Trẻ sơ sinh tháng đầu tiên tăng bao nhiêu cân

Ba mẹ có biết: Bé 1 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là đạt chuẩn? Làm thế nào để cải thiện cân nặng bé 1 tháng tuổi thừa hoặc thiếu cân? Cùng tham khảo bài viết dưới đây và chăm sóc bé đúng cách để bé tăng trưởng nhanh và đều.

1. Bé 1 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là chuẩn?

Dựa theo bảng cân nặng chuẩn của WHO, cân nặng em bé 1 tháng tuổi đạt chuẩn là 4.2kg đối với bé gái và 4.5kg với bé trai. Mức tăng cân nặng của trẻ sơ sinh trong tháng đầu dao động khoảng 1 - 1.2kg. Con số này sẽ giảm dần khi bé đến 3 tháng giữa, tốc độ tăng giảm 50% còn 500 - 600g/tháng và nửa năm cuối là 200 - 300g/tháng. Các giai đoạn sau bé sẽ tập trung phát triển chiều cao, trí não nhiều hơn so với cân nặng.

BÉ TRAI

BÉ GÁI

Tháng

Thiếu chuẩn cấp 2

Thiếu chuẩn cấp 1

Trung bình chuẩn

Vượt chuẩn cấp 1

Vượt chuẩn cấp 2

Tháng

Thiếu chuẩn cấp 2

Thiếu chuẩn cấp 1

Trung bình chuẩn

Vượt chuẩn cấp 1

Vượt chuẩn cấp 2

0

2.5

2.9

3.3

3.9

4.4

0

2.4

2.8

3.2

3.7

4.2

1

3.4

3.9

4.5

5.1

5.8

1

3.2

3.6

4.2

4.8

5.5

2

4.3

4.9

5.6

6.3

7.1

2

3.9

4.5

5.1

5.8

6.6

3

5

5.7

6.4

7.2

8

3

4.5

5.2

5.8

6.6

7.5

4

5.6

6.2

7

7.8

8.7

4

5

5.7

6.4

7.3

8.2

5

6

6.7

7.5

8.4

9.3

5

5.4

6.1

6.9

7.8

8.8

6

6.4

7.1

7.9

8.8

9.8

6

5.7

6.5

7.3

8.2

9.3

7

6.7

7.4

8.3

9.2

10.3

7

6

6.8

7.6

8.6

9.8

8

6.9

7.7

8.6

9.6

10.7

8

6.3

7

7.9

9

10.2

9

7.1

8

8.9

9.9

11

9

6.5

7.3

8.2

9.3

10.5

10

7.4

8.2

9.2

10.2

11.4

10

6.7

7.5

8.5

9.6

10.9

11

7.6

8.4

9.4

10.5

11.7

11

6.9

7.7

8.7

9.9

11.2

12

7.7

8.6

9.6

10.8

12

12

7

7.9

8.9

10.1

11.5

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh trong tháng đầu. [Nguồn: WHO]

2. Cách xác định cân nặng của bé sơ sinh 1 tháng tuổi có đủ chuẩn

Ba mẹ cần biết cách đo cân nặng chuẩn để nắm được em bé 1 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu cũng như các tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá chính xác tình trạng cân nặng của bé.

2.1. Cách đo cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng chuẩn

Để thực hiện đo cân nặng cho bé, ba mẹ cần tuân thủ quy trình sau đây:

Bước 1: Chọn vị trí bằng phẳng, đủ rộng để đặt cân. Nếu sử dụng cân treo đồng hồ hay cân đòn treo thì phải chọn vị trí chắc chắn. Điều này không chỉ giúp cân chuẩn mà còn đảm bảo cho bé khi đặt lên cân.

Bước 2: Điều chỉnh cân ở vị trí cân bằng, chỉnh kim về số 0 để kết quả đo chính xác.

Bước 3: Thực hiện đo cân nặng trẻ sơ sinh vào buổi sáng, khi con vừa thức dậy và chưa ăn gì để đảm bảo độ chuẩn xác.

Bước 4: Cởi bỏ áo khoác, mũ, các vật dụng không cần thiết để giảm tối đa trọng lượng dư thừa.

Bước 5: Xác định trẻ 1 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu bằng cách nhìn thẳng vào giữa mặt cân để đọc số đo, sau đó so sánh với bảng chuẩn.

2.2. Tiêu chí đánh giá cân nặng của trẻ có đủ chuẩn hay không

Một số tiêu chí được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích giúp ba mẹ đánh giá cân nặng và sức khỏe của con một cách dễ dàng, chuẩn xác.

2.2.1. Các mốc giới hạn trên bảng chuẩn

Trên bảng dữ liệu cân nặng từ WHO, ba mẹ sẽ xác định được cân nặng trẻ sơ sinh tháng đầu thuộc mức độ nào qua 4 mốc quan trọng: trung bình, 3SD, 2SD và 1SD. Dấu “+” và “-” thể hiện sự tăng giảm trọng lượng của bé.

Cụ thể, nếu cân nặng của bé đạt mức trung bình hoặc nằm trong khoảng -2SD đến 2SD là bình thường, chấp nhận được. Khi chỉ số cân nặng của con chạm mức 2SD đến 3SD, ba mẹ nên đưa con đi khám để được tư vấn giải pháp cải thiện kịp thời bởi lúc này, bé đã bị thừa cân hoặc thiếu cân quá nhiều so với tiêu chuẩn cân nặng trung bình của bé 1 tháng tuổi.

2.2.2 Số cân thay đổi qua mỗi tháng

Từ cân nặng hiện tại và lúc mới sinh, ba mẹ có thể biết được bé tăng bao nhiêu kg sau 1 tháng. Theo tiêu chuẩn, 3 tháng đầu bé sẽ tăng từ 1 - 1.2kg/tháng, nếu bé đạt mức tăng này là bé đang phát triển bình thường.

2.2.3. Cân nặng của bé trong tháng đầu ảnh hưởng bởi tinh thần của bé

Chỉ cần theo dõi, quan sát cử chỉ và tâm trạng của bé, ba mẹ cũng có thể biết bé có khỏe mạnh hay không. Nếu bé vui vẻ, không cáu gắt, quấy khóc tức là bé đang dễ chịu, thoải mái. Đó là dấu hiệu cho thấy con tăng trưởng tốt.

2.2.4. Tần suất, mức độ ăn uống đều

Tương tự như tâm lý, nếu con không bỏ ăn, bỏ bú, lượng sữa đều và không giảm bất thường tức là bé đang ăn ngon. Đặc biệt, nếu con ăn nhiều lên ở mức đều đặn thì ba mẹ cũng không cần lo lắng bé bị thừa cân vì điều đó cho thấy hệ tiêu hóa con đang rất khỏe mạnh.

2.2.5. Không nôn trớ hoặc các vấn đề về tiêu hóa

Một trong các dấu hiệu cho thấy bé khỏe mạnh, dễ chịu là không nôn trớ cũng như gặp các vấn đề về tiêu hóa. Điều này cũng khẳng định chất lượng sữa mẹ hiện tại rất tốt và mẹ cần duy trì qua chế độ dinh dưỡng của mình. Mặt khác, nếu bé được dặm sữa ngoài thì mẹ nên cho con tiếp tục sử dụng lâu dài vì con tăng cân tốt đồng nghĩa sữa công thức phù hợp với thể trạng của con.

2.2.6. Cơ thể linh hoạt, không tổn thương

Khi bé vui vẻ, hoạt động nhanh nhạy và cơ thể không có tổn thương thì đó là tín hiệu tốt cho thấy bé đang phát triển theo hướng tích cực. Ba mẹ hãy cố gắng giữ gìn và đảm bảo an toàn cho con mọi lúc, mọi nơi.

Xem thêm: Mẹ có biết? - Cách cân bé sơ sinh tại nhà và đánh giá cân nặng đúng như thế nào?

3. Nguyên nhân khiến cân nặng của bé trong tháng không đạt chuẩn

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cân nặng của bé sau 1 tháng không đạt chuẩn, có thể thừa cân hoặc thiếu cân.

3.1. Cân nặng trẻ 1 tháng tuổi thấp hơn trung bình

Khi trọng lượng của trẻ 1 tháng tuổi không đạt mức trung bình hoặc thiếu nghiêm trọng, ba mẹ có thể nghĩ đến những vấn đề như:

  • Bé bú sai cách, dẫn đến bú không đủ lượng sữa theo nhu cầu và không đảm bảo lượng calo để bé tăng cân.
  • Con gặp vấn đề về tiêu hóa như nôn trớ, khó tiêu, đầy hơi, v.v…
  • Con có bệnh lý bẩm sinh như trào ngược dạ dày thực quản, v.v…Trong trường hợp cân nặng chênh lệch quá nhiều, ba mẹ nên cho con khám bác sĩ.

3.2. Cân nặng của bé 1 tháng cao hơn mức chuẩn

Bên cạnh những lo lắng khi bé thiếu cân, nếu chỉ số trọng lượng của con thừa quá nhiều, ba mẹ cũng có thể nghĩ đến các nguyên nhân:

  • Khẩu phần dinh dưỡng của mẹ nhiều đường bột, chất béo dẫn đến sữa mẹ dư thừa các chất gây tăng cân nhanh.
  • Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì vấn đề này có thể ảnh hưởng đến cân nặng của con sau sinh 1 tháng đầu. Tình trạng này sẽ hết từ 3 - 6 tháng sau sinh và mẹ nên đi kiểm tra để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Con đang gặp vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, táo bón khiến lượng sữa trong cơ thể không tiêu hóa hết.

4. Giải pháp tăng cân cho bé nhẹ cân

Để bé sơ sinh 1 tháng đạt cân nặng chuẩn trong những tháng tiếp theo, ba mẹ có thể tham khảo những giải pháp hiệu quả dưới đây:

4.1. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ

Đảm bảo khẩu phần ăn của người mẹ có đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, rau xanh, vitamin và khoáng chất với khối lượng hợp lý. Dinh dưỡng chuẩn không chỉ giúp bé tăng cân, khỏe mạnh mà còn giúp mẹ giữ dáng và phục hồi sức khỏe sau sinh.

4.2. Tăng thêm nguồn sữa ngoài khi cần thiết

Hiện nay, đa số các mẹ đều mong muốn có thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ ít sữa mà không chủ động bổ sung nguồn sữa ngoài hay kì thị sữa công thức thì bé rất dễ thiếu cân, phát triển không tốt. Khi bé không được bú đủ, bé cũng sẽ quấy khóc khiến ba mẹ mệt mỏi trong quá trình chăm sóc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con.

5. Hướng dẫn thay đổi tốc độ tăng cân cho bé thừa cân

Trái lại với những bé bị thiếu cân thì ba mẹ cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để cân nặng của con phát triển trong mức cho phép, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con sau này.

5.1. Thay đổi chế độ ăn của mẹ

Trong chế độ dinh dưỡng của mẹ cần đảm bảo đủ các nhóm chất đồng thời cân bằng về số lượng. Cần tránh thừa nhiều calo và các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo không tốt, nhiều bột đường và những thành phần gây tăng cân nhanh tương tự.

5.2. Cân nhắc lựa chọn sữa ngoài khác cho bé

Nếu bé đang sử dụng sữa công thức chú trọng tăng cân thì ba mẹ nên cân nhắc đổi sữa cho con. Ưu tiên các dòng sữa phát triển toàn diện cả cân nặng, chiều cao và trí não để bé tăng trưởng tốt nhất.

5.3. Cho bé vận động nhẹ

Ở giai đoạn 1 tháng tuổi, bé chưa thể lật lẫy hay thực hiện được các hoạt động phức tạp. Ba mẹ nên chủ động tập luyện cho cho con với các động tác nhẹ nhàng. Các bài tập được đăng tải khá nhiều trên Youtube và các mạng xã hội, bạn có tham khảo và cho bé thực hành để cải thiện cân nặng cũng như tăng cường sức khỏe cho bé từ nhỏ.

Với những chia sẻ chi tiết từ Monkey, ba mẹ không chỉ nắm được bé 1 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là đạt chuẩn mà còn biết được cách thức, giải pháp giúp bé tăng cân, phát triển tốt trong giai đoạn tiếp theo. Hãy tham khảo và áp dụng thật tốt nhé!

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi tăng bao nhiêu cân?

Hầu như các trẻ sơ sinh tăng cân rất ít trong vòng 2 tuần đầu sau sinh và mức cân tăng trung bình ở lứa tuổi này là khoảng 150-200 gram/ tuần.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tăng bao nhiêu cân?

Trong 3 tháng đầu tiên sau sinh, bé sẽ tăng 1 - 1.2kg/tháng tức là bé 2 tháng tuổi sẽ tăng 2 - 2.4kg. Giai đoạn tiếp theo mỗi tháng bé sẽ tăng từ 500 - 600g/tháng và 6 tháng cuối của năm sẽ tăng 200 - 300g/tháng.

Bố sung gì cho bé sơ sinh tăng cân?

Trẻ bú sữa mẹ tăng cân nhanh cần chú ý dinh dưỡng cho mẹ.

Bổ sung protein. Thịt, cá là nguồn thực phẩm giàu hàm lượng i-ốt cũng như giàu đạm, cung cấp nhiều DHA cho hai mẹ con. ... .

Bổ sung canxi. ... .

Cà rốt. ... .

Thì là ... .

Rau ngót. ... .

Bổ sung nước. ... .

Bổ sung rau xanh, trái cây. ... .

Lá đinh lăng..

Mẹ cho con bú nên ăn gì để con tăng cân?

Mẹ cho con bú nên ăn gì để có nhiều sữa, con tăng cân?.

Rau ngót. Đây là loại rau lợi sữa và chứa nhiều vi chất cần thiết cho mẹ như sắt, protein, chất xơ, vitamin A, vitamin C. ... .

Rau lá xanh đậm. Các loại rau lá xanh như rau bina, cải cầu vồng, bông cải xanh,… ... .

Móng giò ... .

Đu đủ xanh. ... .

Thịt nạc. ... .

Măng tây. ... .

Khoai lang. ... .

Rau củ quả.

Chủ Đề