Trẻ sơ sinh bao lâu thì tháo bao tay

Đeo bao tay và bao chân cho trẻ sơ sinh là việc mà hầu hết bộ mẹ nào cũng làm, dù đứa trẻ đó được sinh ra ở bất cứ đâu.

Các phụ huynh có thể đưa ra rất nhiều lý do khi được hỏi “Tại sao anh/chị lại mang bao tay cho bé?” như để giữ ấm cho con, để giữ cho tay con không bị trầy xước, hạn chế con cắn móng tay hay đơn giản là làm theo kinh nghiệm nuôi trẻ mà bố mẹ của họ truyền đạt lại.

Song liệu quan điểm trên có hoàn toàn đúng?

Việc đeo bao tay cho trẻ liệu có thật sự đúng đắn và đem lại lợi ích cho sức khỏe cho bé?

Hãy cũng CANIFA Blog tìm câu trả lời cho câu hỏi trên ngay dưới đây nhé!

Bao tay dành cho trẻ sơ sinh [tiếng anh là Mitten] là một dạng găng tay có đặc điểm bao trọn tất cả các ngón tay với nhau.

Chúng khác với găng tay thông thường [Glove], bao các ngón tay một cách riêng rẽ.

Thiết kế này phù hợp với đặc điểm bàn tay của bé lúc mới sinh, khi các ngón chưa cử động tách rời nhau một cách thuần thục.

Sản phẩm gợi ý tại CANIFA: Phụ kiện sơ sinh bé trai / Phụ kiện sơ sinh bé gái

Khi một đứa bé được sinh ra, nếu để ý, bố mẹ sẽ thấy bàn tay bé khá xanh và lạnh, đồng thời làn da của bé lúc đó cũng rất mỏng manh, dễ bị trầy xước.

Bên cạnh đó, việc móng tay của bé dài dần ra cũng khiến cha mẹ lo lắng về việc bé có thể tự làm mình bị thương.

Trong hoàn cảnh như vậy, bao tay cho trẻ sơ sinh dường như một biện pháp có thể giải quyết tất cả các “nan đề” nêu trên và sự thật là người ta đã cho trẻ sơ sinh mang những đôi bao tay này trong thời gian rất dài.

Tuy nhiên….

Đã đến lúc bạn cần xem xét lại hàng động này.

Theo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa và kết quả của những công trình nghiên cứu y học về trẻ sơ sinh thì hiện tượng lạnh tay, lạnh chân là những đặc điểm sinh lý rất bình thường của bé, xảy ra do hệ tuần hoàn phát triển chưa thật sự hoàn chỉnh.

Đây là dấu hiệu chứng tỏ bé đang phát triển khỏe mạnh, bình thường và “cái lạnh” đó thật sự không làm phiền bé hay khiến bé khó chịu tẹo nào cả.

Sau vài tháng, khi hệ tuần hoàn của trẻ phát triển hoàn thiện thì hiện tượng này sẽ biến mất. Chính vì vậy mà hiện nay, một số bệnh viện không khuyến khích các bậc cha mẹ đeo bao tay cho trẻ sơ sinh.

Về việc tránh cho bé tự cào mình thì bạn không cần lo lắng quá nhiều bởi trẻ sơ sinh đa phần đều được mẹ chăm sóc, để ý khá kỹ, rất hiếm khi chơi một mình.

Bạn chỉ cần thường xuyên tỉa móng tay cho con bằng các loại dụng cụ cắt móng chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh là đủ.

Tiến sĩ Natalie Epton, một bác sĩ nhi khoa đã từng nói: “Găng tay rất hữu ích trong vài ngày đầu tiên đến vài tuần lễ để ngăn không cho bé gãi mặt. Nhưng cuối cùng. điều bạn cần làm là cắt móng tay cho bé”.

Theo những ý kiến trên, việc đeo bao tay cho trẻ sơ sinh có vẻ như không thật sự cần thiết, song bạn cũng cần căn cứ vào cả tình hình thời tiết để quyết định có cho bé mang bao tay không.

Thời tiết mùa đông ở miền Bắc nước ta khá lạnh, người lớn còn phải mang găng tay thì không thể bắt bé để tay trần chịu lạnh được phải không nào!

– BẢO VỆ LÀN DA BÉ VỚI BAO TAY/ CHÂN TRẺ SƠ SINH CANIFA –

Tuy đeo bao tay cho trẻ sơ sinh không được khuyến khích, song có một sự thật ta cần phải thừa nhận là vào những ngày đông của miền Bắc thì việc sắm sửa những đôi bao tay thật ấm áp cho bé là điều không thể thiếu.

Bạn nên cho bé đeo bao tay khi đi ra ngoài hoặc những hôm trời lạnh để giữ ấm.

Chú ý thay bao tay cho bé thường xuyên và tháo bao tay khi ở nhà [vào mùa hè] hoặc lúc đi ngủ [vào mùa đông].

Điều này vừa đảm bảo việc phát triển các chức năng cầm nắm của bé, vừa tránh được những “tai nạn” đáng tiếc xảy ra khi tay bé bị mắc vào các sợi chỉ thừa.

Vào tháng đầu tiên sau sinh, bạn có thể cho bé đeo bao tay song sang đến tháng thứ hai, hãy hạn chế điều này lại để đôi bàn tay của bé có đủ không gian “hít thở” và tự do cử động.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, thường xuyên đeo bao tay cho trẻ sẽ làm giảm khả năng vận động của tay, khiến trẻ biết cầm nắm muộn hơn so với những bé không hay đeo bao.

Giờ chúng ta hãy cùng ra cửa hàng và tìm kiếm những đôi bao tay xin xắn, tiện lợi cho bé nào.

Để chọn được những đôi bao tay phù hợp, bạn cần lưu ý đến những điểm sau:

Tương tự như trang phục, khi chọn găng tay cho bé, bạn cũng cần tìm đến những chất liệu mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi để đảm bảo da bé không bị trầy xước và không gây khó chịu cho bé khi ra mồ hôi.

Nếu không chắc chắn về khả năng chọn đồ của mình, bạn nên đến những cửa hàng uy tín để có sự đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả.

Thời gian qua có rất nhiều câu chuyện buồn về việc bé đeo bao tay lâu ngày, bị những sợi chỉ thừa trong bao quấn vào tay gây tụ máu và hoại tử.

Để bảo vệ con mình khỏi nguy cơ này, hãy kiểm tra kỹ lưỡng bao tay trước khi mua và loại bỏ phần chỉ thừa trước khi đeo bao tay cho bé.

Bên cạnh đó, hãy vệ sinh tay bé thường xuyên để đảm bảo không có quá nhiều mồ hôi dính trên tay bé.

MUA NGAY QUẦN ÁO SƠ SINH CHO BÉ TRAI TẠI CANIFA

MUA NGAY QUẦN ÁO SƠ SINH CHO BÉ GÁI TẠI CANIFA

Lời kết,

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về việc mang bao tay cho trẻ sơ sinh. Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định mang bao cho bé nhà mình, thay giặt bao thường xuyên và chọn những đôi bao tay thật chất lượng.

Vì sức khỏe của bé, hãy làm một người tiêu dùng thông minh!

Có mẹ nào giúp dùm e việc này í : Con e đã 2.5 tháng rùi và lại là đứa đầu lòng nên chẳng có tí kinh nghiệm nào cả. E mang bao tay cho bé từ lúc mới sanh tới giờ. Nghe có người bảo bây giờ kg cần đeo bao tay cho bé nữa nhưng e lại thấy bây giờ bé vẫn hay đưa tay lên mặt 1 cách vô thức, nếu bỏ bao tay ra lỡ bé cào vào mặt thì sau, vả lại e cũng thử cởi 1 lát thì rờ bàn tay và bàn chân của bé thấy lạnh. Các mẹ tư vấn giúp e với, cám ơn các mẹ nhìu nhìu nha.....

