Tủ thuốc gia đình nên đặt ở đâu

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh - nguyên Trưởng khoa nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, tủ thuốc gia đình chỉ nên chứa các dược phẩm thông thường. Bác sĩ tư vấn cách sắp xếp như sau:

Các loại thuốc cần trữ

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Tủ thuốc gia đình nhất thiết phải có dược phẩm này để giúp người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ nhanh chóng hạ sốt, tránh co giật và tai biến do sốt cao. Nên dự trữ thuốc chứa hoạt chất paracetamol dạng bột, mùi thơm, vị ngọt [liều 80, 150, 250mg] nếu nhà có em bé. Có thể mua thuốc hạ sốt dùng đường hậu môn trong trường hợp trẻ cần hạ sốt khẩn cấp.

Nước muối sinh lý: Nên dự trữ khoảng 4-5 lọ để vệ sinh mắt, mũi hàng ngày sau khi ra ngoài đường về, đi bơi, hoặc dùng vào thời điểm nhiều dịch bệnh. Bạn cũng nên nhỏ mũi khi cảm cúm, sốt siêu vi; rửa mắt khi có dị vật [hạt bụi, côn trùng, cát...] bay vào.

Mỗi gia đình nên có tủ thuốc riêng trong nhà.

Thuốc tiêu hóa: Dùng sản phẩm bù nước trong trường hợp tiêu chảy, chú ý pha đúng tỷ lệ hướng dẫn để tránh ngộ độc. Ngoài ra, cần trữ thuốc sữa phòng khi đau bao tử; thuốc chứa hoạt chất dompéridone dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu; thuốc trị tiêu chảy…

Thuốc da liễu, dị ứng: Tủ cần có thuốc trị bỏng, bôi chống muỗi hoặc côn trùng đốt dạng mỡ. Có thể dùng thuốc chống dị ứng dạng viên hoặc siro [dành cho trẻ nhỏ] khi mẩn ngứa hoặc mề đay cấp tính.

Dung dịch sát trùng: Cồn 70, 90 độ để sát trùng vết thương ngoài da.

Bông, băng, gạc y tế: Dùng để lau chùi và băng bó vết thương. Đối với bông, nên cắt sẵn bằng kéo sạch thành từng miếng để tiện dụng.

Cặp nhiệt độ: Dùng để đo thân nhiệt khi có biểu hiện sốt.

Máy đo huyết áp: Dụng cụ này không thể thiếu nếu nhà có người già mắc bệnh huyết áp, tim mạch.

Vị trí đặt tủ thuốc

Tủ thuốc cần đặt nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ tương đối ổn định, tránh ánh nắng trực tiếp để thuốc không hỏng trước khi hết hạn sử dụng.Không nên đặt tủ thuốc ở nơi ẩm ướt hoặc trong tầm với của trẻ, người cao tuổi lú lẫn, thân nhân có bệnh tâm thần. Tủ thuốc nếu có khóa cũng tốt, nhưng cần nhớ chìa khóa ở đâu khi có chuyện.

Cách thiết kế tủ thuốc

Tủ thuốc có thể làm bằng gỗ hoặc kính bọc nhôm, nhưng phải sạch sẽ. Mặt trước tủ là nơi để ghi địa chỉ và số điện thoại của xe cấp cứu, bệnh viện, trạm y tế gần nhà, thầy thuốc quen biết với gia đình.

Tủ nên được chia làm ba phần rõ rệt.Phần một dành cho nhiệt kế, băng cá nhân, keo, kéo, kẹp, cồn, nước oxy già.Phần 2 chứa thuốc bôi ngoài như kem giảm đau, chống dị ứng, súc miệng, nhỏ mắt, rửa tai, thông mũi. Phần 3 cất thuốc uống giảm đau, hạ sốt, đau bao tử, chống tiêu chảy, dị ứng.

Tủ thuốc có thể làm bằng gỗ hoặc kính bọc nhôm, nhưng phải sạch sẽ.

