Truyện Đẽo cày giữa đường thuốc thể loại nào

Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.

Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê “bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá”, bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo “bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá….”. Bác nông dân nghe có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói “bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay”. Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo.

Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”

Câu chuyện Đẽo cày giữa đường thời hiện đại:

Có một nhà đầu tư thấy bạn bè buôn đất lãi cũng quyết định nhảy vào buôn. Nhưng khi người đó nhảy vào buôn đất thì bất động sản đã thoái trào. Nhà đầu tư đó buôn đất thua lỗ nên quyết định bán đất đi và chịu lỗ 30%.

Thấy chứng khoán tăng mạnh, mọi người lãi nhiều rủ mua, người đó lại quyết định nhảy vào mua theo. Nhưng thật không may cho anh ta, khi anh ta quyết định dấn thân vào chứng khoán thì lại vào lúc thị trường thoái trào.

Thấy chứng khoán giảm nhiều quá sinh chán nản, nhìn vàng tăng mạnh, bạn bè khuyên anh mua vàng. Anh lại bán chứng khoán, chịu lỗ 20% quay sang mua vàng. Đúng lúc này vàng bắt đầu giảm và chứng khoán lại bắt đầu tăng.

Như vậy từ lúc ban đầu có tài sản là 1 tỷ, giờ đây anh chỉ còn hơn 300 triệu. Anh nhìn lại thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất sau giai đoạn điều chỉnh lại tăng mạnh mà ngồi tiếc.

Anh chợt nhận ra: mình cứ kiên trì đầu tư một thứ và chịu khó học hỏi nhất định sẽ thành công.

Nếu chúng ta kiên trì học hỏi, hôm nay chúng ta có thể lỗ 20-30% nhưng nhất định ngày mai, ngày kia chúng ta sẽ lãi 50-70%. Con đường nào cũng gian nan và vất vả,thành công nào cũng thất bại đôi lần, chúng ta hãy sống hết mình với đam mê mình đã chọn. Hãy bình tĩnh khi cơ hội vẫn còn rất nhiều với tất cả chúng ta. Một ngày không xa trong tương lai bạn sẽ mỉm cười vì những khó khăn đã qua luôn là bài học quý.

Loigiaihay.com sưu tầm

a) Văn bản Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại truyện gì? b) Em hiểu thế nào là “cả tin”? c) Tại sao vốn liếng của anh thợ mộc lại “đi đời nhà ma”? ( trong đẽo cày giữa đường ) d) Nếu là anh thợ mộc, em sẽ làm gì khi nghe những lời mách bảo như trong truyện? Bài học em rút ra từ truyện trên là gì?

Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Đẽo cày giữa đường Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Đẽo cày giữa đường.

Truyện Đẽo cày giữa đường thuốc thể loại nào

- Nguyễn Văn Ngọc (1 tháng 3 năm 1890 - 26 tháng 4 năm 1942) tự Ôn Như là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam.

- Ông là nhà giáo, nhà sưu tầm văn học dân gian, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc. Ông đã từng làm đốc học tỉnh Hà Đông, Hội trưởng Hội Ái hữu các nhà giáo, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Hà Nội. Ông có nhiều sách viết về giáo dục, sưu tầm văn học dân gian, luận bàn về Bách gia chư tử, nghiên cứu văn học thánh văn. Ông còn là cây bút chủ lực của nhóm Cổ Kim Thư xã, Dù hoạt động ở lĩnh vực nào, ông cũng đã vượt khỏi những giới hạn hạn hẹp của công việc để vươn tới tầm vóc của một nhà văn hóa.

- Sách ông viết, biên soạn, khảo cứu gồm có: Nhi đồng lạc viên, Phô thông độc bản, Giáo khoa văn học Việt Nam, Cổ học tinh hoa, Đông Tây ngụ ngôn, Nam thi hợp tuyển, Tục ngữ phong dao, Truyện cổ nước Nam, Thơ Nôm và hát nói, Đào nương ca,... Những cuốn sách của ông không chỉ mang đậm giá trị văn hóa, văn học, giáo dục mà còn là một mẫu mực trong công tác biên soạn, khảo cứu sách.

II. Tìm hiểu tác phẩm Đẽo cày giữa đường

1. Thể loại: 

Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại truyện ngụ ngôn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Tác phẩm Đẽo cày giữa đường được trích trong Truyện cổ nước Nam, tập I, Thăng Long, 1958 trang 101-102.

