Người trưởng thành ngủ bao nhiêu là đủ

Khi nói đến giấc ngủ, mọi người thường nghĩ "ngủ càng nhiều càng tốt". Nhưng theo một nghiên cứu mới của Đại học Tim mạch Mỹ thì không đơn giản như vậy.

Nghiên cứu nói gì?

Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu được thu thập trong Khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Mỹ, theo dõi phản hồi từ hơn 14.000 người trong thời gian trung bình 7,5 năm. Những người được khảo sát ở lứa tuổi trung bình là 46 tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã đặc biệt thu thập thời gian ngủ của những người tham gia cũng như điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch và mức độ protein phản ứng C của họ - đây là một dấu hiệu viêm dẫn đến bệnh tim.

Điều thú vị là kết quả cho thấy ngủ trong khoảng thời gian này dẫn đến điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch thấp hơn hẳn. Điểm số này càng cao thì nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ càng cao.

Cụ thể, những người ngủ từ 6 - 7 giờ mỗi đêm thực sự có nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ thấp nhất so với những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 7 tiếng, theo Mbg.

Để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn để về tim khác, một trong những cách đơn giản nhất là tuân theo một lịch trình ngủ ổn định

Shutterstock

Dựa trên những kết quả này, nghiên cứu cho thấy ngủ từ 6 - 7 tiếng ít là tốt nhất cho tim. Tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Kartik Gupta, lưu ý rằng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 7 tiếng có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn, theo Mbg.

Nếu ngủ nhiều hơn 7 tiếng thì điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch không cao hơn, nhưng mức độ protein phản ứng C cao hơn.

Cần lưu ý rằng nghiên cứu mới này đưa ra khoảng thời gian ngủ tốt nhất là 6 - 7 tiếng, trong khi Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyến nghị, nên ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận thêm các kết quả.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nhu cầu ngủ của mỗi người mỗi khác. Ngoài việc đặt mục tiêu ngủ bao nhiêu mỗi đêm, cần phải xem cảm giác của bạn khi thức dậy vào buổi sáng để biết bạn ngủ có ngon giấc hay không, theo Mbg.

Bởi vì không phải ngủ đủ 7 tiếng là ngủ ngon giấc cả 7 tiếng, bác sĩ Gupta nhắc lại.

Tất nhiên, đừng hoảng sợ nếu thỉnh thoảng có một đêm khó ngủ. Tác hại của việc thiếu ngủ tích lũy theo thời gian, phải sau một thời gian dài thì thiệt hại mới xảy ra", bác sĩ Gupta lưu ý.

Nhưng để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn để về tim khác, một trong những cách đơn giản nhất là tuân theo một lịch trình ngủ ổn định.

Ngủ là một hoạt động quan trọng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc ngủ bao nhiêu là đủ luôn là một câu hỏi được đặt ra. Một giấc ngủ ngon là rất quan trọng để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt. Tuy nhiên, nhiều người không chắc mình thực sự cần ngủ bao nhiêu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thời gian ngủ đủ cho sức khỏe của cơ thể.

Ngủ bao nhiêu là đủ?

Nhiều người nghĩ rằng ngủ 8h/ngày tức là ngủ đủ giấc, tuy nhiên mỗi ngày ngủ bao nhiêu giờ là đủ thực tế có thể thay đổi theo từng người. Lượng thời gian ngủ của hầu hết mọi người khoảng từ 7 đến 9 giờ. Tuy nhiên, khi bạn già đi, số giờ ngủ trung bình của giấc ngủ giảm còn 7 đến 8 giờ, với một số người thậm chí ngủ ít giờ hơn.

Các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ uy tín đã đưa ra các khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi như sau:

- Trẻ mới sinh cần 20h/ngày, càng lớn thời gian ngủ của trẻ càng giảm, đến 6 tuổi trẻ cần 10h - 12h/ ngày để ngủ.

- Thanh thiếu niên [14-17 tuổi] cần ngủ 8 - 10h/ngày

- Thanh niên và người trưởng thành [18-64 tuổi] cần ngủ 7 - 9h/ngày

- Người già [trên 65 tuổi] cần ngủ 7 - 8h/ngày

Ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ?

Thiếu ngủ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần của con người. Nếu bạn thiếu ngủ thì sẽ dễ dàng bị mệt mỏi, khó tập trung, giảm sức đề kháng, dễ bị stress và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường và cả bệnh trầm cảm.

Ngoài ra, thiếu ngủ có thể dẫn đến thừa cân béo phì. Khi bạn bị thiếu ngủ, hormone kiểm soát cảm giác đói và no sẽ bị ảnh hưởng. Trong đó hormone leptin [điều chỉnh quá trình chuyển hóa năng lượng] giảm xuống và hormone ghrelin [kích thích cảm giác thèm ăn] sẽ tăng lên.

Đó là lý do khi thiếu ngủ bạn cảm thấy đói nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc ăn quá mức vào ban ngày hoặc thường xuyên ăn vào ban đêm. Bên cạnh đó, việc mệt mỏi do thiếu ngủ sẽ làm bạn không có động lực và năng lượng để tập thể dục.

Tất cả những điều này có thể làm bạn tăng cân khó kiểm soát. Nếu thiếu ngủ, cơ thể của bạn sẽ phản ứng lại với những biểu hiện sau:

- Cảm thấy buồn ngủ;

- Ngáp liên tục;

- Mệt mỏi, thiếu tỉnh táo;

- Dễ cáu gắt và lo lắng;

- Giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, hay quên đồ;

- Mắt sưng, quầng thâm mắt;

- Thèm ăn.

Cách để có giấc ngủ ngon

Để có một giấc ngủ tốt, bạn cần tạo ra môi trường thoải mái, yên tĩnh và tối. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và tránh uống nhiều nước trước khi ngủ để tránh tình trạng thức giấc giữa đêm. Hơn nữa, nên tập thể dục thường xuyên để cơ thể được giải tỏa và thư giãn trước khi đi ngủ. Nếu một ngày nào đó bạn bị thiếu ngủ buổi tối, bạn có thể cải thiện bằng cách:

- Ngủ trưa 10-20 phút;

- Đi ngủ sớm hơn vào hôm sau;

- Ngủ nhiều hơn vào cuối tuần nhưng không quá 2 giờ so với bình thường.

Tuy nhiên nếu bạn thiếu ngủ quá nhiều thì việc cố gắng ngủ bù cũng không thể bù đắp được. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là ngủ đủ giấc mỗi đêm.

Ngủ là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Việc ngủ đủ thời gian sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tăng năng suất và tránh được các vấn đề về sức khỏe. Hãy tìm ra thời gian ngủ đủ cho bản thân và tạo ra một môi trường ngủ tốt để có được giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt hơn.

Chủ Đề