Lưu ý khi bài trí

Tất cả thuốc phải còn bao bì, không nhét nhiều loại vào chung một hộp, tuyệt đối không xé lẻ dễ gây nhầm lẫn.Nên bài trí tủ thuốc gọn gàng, để lúc cần có thể tìm được ngay.

Tránh ôm đồm nhiều loại, gây bối rối lúc vội tìm kiếm, hoặc lãng phí nếu để lâu hết hạn sử dụng. Tránh đặt thuốc đặc hiệu trong tủ, khiến người nhà cảm lạnh lấy nhầm thuốc hạ huyết áp, nguy hiểm đến tính mạng.

Cách kiểm tra thuốc thường xuyên

Tủ thuốc gia đình cần được kiểm tra định kỳ để bổ sung thuốc thiếu. Bạn cũng cần xem hạn sử dụng để loại bỏ dược phẩm hết "date" hoặc nghi ngờ biến chất. Thuốc dạng siro nên ghi ngày mở nắp, sau 1-3 tháng [tùy loại] phải bỏ dù còn hạn dùng.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh
Nguyên Trưởng khoa nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.Sản phẩm sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang [288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ]. Liên hệ: 07103891433 - 08 3891434.

Với cuộc sống hiện nay thì mỗi gia đình nên có một tủ thuốc gia đình [tủ thuốc mini] với những loại thuốc cần thiết phòng trường hợp đau ốm nhẹ. Nhưng với thị trường thuốc đa dạng như hiện nay, ai cũng bối rối, không biết nên chọn những loại tủ thuốc như thế nào? thuốc gì cần nhất cho tủ thuốc tại nhà. Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây.

Hiện vẫn còn nhiều gia đình chưa coi trọng việc có tủ thuốc gia đình vì cho rằng nếu có đau hay bệnh thì đã “hỏa tốc” đến với các cơ sở y tế rồi. Đó là những quan niệm không đúng. Bởi có rất nhiều loại bệnh bạn vàc người thân có thể xử lý ngay tại nhà trước khi cần tới bác sĩ.

Vì vậy mỗi gia đình, nhất là những gia đình có người già và trẻ nhỏ cần trang bị một tủ thuốc để dự trữ một số loại thuốc và các dụng cụ y tế thông dụng, thiết yếu. Đây là việc làm cần thiết giúp xử lý nhanh những tình huống nguy cấp, giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

Tổng hợp một số câu hỏi liên quan đến tủ thuốc gia đình

Tổng hợp một số câu hỏi liên quan đến tủ thuốc gia đình

1. Cách thiết kế tủ thuốc gia đình sao để hợp lý?

Tủ thuốc có thể làm bằng gỗ hoặc kính bọc nhôm, nhưng phải sạch sẽ. Mặt trước tủ là nơi để ghi địa chỉ và số điện thoại của xe cấp cứu, bệnh viện, trạm y tế gần nhà, thầy thuốc quen biết với gia đình.

Tủ nên được chia làm ba phần rõ rệt. Phần một dành cho nhiệt kế, băng cá nhân, keo, kéo, kẹp, cồn, nước oxy già. Phần 2 chứa thuốc bôi ngoài như kem giảm đau, chống dị ứng, súc miệng, nhỏ mắt, rửa tai, thông mũi. Phần 3 cất thuốc uống giảm đau, hạ sốt, đau bao tử, chống tiêu chảy, dị ứng.

2. Tủ thuốc gia đình cần những loại thuốc gì?

1. Thuốc giảm đau và hạ sốt

  • Chuẩn bị sẵn một ít thuốc paracetamol 500mg, 325mg để giúp giảm đau và hạ sốt.
  • Đối với trẻ em, bạn có thể mua và dự trữ sẵn paracetamol hàm lượng 80mg, 150mg và 250mg dạng gói hoặc đặt hậu môn; riêng thuốc đặt hậu môn tốt nhất nên được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh
  • Khi sử dụng thuốc hạ sốt, các lần dùng nên cách nhau khoảng 4 – 6 giờ [nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc].

