bảo vệ sinh và độ an toàn. Điều này làm mất thời lượng học, giảm sự hứng thú khi đến trường ở trẻ em, khiến các em dễ dàng bỏ học ngay cả vì những lý do rất đơn giản như trường học cách xa nhà. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em không đến trường hoặc không muốn đi học nữa.

Để đưa các em đến trường

Chất lượng và phương pháp giảng dạy của giáo viên vùng dân tộc thiểu số chưa đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh  có kết quả học tập kém. Nhiều giáo viên chưa có phương pháp dạy học để thu hút học sinh, sử dụng tiếng dân tộc chưa thành thạo. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Bành Tiến Long, để giúp các em dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đến trường nhiều hơn và không bỏ học giữa chừng thì giải pháp nâng cao chất lượng và phương pháp giảng dạy phải được đặt lên hàng đầu. Theo đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo nên thường xuyên mở lớp bồi dưỡng phương pháp sư phạm cho giáo viên, gắn giảng giải và đàm thoại, sử dụng, khai thác đồ dùng dạy học trong giảng dạy, tổ chức các trò chơi gắn với từng tiết học và môn học, đưa ra các câu hỏi mở trong khi giảng bài. Việc đào tạo nhằm nâng cao trình độ học tiếng dân tộc cho giáo viên cũng cần được chú trọng.

Đối với chương trình dạy học song ngữ [tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số] thì việc thiết lập chương trình, tài liệu giáo dục phù hợp cho từng cấp học và từng thứ tiếng dân tộc cũng cần được quan tâm. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn với chỗ học, chỗ vui chơi khang trang, sạch đẹp, thoáng mát sẽ khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động học tập. 

Bà Kiều Thị Bích Thuỷ, cán bộ nghiên cứu giáo dục dân tộc [Bộ Giáo dục-Đào tạo] cho rằng: Việc tuyên truyền viên để kêu gọi và hỗ trợ các gia đình dân tộc thiểu số đưa con em mình đến trường cũng là một giải pháp nhằm giúp cho trẻ em vùng sâu, vùng xa đến trường nhiều hơn và không bỏ học giữa chừng.

Việc huy động trẻ đến trường cũng như nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn là một vấn đề mà ngành Giáo dục đang quan tâm. Thiết nghĩ, ngoài sự kết hợp chặt chẽ giữa địa phương-gia đình- nhà trường và học sinh đòi hỏi cần có sự đầu tư và hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước cho những vùng đặc biệt này.

[Theo VOV]

[TT: N.K.T]

Đây là con số được chỉ ra trong “Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: nghiên cứu của Việt Nam”, được Bộ GD-ĐT và UNICEF công bố ngày 11/9.

“Qua nghiên cứu, lần đầu tiên thấy rõ và toàn diện vấn đề trẻ em ngoài nhà trường [TENNT] ở Việt Nam: số lượng, đặc điểm, các rào cản và vướng mắc, các gợi ý cho lập kế hoạch phát triển giáo dục, quản lý và xây dựng chính sách. Nghiên cứu góp phần giúp ngành giáo dục thúc đẩy phương pháp tiếp cận mới trong xây dựng chính sách giáo dục, từ đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống số liệu để nắm thực trạng một cách kịp thời, toàn diện”, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phát biểu tại buổi lễ công bố.

“Tôi mong muốn Bộ GD-ĐT, cũng như các Sở GD-ĐT sử dụng tối đa các số liệu và khẩn trương đưa phân tích trong báo cáo này vào thực tiễn với các điều chỉnh chính sách giáo dục, cũng như các biện pháp quản lý trọng điểm”, ông Jesper Moller, Phó Đại diện UNICEF phát biểu.

Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, UNICEF Việt Nam cho biết, báo cáo phân tích chung cả nước và 8 tỉnh, thành phố được chọn để phân tích cụ thể, gồm: Lào Cai, Điện Biên, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, TP Hồ Chi Minh, Đồng Tháp va An Giang. Ngoài ra, khảo sát thực tế được thực hiện ở 6 trong số 8 tỉnh này để tăng cường phân tích rào cản và đề ra khuyến nghị của nghiên cứu.

Theo số liệu vừa được công bố, có tới 1,1 triệu trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 5-14 tuổi chưa từng được đến trường học hoặc đã bỏ học. Tỷ lệ trẻ em chưa bao giờ đi học khá cao, đặc biệt cao đối với một số nhóm dân tộc thiểu số. Chung cả nước có 2,57% trẻ em từ 5-17 tuổi chưa bao giờ đi học. Dân tộc Mông có tỷ lệ trẻ em từ 5-17 tuổi chưa bao giờ đi học cao nhất trong các nhóm dân tộc thiểu số chính, bằng 23,02%. Nói cách khác, gần 1/4 số trẻ em dân tộc Mông ở độ tuổi đi học chưa từng đi học bất cứ một loại trường lớp nào.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Mản Thẩn [huyện Si Ma Cai, Lào Cai] trong giờ ra chơi. [Ảnh: Nguyên Chi]

Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ TENNT độ tuổi 5 tuổi giữa các nhóm dân tộc. Tỷ lệ TENNT độ tuổi 5 tuổi thấp nhất là 3,26% ở dân tộc Mường, cao nhất là 37% ở dân tộc Khmer. Tỷ lệ này ở dân tộc Mông cũng rất cao, ở mức 34,49%. Hai nhóm dân tộc này có tỷ lệ TENNT độ tuổi 5 tuổi cao hơn dân tộc Kinh khoảng 3 lần và cứ 3 trẻ em 5 tuổi thì có 1 trẻ em không đi học.

