Chúa tạo ra con người bằng cách nào

[Bài viết của Ralph Mahoney]

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI NƠI NHÂN LOẠI

A. SỰ BÀY TỎ VỀ BA NGÔI ĐỨC CHÚA TRỜI

Đây là một trong những câu Kinh Thánh quan trọng nhất trong Kinh Thánh về sự hiểu biết kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại:

"Và Đức Chúa Trời [Elohim] phán rằng: CHÚNG TA hãy làm nên loài người như hình của CHÚNG TA... "[Sáng Thế Ký 1:26].

1. Bày Tỏ Qua Danh Xưng Của Ngài

Elohim là danh từ số nhiều và là danh đầu tiên trong bảy danh theo giao ước của Đấng Tạo Hóa được tìm thấy trong Kinh Thánh [Ghi chú: "chúng ta" là hình thức số nhiều chỉ về Đức Chúa Trời trong 3:22].

2. Bày Tỏ Qua Các Hành Động Của Ngài

Trong Ma-thi-ơ 3:16, 17, Đức Chúa Cha từ trên trời phán- khi Đức Thánh Linh ngự xuống trên Đức Chúa Con.

Trong sự kiện này, ba "thân vị" của Đức Chúa Trời được trông thấy rõ ràng. Sự việc một Đức Chúa Trời ba ngôi này đã đưa ra những khó khăn về mặt tri thức cho những kẻ theo thuyết độc thần [là những người tin rằng chỉ có MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI].

Con người hằng bao thế kỷ qua đã tìm cách giải thích sự bí ẩn về việc Đức Chúa Trời là MỘT như thế nào Tuy nhiên trong Phục truyền 6:4, lẽ thật này được bày tỏ trong BA Thân Vị. Đức Chúa Trời ba ngôi không bao giờ có thể giải thích cách đầy đủ để thỏa mãn tính tò mò xác thịt của chúng ta. Tuy nhiên, có vài điều cũng giúp ích cho chúng ta phần nào.

3. Bày Tỏ Qua Sự Tạo Dựng Của Ngài

Sứ đồ Phao-lô dạy rằng chúng ta có thể hiểu về Đức Chúa Trời qua những điều đã được dựng nên [Rô-ma 1:20]. Cho nên, chúng ta hãy nhìn vào những minh họa từ công việc sáng tạo của Đức Chúa Trời.

a. Con Người:

Đức Chúa Trời tạo nên con người giống như Ngài. Con người là ba trong một: gồm tâm thần, linh hồn và thể xác nhưng là MỘT [1Tê-sa-lô-ni-ca 5:23].

b. Nước:

Nước là một chất, tuy nhiên lạnh thì thành đá, khi ấm thì thành chất lỏng, và khi đun nóng thì thành hơi, tuy nhiên ba thể đó vẫn là một chất.

c. Trứng:

Một cái trứng gồm ba phần, nhưng vẫn là một. Trứng gồm có vỏ, lòng trắng, lòng đỏ, ba nhưng là một.

B. CON NGƯỜI ĐƯỢC DỰNG NÊN ĐỂ QUẢN TRỊ

"Và Đức Chúa Trời [Elohim] phán rằng: chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, ĐẶNG QUẢN TRỊ... "[Sáng Thế Ký 1:26].

1. Di Sản Của Toàn Nhân Loại

Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên con người để làm đầu trên công cuộc sáng tạo của Ngài:"Loài người là gì? ...Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm, khiến muôn vật phục dưới chân người... Ngài chẳng để cho một vật nào chẳng phục Ngài "[Thi Thiên 8:5-6; Hê-bơ-rơ 2:8].

Điều này không chỉ dành cho A-đam và Ê-va mà còn cho hậu tự của họ nữa. Đó là di sản cho toàn nhân loại, là những người mang hình [tính cách] và tượng [uy quyền] của Đức Chúa Trời.

A-đam và Ê-va, với tư cách là kẻ đồng nhiếp chính công cuộc sáng tạo, tiêu biểu cho khuôn mẫu quản trị này qua hình thức hôn nhân và gia đình: "...cùng hưởng phước "[1Phi-e-rơ 3:7]. Nhưng chẳng bao lâu, di sản tuyệt diệu này của con người đã bị đánh cắp bởi sự dối gạt và xảo quyệt.

2. Cùng Nhau Quản Trị

Các từ "đặng HỌ quản trị" rõ ràng ám chỉ rằng đây là một sự quản trị được CHIA SẺ, không hề có vấn đề một người cai trị, cũng không có sự độc tài hay cai trị theo kiểu đế quốc.

Chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa khát vọng cai trị của Sa-tan [một mình cai trị] và lời hứa về sự CHIA SẺ quyền bính trong Kinh Thánh, qua một thân thể hiệp nhất được dựng nên theo ảnh và tượng của Đức Chúa Trời.