2. Thuốc ho

Thường chọn loại thảo dược như sirop Astex, Pectol E,… là loại an toàn cho trẻ em. Ngoài ra, có một số thuốc chuyên biệt như thuốc giãn phế quản dạng bình xịt ventolin dành cho trẻ em hay người lớn trong gia đình bị hen suyễn khi bị lên cơn, hay thuốc tim mạch hạ áp, giãn tĩnh mạch dạng ngậm dưới lưỡi, sử dụng phải theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

3. Thuốc đau bụng, ói, tiêu chảy, đầy hơi

Cốm xitrina: dùng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa ói mửa, đầy hơi. Hydrite hay Oresol là những thuốc bù nước điện giải khi bị bệnh tiêu chảy. Oresol 1 gói pha 1 lít nước chín nguội hay Hydrite 1 gói pha 200ml nước chín nguội, khuấy đều để bù nước cho trẻ.

4. Thuốc sát trùng

  • Trong tủ thuốc gia đình nên có 1 lọ povidine, hoặc xanh methylen. Thuốc sát trùng thông dụng để sát trùng vết thương ngoài da, đồng thời chống nhiễm trùng cho vết thương.
  • Cồn [Alcool] 700 hay 900 thường dùng để sát trùng tay trước khi thao tác.
  • Dầu khuynh diệp có tính sát khuẩn giảm sưng dành cho những trường hợp bị côn trùng cắn đốt [muỗi đốt chẳng hạn] hay thoa lúc bị cảm lạnh.
  • Vaseline, thuốc mỡ giúp làm lành những vùng da, môi bị nứt nẻ hay thoa hậu môn bị nứt hoặc bôi làm trơn hậu môn trước khi đi tiêu ở trẻ bị táo bón.

5. Một số thuốc và vật dụng khác

  • Nước muối sinh lý: Dung dịch NaCl 0,9% [còn gọi là nước muối sinh lý] được dùng để nhỏ mắt, mũi khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi hoặc đơn giản là làm sạch mắt và mũi của bé.
  • Bông, băng, gạc y tế: Nên có sẵn bông, băng dán cá nhân, băng gạc và băng dính để cầm máu, lau chùi và băng bó vết thương. Kéo và kẹp bằng inox để cắt và thao tác chăm sóc.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị một ít cao dán salonpas để điều trị cơn đau bên ngoài, cứu trợ tạm thời đau nhức các cơ và khớp, đau lưng, viêm khớp, vết bầm tím và bong gân.
  • Nhiệt kế: Trong tủ thuốc cần có một nhiệt kế thủy ngân hay điện tử. Cần đưa bé đi khám nếu cơn sốt vượt trên mức 390C. Điều này có thể là dấu hiệu của một số bệnh nào khác.
  • Bộ đo huyết áp tự động: Nếu trong gia đình có người cao tuổi, bạn nên có sẵn máy đo huyết áp tự động.

3. Vị trí treo, đặt tủ thuốc gia đình ở đâu hợp lý nhất?

Tủ thuốc gia đình có thể treo hoặc đặt ở những vị trí hợp lý tùy vào mỗi gia đình nhưng phải đảm bảo được một số yêu tố sau:

  • Đặt tủ thuốc ở nơi có nhiệt độ ổn định, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp để không bị ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
  • Đặt ở vị trí cao, có khóa tủ, tránh xa tầm với của trẻ em. Vị trí đặt tủ thuốc phải là nơi dễ nhìn thấy, tiện lợi cho việc sử dụng.
  • Bạn không nên để thuốc trong phòng tắm, mặc dù rất tiện dụng nhưng lại rất ẩm ướt.

