Giá điện cao nhất là bao nhiêu

1. Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện do Bộ Công Thương ban hành hàng năm và kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm trước liền kề theo quy định tại Điều 7 Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, ước kết quả sản xuất kinh doanh điện trong năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.

2. Trường hợp giá bán điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

3. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Sau khi tăng giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

4. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Sau khi thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

5. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm

1. Trước ngày 25 tháng đầu tiên quý II, quý III và quý IV, trên cơ sở tổng hợp thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện của quý trước liền kề, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xác định chi phí phát điện của quý trước liền kề, chi phí phát điện cộng dồn từ đầu năm, sản lượng điện thương phẩm thực tế của quý trước và tổng sản lượng điện thương phẩm cộng dồn, ước sản lượng điện thương phẩm các tháng còn lại trong năm, tính toán lại giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 24/2017/QĐ-TTg [các thông số khác, giữ nguyên không thay đổi].

2. Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

3. Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 3% đến dưới 5% và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Sau khi tăng giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

4. Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 5% đến dưới 10% và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Sau khi thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

5. Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so vơi giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá quy định hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Theo Quyết định, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia thành 6 bậc thang theo quy định hiện hành. Cụ thể từ 0 - 50 kWh giá bán 1.728 đồng; từ 51 - 100 kWh giá bán 1.786 đồng/kWh; từ 101 - 200 kWh giá bán 2.074 đồng/kWh; từ 201 - 300 kWh giá bán 2.612 đồng/kWh; từ 301 - 400 kWh giá bán 2.919 đồng và từ kWh thứ 401 trở lên giá bán 3.015 đồng.

Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất cấp điện áp từ 110 kV trở lên dao động từ 999 đồng/kWh đến 2.844 đồng/kWh phụ thuộc vào giờ thấp điểm đến giờ cao điểm; cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV dao động từ 1.037 đồng đến 2.595 đồng/kWh; cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22 kV từ 1.075 đến 3.055 đồng/kWh; cấp điện áp dưới 6kV từ 1.133 đồng đến 3.171 đồng/kWh.

Giá bán lẻ điện cho kinh doanh cũng được chia thành 3 cấp điện áp: Từ 22kV trở lên; từ 6kV đến dưới 22 kV và dưới 6 kV với các mức giá trong giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm.

Giá bán lẻ điện cho các bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông với cấp điện áp từ 6kV trở lên là 1.690 đồng/kWh; cấp điện áp dưới 6kV là 1.805 đồng/kWh. Giá điện chiếu sáng công cộng, đơn vị hành chính sự nghiệp được bán tương ứng với giá 1.690 đồng/kWh và 1.805 đồng/kWh với hai cấp điện áp nêu trên.

Bên cạnh đó, quyết định cũng quy định giá bán buôn điện sinh hoạt vùng nông thôn, cho khu tập thể, cụm dân cư; tổ hợp thương mại - dịch vụ, khu công nghiệp, chợ… hay các mục đích khác với những mức giá cụ thể cho từng cấp điện áp và những khung giờ thấp điểm, giờ bình thường và giờ cao điểm.

Điện nhà nước giá bao nhiêu 2023?

[Chinhphu.vn] - Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Quyết định số 1416/QĐ-EVN ngày 08/11/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2006,79 đồng/kWh [chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng] từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.

Giá điện thấp nhất là bao nhiêu?

Bậc 1: Mức sử dụng từ 0 - 50kWh: 1.678đ/kWh. Bậc 2: Mức sử dụng từ 51 - 100kWh: 1.734đ/kWh. Bậc 3: Mức sử dụng từ 101 - 200kWh: 2.014đ/kWh. Bậc 4: Mức sử dụng từ 201 - 300kWh: 2.536đ/kWh.

1kwh điện bao nhiêu tiền 2023?

Tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 04/5/2023 EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh [chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng] từ ngày 04/5/2023.

Điện giá cao bao nhiêu 1 số?

+ Bậc 1: Từ 0 – 50kWh: 1.678 đồng/kWh [giá cũ là 1.549 đồng/kWh]. + Bậc 2: Từ 51 – 100kWh: 1.734 đồng/kWh [giá cũ là 1.600 đồng/kWh]. + Bậc 3: Từ 101 – 200kWh: 2.014 đồng/kWh [giá cũ là 1.858 đồng/kWh]. + Bậc 4: Từ 201 – 300kWh: 2.536 đồng/kWh [giá cũ là 2.340 đồng/kWh].

Chủ Đề