Sa-tan nói,"Ta sẽ nhắc ngôi ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời... ta sẽ làm ra mình bằng Đấng Rất Cao "[Ê-sai 14:13, 14]. Sa-tan thuyết phục Ê-va, "Ngươi sẽ như Đức Chúa Trời [Elohim]" [Sáng Thế Ký 3:5] nếu ngươi ăn trái cấm. Hãy chú ý thể số ít trong cả hai đoạn Kinh Thánh này, "Ta sẽ...", "ngươi sẽ... " [số ít].

Ước muốn một mình cai trị, tách với người khác, tức là nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời. Điều ấy thuộc về Satan, xác thịt và ma quỷ.

Còn ước muốn cai trị khởi phát từ sự hiệp một với Đấng Christ, từ sự vâng lời và sự thông công với Đấng Christ và thân thể của Ngài [Hội thánh] là ước muốn thuộc linh, phù hợp với Kinh Thánh và đúng đắn.

Mục đích của Đức Chúa Trời qua một Thân có nhiều chi thể [1Cô-rinh-tô 12:27] là HỌ [số nhiều nghĩa là cùng nhau] cùng chia sẽ ảnh và tượng của Ngài [tâm tánh và uy quyền]. Trong mức độ mà CHÚNG TA làm, một quyền năng thuộc linh lớn lao có thể tuôn chảy ra từ nơi CHÚNG TA. "CÁC SỨ ĐỒ [chú ý số nhiều] lại lấy quyền phép rất lớn mà làm chứng về sự sống lại của Chúa Giêxu Christ, và HẾT THẢY đều được phước lớn " [Công vụ 4:33].

Để tìm kiếm quyền năng của Đức Chúa Trời vì mục đích ích kỷ của riêng mình, thì mục đích đơn lẻ đó sẽ dẫn đến thảm họa thuộc linh. Hãy chú ý những điều sau:

a. Môi-se: Quyền Hành Chia Sẻ

Môi-se từ chối sở hữu quyền năng của Đức Chúa Trời một mình, mà cầu xin Chúa thà giết chết ông đi còn hơn là lập ông làm một nhà lãnh đạo vĩ đại tách khỏi dân chúng [Xuất Ê-díp-tô 32:32, 33; Phục truyền 9:14]. Môi-se đã hiểu nguyên tắc về một uy quyền hợp tác hay chia sẻ.

b. Các Vua: Không Chia Sẻ Quyền Hành

Các vua chẳng phải là ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời [Các Quan Xét 8:23; 1Sa-mu-ên 8:7]. Họ không tiêu biểu cho một sự cai trị được chia sẻ.

c. Chúa Giêxu: Chia Sẻ Quyền Hành

Chúa Giêxu vô cùng vui thích khi biết chức vụ của Ngài sẽ được nhiều người tiếp tục thực hiện. "Bởi Vậy cho nên Đấng Christ khi vào thế gian phán rằng... Chúa đã sắm sửa một thân thể cho tôi "[Hê-bơ-rơ 10:5].

Chúa Giêxu CHIA SẺ quyền năng và uy quyền của Ngài cho đồng đội [thân thể]. "Đức Chúa Giêxu nhóm họp MƯỜI HAI môn đồ lại và ban CHO HỌ quyền năng và uy quyền trên tất cả các quỷ và để chữa bệnh. Rồi Ngài sai HỌ đi giảng về nước Đức Chúa Trời cùng chữa lành kẻ có bệnh... kế đó Chúa chọn BẢY MƯƠI môn đồ khác sai TỪNG ĐÔI đi... vào các thành. .chữa kẻ bệnh " [Lu-ca 9:1; 10:1, 8, 9].

Chúa Giêxu làm việc qua con số tối thiểu là HAI. Chia sẻ quyền hành [công tác đồng đội] giữ chúng ta khỏi sa bẫy của ma quỷ. "Hai người hơn một vì họ sẽ được công giá tốt về công việc mình " [Truyền Đạo 4:9].

d. Các Tín Đồ: Sẽ Chia Sẻ Quyền Hành

Những kẻ nào trung tín trong đời này sẽ ĐỒNG TRỊ với Đấng Christ cho đến đời đời. "Kẻ nào thắng ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài... cũng sẽ trị vì với Ngài trong một ngàn năm... và sẽ chung trị vì đời đời " [Khải Huyền 3:21; 20:6; 22:5].

e. Các Tín Đồ: Sẽ Chia Sẻ Sự Vinh Hiển

Những môn đồ trung tín của Chúa Giêxu là những kẻ chịu khổ vì làm theo ý Ngài, và được CÙNG hưởng vinh hiển. "Miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho CŨNG được vinh hiển với Ngài "[Rô-ma 8:17].

3. Chia Sẻ Quyền Hành Bảo Vệ Chúng Ta Khỏi Sự Lừa Dối

Nhiều người [thậm chí còn xưng là môn đồ của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh] cũng bị lạc lầm vì sự đeo đuổi quyền hành của họ được thực hiện theo cách không luật lệ, ích kỷ và không theo Kinh Thánh. Họ khoe khoang về quyền lực CÁ NHÂN [hoặc về niềm hy vọng của họ cho một quyền lực cá nhân trong tương lai]. Những sự đeo đuổi như thế dẫn đến sự lừa dối, như đã xảy ra với Ê-va [1Ti-mô-thê 2:14].

Thánh Linh của lẽ thật sẽ khiến chúng ta xin Đức Chúa Trời ban cho quyền năng, và cùng nhau cầu nguyện, rồi sẽ cùng với những tín hữu khác cùng nhận điều đó. Theo cách thức này, chúng ta được bảo vệ nhờ nguyên tắc CHIA SẺ QUYỀN HÀNH.

"MỌI NGƯỜI nghe đoạn thì một lòng cất tiếng kêu cầu Đức Chúa Trời rằng... ban cho các ĐẦY TỚ Ngài rao giảng đạo Ngài một cách dạn dĩ, giơ tay Ngài ra để nhờ danh đầy tớ thánh của Ngài là Đức Chúa Giêxu làm những phép chữa lành bệnh, phép lạ và dấu kỳ.

Khi HỌ cầu nguyện thì nơi nhóm lại rúng động; AI NẤY đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ... HỌ kể mọi vật là của chung " [Công vụ 4:24, 29-32].

Đức Chúa Trời đã tạo nên loài người để ban cho quyền cai trị. Nếu sự cai trị được ban cho chúng ta, chúng ta nên bày tỏ điều đó bằng cách bước đi trong sự thông công mật thiết với người khác [1Giăng 1:7], thường xuyên thuận phục Đức Chúa Trời để chống trả ma quỷ [Gia-cơ 4:7].

Page 2

Khảo cứu /hiệu đính bởi Ralph Mahoney từ nhiều nguồn

SO SÁNH CÁC GIÁO PHÁI

1. Phong Trào Ân Tứ

Năm 1985, tác giả của bộ bách khoa đồ sộ "World Christan Encyclopedia" [Bách Khoa Tự Điển Về Cơ Đốc Giáo Trên Toàn Thế Giới] cho biết ngày nay có trên 177 triệu người đang là thành viên thường xuyên của phong trào "Phục hưng Ân tứ". Thuật ngữ này dùng để mô tả những Cơ Đốc Nhân không thích người ta gọi mình là "Ngũ tuần" [Pentecosta], nhưng mà là những người tin và kinh nghiệm các dấu kỳ phép lạ.

Bảng phân tích sau đây cho thấy tầm vóc [toàn cầu] của các giáo phái Tin lành chính yếu khác nhau vào năm 1985

Các Nhóm Tin Lành Chính 1985:

Ngũ Tuần [Pentecostals] 58.999.900Anh giáo [Anglicans] 51.100.100

Báp-Tít 50321900

Phái Lute 44.900.000Trưởng lão 43.445.500Giám lý 31.717.500Thánh Khiết 6.091.700Ngũ Tuần và Ân tứ:Giáo phái Ngũ Tuần 58.999.900Ân Tứ Năng Động 16.800.000Tin Lành Ân Tứ Thụ Động 40.000.000Công Giáo Ân Tứ Thụ Động 43.000.000Ngũ Tuần- Trung Hoa 19.000.000

Số liệu cụ thể trên cho thấy rằng vào năm 1985 trên mười phần trăm các Cơ Đốc Nhân trên thế giới thuộc nhóm Ngũ Tuần hoặc Ân tứ. Barrett đưa ra một tỉ lệ phát triển trong đó cho thấy cuối thế kỷ này đưa ra con số Ngũ Tuần và Ân tứ lên tới 300 triệu người hoặc 15% Cơ Đốc giáo trên thế giới.

Số liệu trên càng đáng cho ta lưu ý hơn khi thấy rằng trước ngày 1/1/1901 chưa hề có sự tồn tại của tín đồ các giáo phái này.

Một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 1979 cho thấy có 18% toàn bộ các tín đồ Thiên Chúa giáo La-mã trên 80 tuổi sống tại Hoa Kỳ đã tự nhận mình là người thuộc về phong trào Ân Tứ. Một cuộc thăm dò tương tự như vậy đối với giáo phái Lute, Giám lý, Báp-tít và Trưởng lão thì tỉ lệ này là từ 16% đến 20%.