4. Những thứ không nên cho vào tủ thuốc gia đình

  • Thuốc nhỏ mắt hoặc nhỏ tai: Thông thường, những sản phẩm này cần được bỏ đi ngay sau khi hết bệnh. Vì khi được dùng, chúng có thể đã không còn vô trùng và làm tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Băng keo cá nhân hết hạn: Băng keo cá nhân cũng như các loại băng y tế khác khi đã hết hạn thì khả năng là không còn vô trùng nữa. Khi đó, sử dụng các băng keo này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
  • Nhiệt kế thủy ngân: Các cơ quan y tế đã không còn khuyến cáo sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Vì khi bất cẩn làm vỡ, thủy ngân rò rỉ ra ngoài có thể gây ra một số nguy cơ sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.
  • Kem chống nắng hết hạn: Do đó, những lọ kem chống nắng đã mở nắp hơn một năm thì cần phải vứt đi. Ngoài ra, mọi người cũng cần kiểm tra hạn sử dụng. Nếu đã hết hạn sử dụng hoặc kem hỏng, có mùi thì cũng cần thay lọ khác.

5. Giá tủ thuốc gia đình khoảng bao nhiêu?

Sản phẩm tủ thuốc y tế gia đình có giá rẻ nhất là 115.000đ tại cửa hàng Lazada, Shopee, Sendo, khoảng giá trung bình trên thị trường của sản phẩm tủ thuốc y tế nhôm là 280.200đ tại Tiki, Shopee, Sendo.

6. Mua tủ thuốc gia đình ở đâu?

Một số tủ thuốc chuyên dụng hoặc thiết kế dành riêng cho ngôi nhà của bạn thì bạn có thể tìm hiểu đến một số các công ty nội thất, nhôm, nhựa để đặt hàng. Ngoài ra bạn nếu như cầu của bạn không nhiều, chỉ cần một tủ thuốc gia đình, nhỏ nhắn, nhẹ nhằng thì bạn có thể tham khảo mua tại một số trang thương mại điện tử lớn như SHOPEE, SENDO. Các mẫu mã ở đây rất đa dạng và phong phú để đáp ứng nhu cầu của bạn.

7. Lưu ý trong quá trình sử dụng tủ thuốc gia đình

  • Lau dọn tủ thuốc và khu vực xung quanh tủ thuốc thường xuyên, đặc biệt vào mùa mưa và mùa có khí hậu ẩm. Sắp xếp ngăn nắp khoa học tủ thuốc với nguyên tắc 4 dễ: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra
  • Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc: loại bỏ những loại thuốc đã hết hạn và cập nhật thêm các thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe gia đình và theo mùa bệnh lý.
  • Các loại thuốc cần được sắp xếp, ghi chú rõ ràng, tránh nhầm lẫn. Trong gia đình có thành viên bị bệnh mạn tính phải dùng những thuốc đặc biệt như hạ huyết áp, trợ tim, giảm đau nên để nơi riêng biệt.

Top 4 mẫu tủ thuốc gia đình giá rẻ

1. Tủ thuốc gia đình bằng Nhựa

Tủ thuốc y tế gia đình đa năng 3 tầng

Giá bán Tủ thuốc gia đình bằng Nhựa hiện nay khoảng 115.000đ – Giá khuyến mãi tại SHOPEE, SENDO

Thông tin nổi bật của hộp đựng thuốc y tế 3 tầng dành cho gia đình

  • Kích thước hộp: 26 x 23 x 17 cm.
  • Màu sắc: trắng xanh đẹp mắt.
  • Chất liệu: hộp được làm từ nhựa cao cấp, dày dặn, nhẵn mịn và không có các gờ cạnh sắc nên không làm xước tay, trầy da khi sử dụng.
  • Tủ thuốc gia đình được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật. Bên trong gồm 2 ngăn chính. Bên ngoài có 2 ngăn kéo đóng mở dễ dàng.
  • Hộp có kiểu dáng gọn gàng, đẹp mắt, giúp đồ đạc trở nên ngăn nắp, gọn gàng. Nhờ vậy, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy loại thuốc hoặc món đồ khi cần gấp.
  • Ngoài tính năng đựng thuốc và đồ y tế, hộp nhựa còn thích hợp dùng để đựng các dụng cụ, đồ lặt vặt gia đình khác như đồ cơ khí, hoặc mỹ phẩm và đồ trang điểm của mẹ.

2. Tủ thuốc gia đình bằng Gỗ

Tủ thuốc gia đình bằng Gỗ

Giá bán Tủ thuốc gia đình bằng Gỗ hiện nay khoảng 469.000đ – Giá khuyến mãi tại SHOPEE

  • Kích thước: 330 x 170 x 410 mm
  • Tủ thuốc y tế treo tường
  • Chât liệu gỗ tự nhiên, an toàn, thân thiện môi trường
  • Sấy khô, xử lý mối mọt chuẩn Châu Âu
  • Sơn PU bóng màu gỗ tự nhiên và đảm bảo tiêu chuẩn XUẤT KHẨU.
  • Hình hộp tiện lợi gắn vào tường, có phụ kiện vít và tắckê đi kèm

3. Tủ Thuốc Gia Đình Thái Sơn [chất liệu Inox sơn tĩnh điện]

Tủ Thuốc Gia Đình Thái Sơn [chất liệu sắt sơn tĩnh điện]

Giá bán Tủ Thuốc Gia Đình Thái Sơn hiện nay khoảng 300.000đ – Giá khuyến mãi tại SENDO, SHOPEE

Ưu điểm

  • Thiết kế kiểu dáng hình ngôi nhà thân thiện, thẩm mỹ. Có thể lắp đặt nhiều nơi dễ thấy mà vẫn không làm mất đi thẩm mỹ tổng thể nhà bạn. Sử dụng tủ thuốc gia đình Thái Sơn, ngoài chức năng y tế vốn có, sản phẩm còn làm tăng thêm sự tiện nghi, sang trọng cho ngôi nhà của bạn.
  • Chất liệu sắt, sơn tĩnh điện: sạch sẽ, chắc chắn, dễ vệ sinh khi cần.
  • Giúp bạn thêm yên tâm cho sức khỏe mọi thành viên trong gia đình khi đã có tủ thuốc gia đình Thái sơn.
  • Đáp ứng mọi yêu cầu cơ bản của một tủ thuốc gia đình. Tủ có kích thước phù hợp với những vật dụng y tế nhỏ gọn, có khả năng đựng đầy đủ các loại thuốc, dụng cụ y tế cần thiết.
  • Tay cầm được siết bằng vít rất chắc chắn.
  • Đóng gói theo tủ là dụng cụ tắc kê + ốc vít để có thể cố định tủ lên tường. Hoặc bạn có thể đặt tủ lên kệ tùy theo nhu cầu sử dụng sản phẩm của gia đình.

Thông số kỹ thuật

  • Màu sắc: 3 loại Kem, Xanh biển, Xám
  • Kích thước sử dụng: 29 x 11 x Cao 42 [cm]
  • Kích thước đóng gói: 34 x 15 x Dài 45 [cm]
  • Chất liệu: sắt dày 0.6mm, sơn tĩnh điện
  • Trọng lượng: 2.8 kg

4. Tủ thuốc gia đình bằng Nhôm

Tủ thuốc y tế gia đình treo tường bằng nhôm

Giá bán Tủ thuốc gia đình bằng Nhôm hiện nay khoảng 250.000đ – Giá khuyến mãi tại SHOPEE

Ưu điểm của sản phẩm

  • Chất liệu: Hợp kim nhôm hoặc Inox không gỉ
  • Tủ thuốc y tế dùng trong gia đình, công sở, trường học, trạm xá, bệnh viện.
  • Khung tủ được làm bằng chất liệu hợp kim nhôm định hình, sang trọng, bền đẹp, không gỉ sét
  • Các mặt tủ được làm bằng kính trong suốt, giúp bạn dễ dàng nhìn thấy các loại thuốc bên trong
  • Tủ thuốc được thiết kế có nhiều ngăn khác nhau giúp bạn sắp xếp các loại thuốc khoa học, tránh nhầm lẫn nguy hiểm.
  • Kích thước: Hợp kim nhôm: 25x35x15cm

Lời kết

Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Giúp bạn hiểu hơn về sự cần thiết của tủ thuốc gia đình cũng như các loại tủ thuốc hiện nay có thể phù hợp với gia đình của mình. Chúc bạn và gia đình sức khỏe.

Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề