Trẻ bị sốt, ho sổ mũi phải làm sao

Như chúng ta đã biết, hormone nhau thai có tác dụng kích thích sự phát triển của thai nhi. Khi lượng hormone này quá nhiều

Xem thêm

Để đánh giá sự phát triển của bé trong bụng mẹ, ngoài những chỉ số đo đạc qua siêu âm, các bác sĩ sản khoa

Xem thêm

Nhân một trường hợp người bệnh trẻ tuổi có triệu chứng đột ngột đau tức vùng ngực và lưng kèm khó thở đến Pasteur thăm

Xem thêm

Tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa sau Covid-19 rất thường gặp kể cả ở người lớn và trẻ em, điểm đặc biệt là bạch

Xem thêm

Khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ dành riêng cho các cặp đôi chuẩn bị kết hôn. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là

Xem thêm

NIPT [non-invasive prenatal test] là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn. Xét nghiệm này giúp phát hiện một số dị tật

Xem thêm

Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường hô hấp do cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu. Vì thế trẻ dễ bị các mầm bệnh tấn công. Chính vì thế khi thấy trẻ bị sốt ho sổ mũi các bậc cha mẹ hết sức hoang mang lo lắng.

Trẻ bị sốt ho sổ mũi cha mẹ cần làm gì
  • Để giúp các chị em biết được những việc cần làm khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng này chúng tôi sẽ chia sẻ thêm những kiến thức bổ ích sau đây.
  • Xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị ho, sốt, sổ mũi là việc làm hết sức cần thiết. Bởi khi đã xác định được thủ phạm gây bệnh thì việc điều trị hoàn toàn dễ dàng và giúp cha mẹ yên tâm hơn trong việc chăm sóc con cái. Dưới đây là những tác nhân gây ra tình trạng ho, sốt, sổ mũi ở trẻ. Cha mẹ hãy tham khảo dưới đây.
  • Cảm cúm dễ xảy ra ở thời điểm giao mùa, khi thời tiết lạnh giá. Lúc này trẻ rất dễ bị cảm cúm và mỗi năm trẻ thường mắc 6-7 lần. Thông thường nếu được chăm sóc tốt, nghỉ ngơi và uống nhiều nước thì trẻ sẽ bình phục sau 1 tuần.
  • Cảm lạnh cũng làm cho trẻ có những dấu hiệu là sốt, ho, sổ mũi, xuất hiện từ 2-3 giờ đầu. Kèm theo đó là cảm giác ớn lạnh cơ thể.
  • Trẻ bị viêm họng, viêm amidan sẽ có những biểu hiện là ho sốt, sổ mũi. Bên cạnh đó còn xuất hiện những triệu chứng đi kèm như đau rát họng, họng sưng đỏ, amidan sưng lớn…
  • Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm…. cũng là nguyên nhân dễ khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang như người lớn… Điều này dẫn đến các triệu chứng là sốt cao, sổ mũi,… khiến trẻ vô cùng khó chịu.
  • Trẻ bị sốt ho sổ mũi cha mẹ cần chăm sóc ngay khi có những dấu hiệu ban đầu nhằm giúp các triệu chứng được đẩy lùi, để giảm thiểu sự khó chịu cho trẻ.
Cha mẹ cần làm gì khi thấy trẻ bị sốt, ho và sổ mũi
  • Theo đó cha mẹ cần đo nhiệt độ cho trẻ và cứ 4 lần theo dõi thân nhiệt trẻ một lần. Tùy từng trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt vừa hay sốt cao để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ thì nên lau người bằng khăn ấm cho trẻ. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 thì cần sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và chỉ định.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ. Ngoài nước đun sôi để nguội có thể cho bé uống nước ép hoa quả, sữa nóng, bổ sung điện giải.
  • Cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, lỏng và cải thiện tình trạng sổ mũi, ho như súp gà, cháo nóng,…Nên chia thành nhiều bữa trong ngày để cơ thể trẻ hấp thu dưỡng chất tốt nhất.
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian trị ho, sổ mũi cho trẻ như mật ong, quất hấp mật ong; tỏi hấp đường phèn,…
  • Tiến hành nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Làm ẩm không khí nơi bé nằm. Có thể sử dụng máy làm ẩm để giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Khi bé ngủ cần kê cao đầu cho bé dễ thở.
  • Chú ý giữ vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh cho bé luôn sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Nếu đã áp dụng các biện pháp chăm sóc trên mà tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm. Trẻ bị sốt cao kéo dài; trẻ mệt mỏi, li bì. Trẻ chán ăn, nôn mửa,… Lúc này cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
  • Chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nhất là vitamin, khoáng chất có trong rau củ quả; tôm, thịt cá,… Chế biến đa dạng nhiều món ăn để bé ăn ngon miệng hơn.
  • Cho bé ngủ đúng giờ, đủ thời gian phù hợp với lứa tuổi.
Phòng ngừa sốt, ho, sổ mũi ở trẻ
  • Luôn giữ cơ thể và môi trường ở cho trẻ sạch sẽ. Đảm bảo rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Đồ dùng trong gia đình, các vật dụng, đồ chơi của bé cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
  • Khi trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang và lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết.
  • Trẻ bị sốt ho sổ mũi cha mẹ không được chủ quan mà phải chăm sóc, điều trị ngay từ ban đầu. Có như vậy mới nhanh chóng giúp trẻ phục hồi.

Video liên quan

Chủ Đề