Một báo cáo của cơ quan thông tấn tháng 11/1985 đã nói rằng có 22 trong 336 giám mục Thiên Chúa giáo của Hoa Kỳ, và có trên 1500 linh mục giáo xứ đã tự nhận mình là những người thuộc giáo phái Ân tứ [Charismatic].

Khoảng 5% giáo sĩ Tân giáo Hoa Kỳ tự xem mình là người theo phái Ân tứ [Charismatic].

Những nhà lãnh đạo Ân Tứ này [là các nhà truyền giáo, mục sư, giáo sư] thường liên kết với các Hội thánh địa phương. Nhiều tín đồ của hội chúng Tin lành và Công giáo đã kinh nghiệm sự chuyển biến cá nhân hướng về Đấng Christ qua phong trào phục hưng Ân tứ này.

Theo ý nghĩa này, phong trào phục hưng trên hoàn toàn có tính chất truyền bá Phúc Âm, chạm thấu đến các tín đồ của các Hội thánh lịch sử thuộc các giáo phái thiếu đi sự tái sinh [sinh lại, sự cứu rỗi].

Đây là phong trào phục hưng, cải cách trong phạm vi các Hội thánh Tin lành và Thiên Chúa giáo mà rất khác xa với Ngũ Tuần, họ đã có những giáo phái riêng [ví dụ, Hội thánh Phúc Âm Ngũ Tuần [Assemblies of God].

a. Các Lĩnh Vực Bị Ảnh Hưởng Trong Đời Sống Hội Thánh.

Để hiểu được phong trào phục hưng từ đầu thập niên 1960 này, ta phải xem lại những thành tựu vừa qua của phong trào đó. Trong hầu hết các giáo phái, phong trào phục hưng Ân tứ [Charismatics] đã tác động đến bốn lãnh vực của đời sống Hội thánh.

1] Trong Sự Thờ Phượng.

Phong trào phục hưng Ân tứ đã giới thiệu các hình thức thờ phượng mới bằng cách "nhảy múa" [dance] [giống như vua Đa-vít trong 2Sa-mu-ên 6:14;], dùng những bài Thánh ca mới và hát bằng tiếng mới nữa. Âm nhạc vui tươi, sống động là một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất mà phong trào Charismatic cho Hội thánh.

2] Khung Cảnh Nhóm Họp.

Phong trào phục hưng Ân tứ đã mở đường cho việc thành lập những buổi nhóm bớt đi tính hình thức trong sự thông công của Cơ-Đốc Nhân. Nhiều người nhóm lại thành những nhóm nhỏ trong nhà các tín đồ, nơi đó họ cũng huấn luyện những người không chuyên làm công tác truyền giáo.

3] Đức Thánh Linh.

Phong trào Ân tứ đã thúc đẩy làm sống lại sự quan tâm đến công việc của Thánh Linh. Tại hầu hết các giáo phái chính, thần học của nhóm Ân tứ không còn gây nên ác cảm như trước. Và việc trở thành tín đồ của phong trào Ân tứ cũng không còn bị tấn công nữa.

4] Chủ Nghĩa Giáo Phái.

Hiện nay chúng ta có thể tìm thấy các nhà Thần học của phong trào Ân tứ trong các giáo phái cải chánh, Lute, Công giáo, Báp-tít, Trưởng lão, Tân giáo [Episcopal].

Tại Hoa Kỳ, hầu hết các giáo phái chính đều nhìn nhận các tổ chức phục hưng Ân tứ [Charismatic], chẳng hạn như: Giáo đoàn Tân giáo Phục hưng, Trung tâm phục hưng quốc tế Lutherian [International Lutheran Renewal Ceter], Giáo đoàn Cải cách Trưởng lão Phục hưng [Presbyterian and Reformed Renewal Ministries], và Ủy Ban Thánh lễ Quốc gia của giáo phái phục hồi Ân tứ thuộc Thiên Chúa giáo.

5] Kỷ Luật Thuộc Linh Cá Nhân [personal Spiritual Disciplines]

Phong trào Ân tứ đã góp phần làm sống lại mối quan tâm kỷ luật thuộc linh cá nhân như cầu nguyện, học Kinh Thánh, suy gẫm và kiêng ăn.

Nhiều tín đồ Ân Tứ, mặc dầu vẫn sinh hoạt tại Hội thánh của giáo phái mình, nhưng vẫn hình thành những nhóm song song [với sự đồng ý của giới lãnh đạo Hội thánh], qua đó họ thực hiện được các ân tứ.

2. Giáo Phái Tin Lành [Phúc Âm]

Một trở ngại cho việc hiệp nhất các Hội thánh này là danh xưng của các nhóm: Ai là nhóm Tin lành và ai là nhóm phụ? Tin lành [Evangelicals] thực ra là một nhóm đa dạng.

Từ "Evangelicals" được dùng để mô tả thành phần Cơ Đốc Nhân rộng rãi chỉ xem Kinh Thánh là có thẩm quyền và nhấn mạnh đến những giáo lý của Tân Ước như sự thay đổi [sanh lại] và sự xưng công bình nhờ Ân điển và qua đức tin mà thôi. Các giáo phái Tin lành xem sự hà hơi trọn vẹn của Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời.

Dưới sự định nghĩa rộng rãi như vậy, thì giáo phái Phúc Âm cũng bao gồm cả Ngũ Tuần, phong trào Ân tứ, các giáo phái Phúc Âm chính thống [Fundamentalists] và Tin lành bảo thủ [Consevative Evangelicals]. Giáo phái Tin lành rãi rác khắp các Hội thánh chính, tập trung ở các giáo phái Ngũ Tuần và các nhóm giáo phái nhỏ của Tin lành Bảo thủ và các hội chúng Thánh kinh độc lập [Independent Bible Congregations].

3. Giáo Phái Tự Do [Liberals].

Người theo giáo phái Tự Do là những người không tin vào tính chính xác của Kinh Thánh [tức là không sai sót]. Họ thường chối bỏ uy quyền của Kinh Thánh và cũng không tin vào những phép lạ trong Kinh Thánh là những lời chép đúng sự thật. Do không hiểu niềm tin của Tin lành Bảo thủ [Conservative Evangelicals] nên giáo phái tự do này thường gộp họ vào với các anh em chính thống [Fundamentalists], và cho rằng các anh em chính thống khoan dung hơn.

Nhưng đây là một sai lầm, bởi nhóm Tin lành Bảo thủ cởi mở hơn đối với các hệ tư tưởng và các mối thông công mới hơn các nhóm chính thống. [Xem phần bên dưới]

4. Tin Lành Bảo Thủ [Conservativde Evangelicals]

Là một nhóm phụ trong các giáo phái Tin lành, không chủ trương nhìn nhận phong trào Ân tứ mà cũng không chống lại.

Nhìn chung phong trào Ân tứ và Tin lành Bảo thủ giữ gìn tất cả các điểm chính của niềm tin Cơ Đốc. Họ cực lực bác bỏ ảnh hưởng của thần học tự do [Liberalism].

Đối với Tin lành Bảo thủ thì phái Ân tứ đã làm được một cơn phục hưng về tâm linh, một kinh nghiệm sâu sắc hơn về sự vận hành của Đức Chúa Trời trực tiếp trên đời sống của họ.

Thần học đối với Tin lành Bảo thủ rất là quan trọng. Ở đó tồn tại một vướng mắc trong sự hiểu biết về các dấu kỳ, phép lạ; một phần di sản thần học của Tin lành Bảo thủ không công nhận rằng các Ân tứ [tiếng Hy-lạp là Preumatikos] lại có thể xảy ra trong thời đại ngày nay [Xem phần C4, "Các dấu kỳ phép lạ ngày nay " trong phần Hướng Dẫn Huấn Luyện Lãnh Đạo].

Có lẽ có những điểm khác nữa sẽ làm cho Tin Lành Bảo Thủ chấp nhận quyền năng của Thánh Linh. Một trong những điều có thể là một khuôn mẫu khác về cách thức vận hành những Ân tứ đó như trong "sự truyền bá Tin lành năng quyền" chẳng hạn.

Tiến sĩ C.Peter Wagner [giáo sư trường thần học Fuller Theological Seminary School thuộc hội truyền giáo quốc tế ở Hoa Kỳ] đã phản ánh suy nghĩ này khi người ta hỏi rằng ông thuộc phong trào Ân tứ [Charismatic] hay Ngũ Tuần [Pentecostal].

"Tôi không xem tôi là tín đồ phái Ân tứ hoặc Ngũ Tuần. Tôi thuộc Hội thánh Lake Avenue Congrigational Church. Tôi là một tín hữu trong Hội thánh. Hội thánh của tôi không phải là Hội thánh Ân tứ, mặc dầu một số thành viên của chúng tôi theo phong trào Ân tứ.

Dầu vậy, Hội thánh chúng tôi cởi mở đối với cách thức mà Đức Thánh Linh thực hiện công việc của Ngài trong vòng các phong trào Ân tứ. Ví dụ như, sau mỗi buổi thờ phượng, Mục sư chúng tôi kêu gọi những ai muốn được chữa lành [về phương diện thể xác hay tình cảm [đang đau khổ chẳng hạn] tiến lên phía trước. Họ đi đến phòng cầu nguyện để được xức dầu và được cầu nguyện cho. Chúng tôi có các đội ngũ [không phải là chức sắc trong giáo hội] biết cách cầu nguyện cho người bệnh.

Chúng tôi thích nghĩ rằng mình đang thực hiện những điều đó theo truyền thống của giáo hội chúng tôi, chứ không đúng y với cách của phái Ân tứ và Ngũ Tuần, mà kết quả gặt hái cũng giống như vậy.

5. Phái Chính Thống [Fudamentalists]

Phái chính thống thì khác với Tin lành Bảo thủ trong khi họ vẫn xác nhận những phép lạ trong chức vụ của Chúa Giêxu và của các trưởng lão Hội thánh đầu tiên. Họ chủ trương rằng đây là thời kỳ chấm dứt của phép lạ [Cessation Theory] và hoàn toàn chối bỏ phép báp têm trong Thánh Linh, các Ân tứ Thánh Linh và phần lớn các công việc lạ lùng của Thánh Linh.

Thậm chí có vài người Chính Thống nói rằng những biểu hiện của Thánh Linh là công việc của ma quỷ. Quan điểm này gần kề một cách nguy hiểm với sự phỉ báng Thánh Linh "Ấy Vậy Ta phán cùng các ngươi... ai nói phạm đến Đức Thánh Linh thì dầu đời này hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha "[Ma-thi-ơ 12:31, 32].

6. Giáo Phái Báptít là giáo Phái Tin Lành Đông Đảo Nhất.

Bảng Tuyên Bố của Luân Đôn năm 1689 đã được các tín đồ Báp-tít ở Mỹ sử dụng phần lớn trong bản Tuyên bố Philadelphia năm 1742. Nói chung, đa số các tín đồ Báp-tít trên thế giới đều ủng hộ sáu nguyên tắc cơ bản sau:

  • Tính tối thượng của Kinh Thánh
  • Báp têm cho các tín đồ chỉ bằng cách nhúng nước
  • Hội thánh chỉ có nghĩa là gồm các tín đồ
  • Chức thầy tế lễ là của tất cả tín đồ
  • Chính thể Hội chúng [quyền quản trị Hội thánh thuộc hội chúng]
  • Hội thánh tách khỏi nhà nước

Các tuyên bố trên đã đặt các tín đồ Báp-tít vào khuynh hướng chủ đạo của Tin lành Cải Chánh. Mặc dầu có những khác biệt quan trọng về mặt tín lý giữa người Báp-tít và các nhóm Tin lành khác như Giám lý và trưởng lão, nhưng hình thức thờ phượng vẫn không khác nhau mấy [nói về các buổi nhóm].

Trong Giáo lý Báp-tít hiện nay thiếu hẳn đề cập đến dấu kỳ và phép lạ hoặc các Ân tứ của Thánh Linh. Mặc dầu những phát biểu của Hội thánh Baptist đầu tiên tỏ ra cởi mở đối với những bày tỏ của Thánh Linh.

Xuất phát từ Anh quốc, những tín đồ Báp-tít Hoa Kỳ đầu tiên đã tiếp nhận truyền thống đặt tay sau khi làm báp têm bằng nước "để tiếp nhận thêm lời hứa của Đức Thánh Linh, hoặc để bổ sung nhiều hơn nữa Ân điển của Thánh Linh...", bởi vì "toàn bộ Phúc Âm thời kỳ đầu tiên được xác nhận bởi các dấu kỳ và phép lạ cùng Ân tứ của Đức Thánh Linh nói chung".

Nhà sử gia phái Báp-tít là Edward Hiscox đã đưa ra những tài liệu ban đầu của Hội liên hiệp Philadelphia, trong đó có đề cập đến nhiều Ân tứ khác nhau của Thánh Linh đang vận hành trong các Hội thánh trong khu vực ấy vào khoảng năm 1743.

7. Hội Thánh Đức Chúa Trời Trong Đấng Christ Giáo Phái Ngũ Tuần Lớn Nhất.

Hoa Kỳ có dân số người da đen rất đông đảo. Đa số họ là con cháu của các nô lệ được đem từ Châu Phi về khoảng trong vòng các năm 1600 và 1800.

Giáo phái Ngũ Tuần lớn và xưa nhất ở Mỹ là Hội thánh Đức Chúa Trời trong Đấng Christ chiếm trên 95% dân da đen.

Vào thế kỷ 20, sự bùng nổ của Hội thánh Ngũ Tuần được khởi sự và tăng trưởng là nhờ vào phong trào Nên Thánh [Holiness Movement] ở cuối thế kỷ 19 ở các bang miền Nam [các bang có nô lệ trước đây]. Và những cội rễ này cũng tạo nền tảng cho nền văn hóa và lịch sử của người Mỹ đen.

a. Buổi Ban Đầu:

Câu chuyện của Hội thánh này trong những năm đầu chính yếu là về hai nhà lãnh đạo Hội thánh xuất sắc: C.P Jones và C.H Mason.

Charles Harrison Mason sinh năm 1866 ở thành phố Barlelt, bang Tennessee, là con trai của một người trước đây là nô lệ. Ông lớn lên trong Hội thánh Báp-tít [Missionary Baptist Church], và khi còn trẻ đã cảm biết sự kêu gọi giảng đạo.

Năm 1983, Ông vào trường đại học Baptist để học hỏi cho chức vụ của mình, nhưng chẳng bao lâu ông cảm thấy khổ sở với những sự dạy dỗ tùy tiện mà ông phải nghe. Ba tháng sau ông bỏ trường vì cảm thấy "chẳng có sự cứu rỗi nào trong trường và trong các trường đại học cả".

Và năm 1895, Ông gặp gỡ Charles Price Jones, một nhà truyền đạo trẻ tuổi khác của giáo phái Báp-tít, là người ảnh hưởng lớn lao trên đời sống của ông. Lúc ấy Jones đang thi hành chức vụ mục sư tại Hội thánh Mt.Helms Baptist Church.

Sau năm đó, Jones và Mason đã đi đến một buổi nhóm, và giảng dạy tín lý của Wesley [phái Giám lý] về sự nên thánh trọn vẹn như là một công việc thứ hai của Ân điển.

Bắt đầu với các cuộc phục hưng nên thánh [Holiness] trong các Hội thánh Báp-tít địa phương, chẳng bao lâu hai nhà truyền đạo nóng cháy này bị dứt phép thông công và bị cấm giảng nơi các Hội thánh thuộc liên hiệp các Hội thánh Báp-tít địa phương.

Do đó, họ đã mở một chiến dịch phục hưng lịch sử trong một mùa tỉa bông vải vào tháng hai năm 1866 và đã chứng kiến hội chúng địa phương đầu tiên được hình thành.

Tên cho nhóm mới này đã đến với Mason vào tháng Ba năm 1987 trong lúc Ông đang đi bộ trên đường phố: "Hội thánh Đức Chúa Trời trong Đấng Christ" dường như là một cái tên trong Kinh Thánh dành cho Hội thánh Nên Thánh [Holiness Church] mới mẻ này. Tín lý của nhóm mới này là giáo lý cầu toàn tiêu biểu cho phong trào Nên thánh của thế kỷ.

Những người nhận lãnh kinh nghiệm nên thánh này về sau rất thánh khiết và được tiếng như các thánh đồ. Những người nên thánh ấy không hút thuốc cũng không uống rượu. Họ ăn mặc giản dị, làm việc siêng năng và thanh toán mọi hóa đơn.

Họ ngợi khen Chúa một cách nhiệt thành bằng sự hô hào và nhảy múa một cách thuộc linh. Giữa vòng họ, một nông dân nghèo nhất cũng có thể là một người giảng Phúc Âm và thậm chí trở thành một giám mục của Hội thánh.

Năm 1897, Hội thánh Đức Chúa Trời trong Đấng Christ được chính thức ban hiến chương, và Hội thánh Ngũ Tuần đầu tiên ở Mỹ được công nhận như thế. Sau chuyện này, tổng hội của Hội thánh trở thành địa điểm của đại hội thường niên, một buổi họp khổng lồ với hàng ngàn người trung tín.

Hội thánh tiến triển êm ả trong nhiều năm dưới sự lãnh đạo song hành. Mặc dầu Jones là người lãnh đạo Hội thánh, nhưng Mason mới là người có cá tính trội bật. Họ là một đội rất tốt và hợp nhau.

Mason nổi tiếng với tư cách thánh thiện và có khả năng giảng dạy trong khi Jones thì vang danh vì những bài Thánh ca của ông, trong đó có nhiều bài rất phổ biến khắp trên đất nước.

b. Tin Tức Từ Phố Azusa.

Tuy nhiên, vào năm 1907 sự êm ả giữa Mason và Jones bị phá vỡ, khi có tin đồn về một Ngũ Tuần mới được diễn ra ở thành phố Los Angeles, bang California tại một trụ sở truyền giáo nhỏ ở đường Azusa.

Mục sư của đoàn truyền giáo ấy là một người da đen tên William J. Seymour. Ông ta giảng rằng các thánh đồ, dầu đã nên thánh cũng không nhận được báp têm bằng Thánh Linh cho đến khi họ nói được tiếng mới.

Người ta nói rằng tất cả các Ân tứ Thánh Linh đều được phục hồi lại cho Hội thánh tại phố Azusa, và người da trắng cũng đến nghe người da đen dạy dỗ và để cùng thờ phượng với nhau trong yêu thương và bình đẳng.

Tin tức từ phố Azusa đã đụng phải hai thái độ hưởng ứng cách biệt nhau của "Hội thánh Đức Chúa Trời trong Đấng Christ", mà sau đó đã lan rộng đến nhiều bang khác.

Jones đã tỏ ra hờ hững với sự dạy dỗ mới này, còn Mason lại nôn nóng đi đến Los Angeles để khảo sát cuộc phục hưng ấy.

Đã nhiều năm qua, Mason tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đã ban cho ông những đặc điểm siêu nhiên, được bày tỏ qua các giấc mơ và những khải thị. Cuối cùng, Mason cũng thuyết phục được hai lãnh đạo đồng sự cùng đi tham dự với ông đến phố Azusa. Vào tháng ba năm 1907, Mason cùng với J.A Jeter và D.J Young đã đến Los Angeles.

Những gì họ được chứng kiến ở phố Azusa thật đầy sức thuyết phục và đầy quyền năng. Theo lời giảng của Fank Bartleman thì "hàng rào da màu đã được huyết rửa sạch". Người dân thuộc mọi chủng tộc và quốc tịch cùng nhau thờ phượng trong sự hợp nhất và bình đẳng kỳ lạ.

Đi kèm với Ân tứ tiếng mới là những Ân tứ khác như: thông giải, chữa bệnh, lời tri thức, lời khôn ngoan, và đuổi quỷ. Chẳng bao lâu, Mason và Young đã nhận được báp têm trong Thánh Linh, nói tiếng mới và họ trở về quê hương, nóng lòng chia sẻ kinh nghiệm mới của mình cho những người còn lại trong Hội thánh.

Khi về đến nơi, họ ngạc nhiên thấy một người khách da trắng từ Azusa tên là Glen A.Cook, đã đến thăm viếng Hội thánh rồi, và đang giảng tín lý Ngũ Tuần mới.

Nhiều thánh đồ đã chấp nhận sứ điệp và đang nói tiếng mới. Nhưng không phải tất cả mọi người đều chấp nhận sứ điệp của ông Cook. Vào thời điểm năm 1907, ông C. P Jones đang hầu việc Chúa với tư cách là một tổng quản nhiệm và chi phối các trưởng lão của giáo phái, ông đã chối bỏ sự dạy dỗ của Cook về việc báp têm trong Thánh Linh.

c. Sự Phân Rẽ Hội Thánh.

Một cuộc tranh chiến về tương lai của Hội thánh đã phát sinh khi nhóm Ngũ Tuần mới do Mason lãnh đạo tranh giành với Jones về quyền lãnh đạo Hội thánh. Vào tháng tám 1907, vấn đề này lên đến cao điểm trong một buổi họp tổng hội của Hội thánh.

Sau một cuộc tranh luận kéo dài trong ba ngày và đến tận đêm, hội đồng đã khai trừ C.H Mason cùng tất cả những ai truyền bá giáo lý nói tiếng mới "như dấu hiệu đầu tiên của việc báp têm trong Thánh Linh". Khi Mason ra khỏi cuộc họp, có khoảng một nửa Mục sư truyền đạo và tín đồ đi theo Ông.

Vào tháng chín 1907, nhóm Ngũ Tuần [Pentcostal] triệu tập một hội nghị khác, trong đó "Hội thánh Đức Chúa Trời trong Christ" đã trở thành một thành viên vững mạnh của phong trào Ngũ Tuần [Pentcostal movement].

Năm 1909, sau hai năm tranh đấu, các tòa án đã chấp thuận cho nhóm của Mason được giữ lại danh hiệu "Hội thánh Đức Chúa Trời trong Đấng Christ". Một bản tuyên bố về Ngũ Tuần nhằm bổ sung cho các điều khoản về đức tin, đã phân chia việc báp têm trong Thánh Linh với từng trải nên thánh. Tuyên bố đó nói rằng "việc báp têm trọn vẹn trong Thánh Linh được chứng tỏ bằng sự kiện nói tiếng lạ".

Mặc dầu tiếng lạ được đón nhận trong Hội thánh, nhưng những biểu lộ khác về sự hiện diện của Thánh Linh nói chung cũng được xem như là bằng cớ của việc Đức Thánh Linh ở trong chúng ta, ví dụ như chữa bệnh, tiên tri, la lớn tiếng và "nhảy múa trong Thánh Linh". Ngày nay "Hội thánh Đức Chúa Trời trong Đấng Christ" có lẽ là một giáo phái da đen lớn nhất và nổi bậc trong bất cứ quốc gia phương Tây nào.

Video liên quan

Chủ Đề