Ngày giải phóng thừa thiên huế là ngày bao nhiêu

35 năm sau ngày giải phóng, Thừa Thiên - Huế đang bước vào giai đoạn phát triển với thế và lực mới. Tỉnh vừa đón nhận và triển khai Kết luận số 48 KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020.

Trọng tâm là: Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên - Huế xứng tầm là đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Ðông - Nam châu Á; quốc phòng, an ninh được tăng cường; chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng được nâng cao rõ rệt; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Gắn bó với phong trào tỉnh nhà từ buổi đầu giải phóng, cho đến nay với cương vị là Bí thư Tỉnh uỷ trong hơn 10 năm trở lại đây, ông Hồ Xuân Mãn cho biết: Trước mắt, Ðảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế, lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ: Gắn xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế trong mối quan hệ hữu cơ với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, mở rộng, thông qua hành lang kinh tế Ðông - Tây, trục quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới nhằm phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, khai thác các lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, lợi thế, Thừa Thiên - Huế chăm lo phát triển văn hóa - xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, xây dựng tỉnh thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa Huế.

Sau giải phóng Thừa Thiên - Huế có điểm xuất phát điểm thấp, sản xuất công nghiệp chưa có gì ngoài nhà máy vôi Long Thọ và nhà máy "đèn", nhà máy nước Huế công suất rất thấp. Trong quá trình phát triển, Thừa Thiên - Huế đã biết trân trọng và phát huy hết khả năng vốn có trong việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của mình. Giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh huy động tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt từ 40.000 tỉ đồng đến 45.000 tỉ đồng, trong đó tập trung phát triển các ngành sản xuất có lợi thế để tạo sự bứt phá mới trong quá trình đi lên. Trong đó, riêng năm 2009 tổng nguồn vốn đầu tư đạt 7.243 tỉ đồng; GDP bình quân đầu người đạt 1.003 USD, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,19%. Trong đầu tư, tỉnh hướng đến mục tiêu sản xuất đạt 5 triệu tấn xi măng/năm vào năm 2010 và khoảng 7 triệu tấn trong một vài năm tới. Thừa Thiên - Huế là địa bàn có vỉa đá vôi chạy dọc theo chân dãy Trường Sơn từ Phong Điền cho đến Nam Đông, Phú Lộc, với trữ lượng tương đối lớn, đủ thoả mãn nhu cầu các cơ sở sản xuất theo quy hoạch nói trên trong vòng 100 năm. Theo tính toán của tỉnh Thừa Thiên-Huế: sau khi hoàn thành, sẽ có từ 30% đến 40% sản phẩm của các cơ sở sản xuất xi măng trên địa bàn được tiêu thụ ở thị trường các tỉnh miền Trung, 30% vào thị trường các tỉnh phía Nam, còn lại một phần xi măng sẽ được xuất khẩu sang Lào. Hiện, riêng Công ty hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam đã bốn lần nâng công suất, với sản lượng xi măng sản xuất đạt khoảng 3,6 triệu tấn/năm. Thương hiệu xi măng Luks ngày càng vươn xa trên thương trường quốc tế. Sắp tới, Công ty hữu hạn Xi măng Luks còn hướng đến khả năng xuất khẩu clinker sang Lào và Singapore khi nguồn cung cấp trong nước ổn định. Các nhà máy xi măng Nam Đông, công suất 1,8 triệu tấn/năm; xi măng Đồng Lâm 2,4 triệu tấn/năm cũng đang được khởi động sẽ cho ra sản phẩm trong thời gian tới. Ngoài xi măng, sản xuất điện năng cũng là mục tiêu mà Thừa Thiên - Huế hướng đến, với sản lượng đạt khoảng 900 triệu KWh điện/năm. Hiện, đã có 3 công trình thuỷ điện được xây dựng tại Thừa Thiên - Huế gồm: thủy điện Bình Điền [công suất 44 MW], thủy điện Hương Điền [54 MW], và thủy điện A Lưới [170 MW]. Đối với dự án thuỷ điện Hương Điền, hiện chủ đầu tư đang nghiên cứu để mở rộng, nâng công suất nhà máy lên 85 MW. Một số các dự án thuỷ điện nhỏ sắp được đầu tư xây dựng tại Thừa Thiên - Huế bao gồm: thuỷ điện A Roàng [dự kiến công suất 10 MW], Hồng Hạ [3 MW], Thượng Nhật [7 MW], Sông Bồ [7 MW], A Ling và thuỷ điện Hồng Thuỷ [A Lưới]...

Hiện, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đang thực hiện các chính sách thông thoáng trong việc thu hút đầu tư, xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Khu công nghiệp [KCN] Phú Bài đã có 45 dự án đầu tư, với tổng nguồn vốn hơn 2.600 tỉ đồng. Hiện tại, KCN Phú Bài đang tiến hành mở rộng giai đoạn 4 [đợt 1] với diện tích 87,5 ha và đảm bảo các đầu mối hạ tầng cơ bản như san nền, đường giao thông, điện, nước, viễn thông....để tăng khả năng thu hút đầu tư. Tại đây, tỉnh còn áp dụng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn: tiền thuê đất có hạ tầng thấp [0,32USD/m2/năm], có cơ chế thu nộp linh hoạt, hỗ trợ chi phí đào tạo tay nghề cho công nhân, hỗ trợ các chi phí đăng ký ISO, đăng ký bản quyền thương hiệu, bản quyền phát minh, sáng chế…Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô với thế mạnh có cảng biển nước sâu, dự tính năm 2010 phấn đấu đón 1,2 triệu tấn hàng xuất nhập khẩu. Cảng Chân Mây hiện cũng là điểm đến của các tàu du lịch nước ngoài đến tham quan hệ thống di tích cố đô Huế. Trong đó có các tàu du lịch lớn, hạng sang như tàu du lịch Queen Elizabeth II [dài 297m], quốc tịch Anh, cập cảng Chân Mây chở gần 2.000 khách du lịch đến từ nhiều nước trên thế giới.

Giai đoạn từ nay đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định lấy thành phố Huế làm trung tâm để phát triển các đô thị vệ tinh theo chức năng lan toả: thành phố Huế là hạt nhân vừa thực hiện sự kết nối với các huyện và các khu kinh tế lớn trong tỉnh, đồng thời tạo động lực và sức bật mới về phát triển đô thị và kinh tế đô thị. Trong sản xuất, tỉnh tiếp tục có sự điều chỉnh theo hướng ưu tiên phát triển các ngành sản xuất công nghiệp công nghệ cao. Theo đó, các ngành công nghiệp được tỉnh ưu tiên đầu tư gồm: dệt may [sợi, vải, lụa, quần áo xuất khẩu [XK], nguyên phụ liệu]; da giầy [giầy dép XK, nguyên phụ liệu]; chế biến nông, lâm, thủy sản; hóa chất [hóa chất cơ bản, phân bón, hóa dầu, hóa dược, hóa mỹ phẩm]. Các ngành công nghiệp mũi nhọn được tỉnh xác định gồm: cơ khí chế tạo [ô tô, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử]; thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; sản phẩm từ công nghệ mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số...Tương lai, các ngành sản xuất nói trên sẽ là nguồn thu ngân sách chủ yếu của địa phương trong việc hướng đến mục tiêu đạt khoảng 3.000 tỉ vào năm 2011 và tạo đà cho các năm sau [kết thúc năm 2009, tỉnh thu ngân sách đạt 2.520 tỉ đồng].

Đối với các vấn đề xã hội, tỉnh tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, và đặc biệt là Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020. Chỉ tính riêng chương trình 135 đã đầu tư xây dựng mới 109 công trình hạ tầng các loại, bao gồm 24,6 km đường giao thông bê tông, 3 cầu bê tông kiên cố, 82 phòng học, 14 trạm y tế, 12 công trình thuỷ lợi... với tổng kinh phí 54.124 triệu đồng. Đến nay, tại các vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, riêng huyện Nam Đông đường bê tông và láng nhựa đã đến tận thôn bản; 100% xã có điện lưới quốc gia, 98% hộ sử dụng điện lưới, 87% sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, huyện A Lưới từ 48,47% cuối năm 2005 hiện giảm xuống còn 27,5%, huyện Nam Đông số hộ nghèo 16,6% hiện chỉ còn 14%.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày càng có nhiều khởi sắc, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn dần dần được thu hẹp, nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, chính quyền các cấp, thi đua xây dựng quê hương giàu đẹp.../.

Chủ Đề