Truyện Đẽo cày giữa đường thuốc thể loại nào

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Đẽo cày giữa đường có phương thức biểu đạt là tự sự

4. Người kể chuyện: 

Văn bản Đẽo cày giữa đường được kể theo ngôi thứ ba

5. Tóm tắt văn bản Đẽo cày giữa đường: 

Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường kể về một người thợ mộc đẽo cày bên đường, luôn nghe theo lời người qua đường mà đẽo cày theo ý người khác, mỗi người một ý nên anh ta vừa không bán được cày, vừa hỏng gỗ, mất cả cơ nghiệp.

6. Bố cục bài Đẽo cày giữa đường: 

Đẽo cày giữa đường có bố cục gồm 2 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “bày ra bán”: Người thợ mộc cùng những lời khuyên của người qua đường.

+ Phần 2: Còn lại: Hậu quả của việc “đẽo cày giữa đường” của anh thợ mộc.

7. Giá trị nội dung: 

Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kỹ nhưng yêu cần cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. 

8. Giá trị nghệ thuật: 

– Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

– Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.

– Sử dụng ẩn dụ, so sánh.

– Lời kể ngắn gọn nhưng thâm thúy.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Truyện Đẽo cày giữa đường thuốc thể loại nào

1. Hành động của anh thợ mộc khi nhận được lời khuyên

Bỏ vốn: ba trăm quan tiền.

Lần 1: “Phải đẽo cày cho cao, cho to thì mới dễ cày” à Đẽo cày vừa to, vừa cao.

Lần 2: “Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày: à Đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp.

Lần 3: “…đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được” à Đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to gấp năm, gấp bảy.

Kết cục: lỗ vốn, không ai đến mua, bao gỗ hỏng bỏ đi hết.

2. Lí do anh thợ mộc không bán được cày

Nguyên nhân trực tiếp: 

+ Do không có người mua.

+ Không có ai nói voi đi cày ruộng.

Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do bản tính anh nông dân hiền lành, dễ tin người, thiếu hiểu biết, không có chính kiến của riêng mình.

3. Bài học rút ra:

+ Phải luôn tin tưởng vào bản thân, học cách chủ động và có chính kiến của mình trong bất cứ công việc nào.

+ Cần tránh việc để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc của mình.

Học tốt bài Đẽo cày giữa đường

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Đẽo cày giữa đường Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Đẽo cày giữa đường Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Đẽo cày giữa đường.

1. Thể loại: truyện ngụ ngôn

2. Tóm tắt: Câu chuyện về một anh thợ mộc mang hết vốn liếng ra mua gỗ để đẽo cày. Tuy nhiên cứ ai bảo làm to anh lại đẽo to, ai bảo đẽo nhỏ anh lại đẽo nhỏ. Kết quả là anh đã đẽo hết số gỗ mà chẳng bán được chiếc nào cả.

Truyện Đẽo cày giữa đường thuốc thể loại nào

3. Bố cục:

Chia văn bản thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến “tha hồ mà lãi”: Anh thợ mộc đẽo cày theo sự chỉ đạo góp ý của mọi người mà không có chính kiến của mình.

Đoạn 2: Còn lại: Kết cục đáng buồn anh chẳng bán được chiếc cày nào.

4. Giá trị nội dung:

- Phê phán những con người không có lập trường , không có chính kiến

- Cần phân biệt : Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.

- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đẽo cày giữa đường

1. Hành động của anh thợ mộc sau mỗi lần được mọi người góp ý

- Câu chuyện kể về anh chàng làm nghề thợ mộc, dốc hết vốn trong nhà làm nghề đẽo cày.

- Người qua kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày

+ Ông cụ vào xem và góp ý “Phải đẽo cho cao, cho to” à Anh ta bèn đẽo to

+ Bác nông dân đi qua vào xem góp ý “Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn” à Anh ta bèn đèo nhỏ, đẽo thấp

+ Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi cả anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu cây cũng bán hết, tha hồ mà lãi à Anh ta đem hết số gỗ còn lại ra đẽo cày để cho voi cày

→ Anh chàng này là người không có chính kiến, không kiên định, ai bảo gì cũng làm theo

2. Hậu quả mà anh phải nhận lấy

- Ngày qua tháng lại không ai mua cày voi của anh ta cả, thế là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, vốn liếng đi đời nhà ma.

3. Bài học rút ra

- Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình

- Đứng trước một quyết định của bản thân , chúng ta không nên giao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

Học tốt bài Đẽo cày giữa đường

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Đẽo cày giữa đường Ngữ văn lớp 7 hay khác: