Trung bình người lính mang bao nhiêu kg năm 2024

Có một cuốn sách của một cựu Trung tá Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ viết về quân và dân Việt Nam mang tên “Chân trần – Chí thép”.

Tên gọi này đúng cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen bởi hầu hết bộ đội ta ra trận trên chính đôi chân của mình kể cả khi “xẻ dọc Trường Sơn”.

Quân đội ta từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đến nay vẫn tiến hành các chiến dịch, trận đánh theo phương thức: hành quân từ nơi đứng chân hoặc doanh trại đến khu tập kết, lại hành quân từ khu tập kết đến vị trí triển khai chờ lệnh nổ súng.

Trong đó thường là hành quân từ nơi đứng chân đến khu tập kết là dài nhất, có khi lên đến hàng trăm cây số.

Địa hình rừng núi, lắm sông suối chia cắt nơi thường diễn ra các trận đánh không tiện cho việc vận chuyển người và phương tiện vật chất bằng cơ giới. Ngoài ra, để giữ bí mật thì hành quân bộ vẫn là an toàn nhất.

Chính vì vậy, những gì cần thiết để chiến đấu đều “tất cả trên vai người lính”. Hãy thử sơ bộ tính toán cho một chiến sĩ bình thường nhất xem sao:

- Quân tư trang cá nhân gồm hai bộ quần áo, chăn màn, tăng võng, bi đông, xẻng hoặc cuốc bộ binh… khoảng trên dưới 10kg.

- Vũ khí gồm súng và cơ số đạn mang theo, lựu đạn cá nhân, thuốc nổ,… khoảng trên dưới 10kg.

- Mang đạn hỏa lực giúp bộ phận hỏa lực hoặc gạo, củi giúp bộ phận nuôi quân, ắc quy giúp thông tin,… cũng khoảng trên dưới 10kg nữa.

Chính vì lẽ đó mà khi huấn luyện chiến sĩ mới người ta thường áp dụng mức trên dưới 30kg để rèn luyện cho các chiến sĩ quen với mang vác nặng và hành quân đường dài.

Tuy nhiên, trong luyện tập thường không thể mang đầy đủ trang bị, khí tài, vũ khí như hành quân chiến đấu nên người ta quy 30kg này thành gạch, chỉ cần biết được một viên gạch với trọng lượng khoảng chừng là có thể tính ra số gạch mỗi người phải xếp vào ba lô.

Với những đơn vị ở địa hình hiểm trở thì khi sửa sang, xây mới doanh trại việc huấn luyện hành quân mang vác nặng kiểu này sẽ một công đôi việc, bộ đội vừa huấn luyện vừa kết hợp vận chuyển gạch lên công trình, vừa tiện vừa tiết kiệm được tiền nhân công vận chuyển.

TRẢ LỜI VÀ TRAO GIẢI

Thật khó khăn khi phải lựa chọn bạn đọc có câu trả lời xuất sắc nhất cho câu hỏi "Tại sao người lính hành quân với ba lô chứa tới 30kg gạch?", khi mà chúng tôi nhận được rất nhiều bình luận thật tuyệt vời.

Với câu hỏi này, có đến 3 câu trả lời xuất sắc, gồm các bạn đọc sau: Mạnh Tứ [22h57, ngày 03-02-2016]; hung nguyen quang [19h50, ngày 01-02-2016]; Lê Hạnh [10h00, ngày 01-02-2016]. Sau khi cân nhắc, nhóm chuyên gia quân sự thấy rằng:

- Bạn Mạnh Tứ đã trả lời ngắn ngọn, súc tích, bao hàm đủ ý.

- Bạn hung nguyen quang có vẻ như là người lính thực thụ trong thời kỳ hiện đại, có nhiều lý giải rất xác đáng.

- Bạn Lê Hạnh, ngoài những ý chính logic, lại có thêm sự bay bổng, với tinh thần lạc quan của người lính.

Vì vậy, Nhóm chuyên gia Quân sự quyết định trao giải cho câu hỏi này như sau:

Bạn Lê Hạnh là người trúng giải!

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã nhiệt tình tham gia, đặc biệt cảm ơn các bạn Mạnh Tứ và hung nguyen quang. Chúc các bạn may mắn lần sau.

[QK7 Online] - Đối với bộ đội việc hành quân bộ được ví như bữa cơm hàng ngày. Bởi đó là nhiệm vụ thực hiện thường xuyên để giúp làm quen với việc mang vác nặng, rèn luyện ý chí bền bỉ, dẻo dai.

Cán bộ, chiến sĩ Đại đội huyện Thạnh Hóa trên đường hành quân mang vác nặng. Ảnh: Biện Cường

Chiều biên giới, bầu trời âm u với những đám mây đen trôi lững lờ báo hiệu cho những cơn mưa có thể trút xuống bất cứ lúc nào. Thời tiết bất lợi cũng không ngăn được không khí chuẩn bị cho buổi hành quân rèn luyện của Đại đội bộ binh huyện Thạnh Hóa.

16 giờ, trực ban đại đội cất tiếng còi kèm theo khẩu lệnh: “Đại đội bộ binh huyện Thạnh Hóa tổ chức hành quân rèn luyện”. Sau 5 phút, cán bộ, chiến sĩ đã có mặt đầy đủ cùng với quân tư trang cá nhân và vũ khí. Chỉ huy đại đội và các trung đội trưởng kiểm tra quân tư trang và các vật dụng được mang theo trong hành quân. Trong đội hình hàng ngũ chỉnh tề, công tác gói buộc ba lô và vũ khí trang bị đã hoàn thành, Thượng úy Lê Phú Cường, Đại đội trưởng, Đại đội bộ binh huyện Thạnh Hóa hạ đạt mệnh lệnh hành quân: “Mệnh lệnh hành quân, hành quân chiến đấu. Đường hành quân, đường mòn, đường cấp phối…”.

Trước khi cơ động, Đại đội trưởng cho bộ đội chạy tại chỗ. Đây là bước đầu tiên để kiểm tra khả năng gói buộc của bộ đội, nhằm bảo đảm các vật dụng không bị rơi rớt khi hành quân, vừa bảo đảm bí mật, an toàn trong suốt quá trình cơ động. Dù chưa hành quân nhưng mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt cán bộ, chiến sĩ. Việc mang vác nặng đòi hỏi mỗi đồng chí phải dồn sức lên đôi vai và đôi chân. Thượng úy Lê Phú Cường, Đại đội trưởng Đại đội bộ binh huyện Thạnh Hóa cho biết: “Để bộ đội có thể thực hiện tốt hành quân mang vác nặng là cả một quá trình rèn luyện. Thời gian đầu, khối lượng mang vác là 20 kg sau đó tăng dần lên đến 30 kg. Việc phải tăng dần khối lượng giúp cơ thể con người thích ứng với trọng lượng mang vác. Đây cũng là yêu cầu được đặt ra trong chiến đấu bởi vì quá trình đánh trận, bộ đội phải mang vác rất nhiều vật chất, vũ khí trang bị”.

Hành quân không phải đơn thuần là đi bộ. Cái khó là đội hình phải theo hàng dọc cự ly lên đến hàng cây số, giữ khoảng cách giữa người với người từ 2 đến 2,5 m và bảo đảm tốc độ. Bên cạnh đó, có những địa điểm, bộ đội phải cơ động nhanh một quãng đường ngắn. Từ đó, mỗi cá nhân phải biết phân phối sức trong suốt chặng đường. Các tổ, tiểu đội phải thường xuyên giúp đỡ nhau trong hành quân. Đồng thời, đơn vị phải luôn có các phương án xử lý tình huống phát sinh. Để truyền đạt mệnh lệnh cho toàn đội hình, người chỉ huy dùng khẩu lệnh truyền miệng thông báo từ người đứng đầu đội hình cho đến người cuối cùng. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải chấp hành nghiêm kỷ luật hành quân.

Trung sĩ Trần Minh Luân, Đại đội bộ binh huyện Thạnh Hóa chia sẻ: Thời gian đầu, bản thân tôi cũng thấy rất mệt mỏi, đặc biệt, đôi vai sưng tấy, như bị tảng đá nặng đè lên. Đôi chân căng cứng cơ và nhức mỏi xương khớp. Sau một thời gian rèn luyện thì cơ thể đã trở về trạng thái bình thường do vượt qua được giới hạn sức chịu đựng của cơ thể”. Theo Trung sĩ Nguyễn Mạnh Kha, Khẩu đội trưởng Khẩu đội đại liên, Đại đội bộ binh huyện Thạnh Hóa: “Khẩu đội đại liên có thân súng nặng 17 kg; chân súng nặng 14 kg. Việc mang vác rất cồng kềnh. Vì vậy, để hoàn thành được cự ly hành quân, các bộ phận của súng được tháo rời giao cho từng cá nhân mang vác. Riêng thân súng được quấn vải mềm xung quanh vác trên vai để không bị cạnh súng làm đau. Cùng với đó, khẩu đội chia cự ly thay phiên nhau vác chân và thân súng để bảo đảm các đồng chí trong khẩu đội đều có khoảng thời gian hồi phục cơ thể, không bị rớt đội hình.

Hành quân mang vác nặng là bước rèn luyện giúp bộ đội có thể chủ động thực hiện tốt tình huống sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ. Do vậy, để bộ đội phát huy được ý chí tự lực tự cường, vượt qua gian khổ, công tác động viên tư tưởng cũng là nhiệm vụ quan trọng.

Theo Thượng úy Nguyễn Cao Thành Công, Chính trị viên Đại đội bộ binh huyện Thạnh Hóa: “Hành quân đường dài dễ gây ra tâm lý căng thẳng cho bộ đội. Đặc biệt, khi cơ thể đã mệt mỏi thì mang thêm một vật dụng dù nhỏ cũng sẽ có cảm giác nặng nề, dễ tạo tâm lý buông xuôi. Vì vậy để bộ đội hoàn thành tốt nhiệm vụ hành quân rèn luyện, đội ngũ cán bộ luôn bám sát động viên bộ đội. Đặc biệt là phát huy tính tập thể trong hành quân như việc những đồng chí bị đau chân, hoặc sức khỏe yếu thì quá trình hành quân, các tiểu đội sẽ cắt cử người giúp đỡ những đồng chí đó như phụ mang súng, mang túi gạo…”

Sau hơn ba giờ hành quân, Đại đội bộ binh huyện Thạnh Hóa đã hoàn thành chặng đường dài 20 km trở về đơn vị. Dù vất vả nhưng mỗi đồng chí đều cảm thấy hài lòng khi bản thân đã hoàn thành chặng đường đầy thử thách.

Chủ Đề