Em thấy các mẹ rất hay đeo bao tay bao chân cho con, nhưng hôm trước đọc được bài một bé suýt mất ngón tay vì đeo bao tay mà em hãi quá. Tiện đây bác sĩ cho em hỏi có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh không, và nếu đeo thì làm thế nào để con không bị thương ạ? Em sắp sinh em bé nên hoang mang quá.

Có nên đeo bao tay bao chân cho trẻ sơ sinh?

Trả lời

Chào bạn,

Trên thực tế chưa có nghiên cứu nào về việc có nên đeo bao tay bao chân cho trẻ sơ sinh hay không, nhưng phần lớn các mẹ Việt đều đeo cho con trong vài tháng đầu đời.

Theo quan niệm của các mẹ, trẻ sơ sinh da rất mỏng, lại dễ nhiễm lạnh nên phải đeo bao để bảo vệ. Hơn nữa, móng tay của trẻ mọc nhanh, nếu không bọc lại thì khi trẻ cào lên mặt hoặc đút tay vào miệng sẽ khiến trẻ bị tổn thương. Thật ra, quan niệm này cũng khá là hợp lý.

Tuy nhiên xét trên phương diện y học, việc đeo bao tay cho trẻ không những không giúp ích cho trẻ mà còn gây hại cho sự phát triển của trẻ. Một số thông tin sau hy vọng sẽ hữu ích với bạn.

Đeo bao chân, bao tay ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ?

Đeo bao chân, bao tay, mặc quá nhiều đồ bó sát khiến trẻ tăng nguy cơ đột tử

Ở nước ngoài, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh khuyến cáo các mẹ rằng: việc đeo bao chân, bao tay, mũ, quấn quần áo quá nhiều, quá chật làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh[SIDS]. Trang Lullabytrust – trang uy tín của Anh cho biết khi trẻ bị quá nóng, thân nhiệt tăng có thể dẫn đến SIDS.  Chính vì vậy, khi ở trong phòng, các mẹ nên hạn chế mặc quá nhiều đồ cho trẻ. Thay vì quấn chặt người bé và nghĩ rằng điều đó giúp giữ ấm cho trẻ hãy điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, dễ chịu, không quá nóng hay quá lạnh hoặc mặc quần áo thoải mái cho trẻ và đắp chăn.

Mẹ hãy kiểm tra thân nhiệt của trẻ, xem con có toát mồ hôi ở bụng hay cổ không và điều chỉnh nhiệt độ cũng như quần áo cho trẻ. Chân và tay trẻ có thể lạnh, đó là điều hết sức bình thường. Sai lầm của nhiều bậc phụ huynh là khi trẻ ốm, sốt thường cố giữ ấm cho trẻ, điều này hoàn toàn không nên. Bố mẹ nên cho trẻ mặc ít quần áo và nếu cần thiết hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm.

Nếu trời lạnh, bé chỉ cần mặc một lớp quần áo và đắp chăn để giữ ấm. Tuyệt đối không được mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ, đặc biệt là quần áo chật, ôm sát cơ thể bé. Bố mẹ có thể kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng cách xem con có mồ hôi ở bụng, lưng hay cổ không. Chân và tay trẻ có thể lạnh là chuyện bình thường. Đặc biệt khi trẻ bị ốm, sốt bố mẹ cũng cần mặc ít quần áo, không nên cố giữ ấm trẻ.

Cản trở trẻ phát triển các kỹ năng

Hãy để tay chân bé tiếp xúc với da mẹ và những đồ vật khác trực tiếp thay vì một lớp quần áo dày cộm. Hãy đến da bé tiếp xúc với mẹ khi bú và 2 mẹ con dùng 1 chiếc chăn mỏng.

Ngay từ bé xúc giác của bé đã được kích thích. Bé tập mút tay, mút chân và chạm vào các bộ phận trên cơ thể để chuẩn bị cho việc bú mẹ. Đó là bản năng, đừng để bản năng đó của trẻ bị ngăn cản.