Dân tộc Tày có tỷ lệ TENNT độ tuổi tiểu học thấp nhất, ở mức 1,77%. Dân tộc Kinh và Mường cũng có tỷ lệ TENNT thấp hơn mức trung bình cả nước, lần lượt là 2,52% và 2,58%. Tỷ lệ TENNT cao nhất là ở dân tộc Mông, ở mức 26,5%, tương đương với 1/4 số trẻ em dân tộc Mông độ tuổi tiểu học không đến trường, trong đó 32,78%, tương đương 1/3 số trẻ em gái dân tộc Mông độ tuổi tiểu học không đến trường. Dân tộc Khmer có tỷ lệ TENNT độ tuổi tiểu học cao sau dân tộc Mông, ở mức 13,34%.

Chênh lệch giới về tình trạng đi học độ tuổi tiểu học ở cấp quốc gia dường như rất nhỏ, trừ dân tộc Mông và nhóm trẻ em khuyết tật. Đến độ tuổi trung học cơ sở, sự chênh lệch giới trở nên rõ hơn, đặc biệt ở các nhóm dân tộc thiểu số, với tỷ lệ trẻ em trai không đến trường và tỷ lệ trẻ em trai thôi học đều cao hơn trẻ em gái, trừ dân tộc Mông và nhóm trẻ em di cư. Việc trẻ em trai có tỷ lệ đi học thấp hơn trẻ em gái ở các độ tuổi THCS có thể phản ảnh một vấn đề về chất lượng, như tính phù hợp của giáo dục đối với việc hình thành các kỹ năng hoặc tính phù hợp với trẻ em trai hoặc gái, nhìn dưới góc độ thuê lao động.

Kết quả khảo sát thực tế tại 6 tỉnh cũng đều xếp nghèo đói là rào cản kinh tế lớn nhất ngăn trẻ em đến trường. Một trong những nguyên nhân của tỷ lệ TENNT 5 tuổi và THCS của các tỉnh cao trong khi tỷ lệ TENNT độ tuổi tiểu học thấp hơn đáng kể là do một số cha mẹ không có tiền để trang trải các chi phí đi học của con em mình ở hai cấp học này trong khi tiểu học được miễn học phí.

Qua khảo sát ở Điện Biên, Kon Tum, Ninh Thuận, một số gia đình không làm khai sinh cho trẻ khi sinh ra, làm ảnh hưởng đến tính chính xác của việc khai tuổi và việc đi học đúng tuổi sau này của trẻ. Các giáo viên cho biết, khi đi vận động trẻ đến trường, họ mới biết và bắt đầu hỗ trợ làm khai sinh lần đầu để các em đi học.

Khảo sát tại 6 tỉnh cũng ghi nhận thực tế là ở các gia đình dân tộc thiểu số đông con thì người mẹ thường không biết chữ và các con gái cũng không đi học cao hoặc bỏ học và đi lấy chồng sớm.

Tỷ lệ tảo hôn cao nhất là vùng Tây Bắc, sau đó đến Đông Bắc và Tây Nguyên là các vùng nghèo và đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tảo hôn xảy ra nhiều hơn ở nhóm hộ nghèo hơn, ở những người có trình độ học vấn thấp hơn.

Ngôn ngữ là một rào cản đối với học sinh dân tộc thiểu số, khảo sát thực tế ở Ninh Thuận, Kon Tum, Điện Biên cho thấy do rào cản ngôn ngữ nên trẻ em gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài. Qua phỏng vấn nhóm trẻ cho thấy nhiều em gặp khó khăn trong diễn đạt, sợ môn tiếng Việt, ngữ văn. Có những em học đến THCS vẫn còn gặp rào cản ngôn ngữ.

Báo cáo cũng đề ra khuyến nghị: Đối với vùng dân tộc thiểu số cần tiếp tục đầu tư trọng điểm, hỗ trợ giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số để có một số tấm gương tiêu biểu, từ đó làm nhân tố thúc đẩy động cơ học tập của người dân nói chung và trẻ em nói riêng. Đẩy mạnh tuyên truyền chống tảo hôn, đồng thời có biện pháp động viên những đối tượng này đi học trở lại.

Phát huy vai trò của Ban Đại diện cha mẹ học sinh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên các cấp, phong trào Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học, Tổ dân phòng khuyến học hoặc các hình thức tổ chức tương tự trong công tác phối hợp với nhà trường quản lý, vận động TENNT đi học.

Xây dựng chương trình ngắn hạn và dài hạn để đào tạo và tuyển đủ giáo viên là người dân tộc, giáo viên bản địa với những biện pháp phù hợp, ví dụ: cử tuyển, phân bổ, điều chuyển. Có chế độ phụ cấp lưu động cho những giáo viên, cán bộ quản lý công tác tại địa bàn vùng núi cao, có độ dốc lớn, có các điểm trường cách xa trung tâm. Xây dựng đủ nhà công vụ cho giáo viên ở những vùng khó khăn.

Sử dụng “Khung Khái niệm và Phương pháp luận về TENNT” của UNICEF và Viện Thống kê của UNESCO, Báo cáo “TENNT: Nghiên cứu của Việt Nam” do Bộ Giáo dục va Đào tạo chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của UNICEF Việt Nam. Báo cáo phân tích thực trạng của TENNT ở độ tuổi 5-14 tuổi và trẻ em đang đi học tiểu học và THCS nhưng có nguy cơ bỏ học. Từ đó báo cáo đã đề ra các khuyến nghị để dỡ bỏ các rào cản này.

Phương Nhung

Video liên quan

Chủ Đề