Tỷ lệ PTI là gì

  • DTI là gì ? Tỉ lệ nợ trên thu nhập là gì ?
  • Tỉ lệ DTI được tính toán như thế nào ?
  • Ý nghĩa của DTI

DTI là một chỉ số thông dụng mà khách hàng thường được nhắc tới khi đi vay tiền mặtngân hàng. Vậy bạn có biết DTI là gì ? Các nhân viên tư vấn đang muốn ám chỉ điều gì về khả năng được vay vốn của bạn. Hãy để Vaytienaz giải thích kỹ hơn về DTI cũng như ý nghĩa thật sự của chúng.

DTI là gì ? Tỉ lệ nợ trên thu nhập là gì ?

DTI là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Debt To Income [DTO] Ratio, thể hiện mối liên hệ giữa tổng số tiền trả nợ với tổng thu nhập của khách hàng đi vay tiền ngân hàng.

Tỉ lệ DTI được tính toán như thế nào ?

Để tính toán được chỉ số DTI của một khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện các tính như sau:

DTI = Tổng số tiền nợ hàng tháng / Tổng thu nhập hành tháng trước thuế

Trong đó:

  • Tổng số tiền nợ hàng tháng bao gồm các khoản vay tiền mua nhà, mua ô tô, vay tiêu dùng
  • Chỉ số này không tính đến những chi phí cá nhân của người đi vay như ăn, ở, đi lại

Để hiểu rõ hơn về chỉ số này, các bạn có thể tham khảo ví dụ đơn giản sau:

Một cặp vợ chồng có tổng thu nhập hàng tháng trước thuế là 60.000.000đ mỗi tháng, và hàng tháng họ phải trả các hóa đơn sau:

Khoản thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng: 2.500.000đ

Nợ vay mua ô-tô: 5.000.000đ

Và bây giờ họ đang xin cấp vốn vay mua nhà với khoản phải trả hàng tháng là 12.500.000đ bao gồm các khoản gốc, lãi, bảo hiểm và thuế

Khi đó, DTI = [2.500.000đ + 5.000.000đ + 12.500.000đ] / 60.000.000đ = 0.33 tương đương 33%

Công thức tính DTI

Tỷ lệ DTI dưới 38% thì hầu hết các ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ đồng ý với khoản vay của bạn. Một số khác có thể chấp nhận tỷ suất DTI ở mức cao hơn nữa nếu khách đi vay có vốn đối ứng cao hoặc lịch sử tín dụng rất tốt. Cụ thể, bạn sẽ được vay thế chấp khi tỷ lệ DTI không vượt quá 43%.

Ý nghĩa của DTI

Tỉ lệ DTI càng thấp thì chứng tỏ khả năng tài chính của bạn càng cao, rủi ro khi vay vốn càng thấp. Ngân hàng đánh giá mức DTI của bạn để làm căn cứ xác định xem có nên cho bạn vay tiền hay không.

Nếu chỉ số này ở trong ngưỡng an toàn thì bạn sẽ được ngân hàng cho vay tiền, ngược lại nếu tỉ lệ DTI quá cao, khả năng rủi ro với khoản vay của bạn cũng ở mức cao. Khi đó, ngân hàng sẽ xem xét và có thể loại hồ sơ vay vốn của bạn. Đây có thể là một trong những lý do khiến hồ sơ của bạn bị từ chối vay.

Như vậy có thể thấy, DTI là một chỉ số quan trọng mà bất kỳ ngân hàng nào cũng cần để quyết định có nên duyệt một khoản vay hay không. Bởi vì ưu điểm của việc duyệt vay theo DTI sẽ góp phần giảm nợ xấu, giảm rủi ro cho phía ngân hàng.

Một số thông tin từ Vaytienaz hi vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về DTI và ý nghĩa của DTI. Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc gì về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Video liên quan

Chủ Đề