Nếu mẹ lo lắng việc đeo bao tay sẽ khiến trẻ cào cấu mặt thì đừng lo. Những vết cào này không có gì nguy hiểm cả, chúng sẽ mau chóng lành và như vậy trẻ sẽ dần học được cách điều khiển đôi tay của mình để không cào trúng mặt nữa.

Việc đeo bao chân, bao tay cho trẻ không như các mẹ nghĩ là để giữ ấm cho trẻ đâu mà chỉ khiến trẻ bị nóng, khó chịu vì không được thoải mái chạm vào tất cả các đồ vật. Hãy để trẻ khám phá xung quanh và phát triển xúc giác một cách hoàn hảo.

Tổn thương vì bao chân, bao tay

Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Mới gần đây, các bác sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng 2 [TPHCM] đã tiếp nhận bệnh nhi mới 24 ngày tuổi, đầu ngón tay bị hoại tử, thậm chí có thể nhiễm trùng đến cả ngón tay. Kết quả là bé phải tháo bỏ phần ngón tay bị hỏng. Nguyên nhân là do sợi chỉ thít chặt ngón tay bé khi mẹ đeo bao tay. Trẻ sẽ không cảm nhận được đau và nói với mẹ như với người lớn. Chỉ cần lơ là, mẹ đã khiến bé phải trả giá khá đắt.

Ở trường hợp khác, một bé gái 3 tháng tuổi tại Hà Nội thì may mắn hơn. Do bị viêm đường hô hấp cấp kèm biểu hiện sốt cao. Mẹ đã kiêng tắm rửa cho con. Đến khi tháo bớt quần áo cho trẻ mẹ mới phát hiện ngón tay bé bị quấn chặt bởi chỉ của chiếc bao tay. Đầu ngón tay bắt đầu tụ máu, tím bầm. Rất may vì phát hiện sớm nên bé đã nhanh chóng hồi phục mà không phải tháo khớp như em bé 24 ngày tuổi ở trên.

Đây mới chỉ là 2 trường hợp đáng tiếc ở trẻ do sự chủ quan và thiếu kinh nghiệm của các bậc cha mẹ khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh.

Với những lý do trên, chắc các mẹ đã biết có nên đeo bao tay bao chân cho trẻ sơ sinh hay không rồi chứ. Tất nhiên, mẹ có thể đeo cho trẻ nhưng cần biết đeo đúng cách và hãy để ý hơn chút nữa đến những bộ phận này.

Lưu ý khi đeo bao chân, bao tay cho trẻ sơ sinh

– Thứ nhất, cần quan tâm đến chất liệu khi đeo bao tay, bao chân cho bé. Vải tốt nhất là vải cotton mềm, sờ mát tay, thông thoáng để trẻ không bị vã mồ hôi tay, chân.

Chọn kỹ chất vải mềm, thông thoáng khi đeo bao tay bao chân cho trẻ

– Thứ hai, trước khi đeo bao tay cho trẻ sơ sinh phải giặt sạch bao, cắt hết chỉ thừa, nếu chỉ này quấn vào ngón tay hay ngón chân bé sẽ rất nguy hiểm, giống như trường hợp mà bạn đã đọc được đó.

– Thứ ba, nên lộn trái bao ra khi đeo cho bé, tương tự như việc lộn quần áo trái cho con để tránh da bé bị tổn thương bởi đường may.

– Mỗi lần vệ sinh cho con phải thay bao tay, bao chân đồng thời quan sát xem con có bị thương chỗ nào hay không.

– Nếu là mùa hè, chỉ đeo bao tay cho con vào tháng đầu tiên, từ tháng thứ hai trở đi hãy để cho con được tiếp xúc với môi trường bên ngoài và học cách cầm nắm. Vào mùa đông có thể kéo dài thời gian đeo bao tay nhưng tuyệt đối phải vệ sinh sạch sẽ.

– Không để con cho bao tay vào miệng, nếu con cho vào miệng thì phải thay bao tay mới.

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh mẹ cần đảm bảo sự hoạt động ổn định của hoocmon Prolactin – Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP [số cấp phép 5553/2020/ĐKSP].

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc [hoặc đục] sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin [C, D,…] cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con [lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé].

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề