Tại sao uống thuốc ho lại ho nhiều hơn

Cơn ho dai dẳng đem đến sự khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Vì bận rộn hay quá chủ quan mà nhiều người tự ý sử dụng những loại thuốc ho trên thị trường để kiềm chế cơn ho. Vậy những loại thuốc đó có thực sự tốt và giúp cải thiện tình trạng của bạn?

1. Cơn ho và những điều bạn nên biết

Hãy cùng tìm hiểu về sự xuất hiện của những cơn ho, triệu chứng đi kèm và các nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Ho là gì?

Khi đường thở trong phổi bị kích thích bởi các yếu tố như chất tiết, chất khí kích thích, nhiễm trùng, khói thuốc hay bụi tạo ra một phản ứng tự động được gọi là ho.

Nhiều người chọn thuốc ho như một giải pháp hiệu quả nhất để chữa dứt điểm cơn ho

Đây không phải là một bệnh, đây là triệu chứng của các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, có thể là tim mạch. Ho có thể là ho mạn tính hoặc là ho cấp tính.

- Ho cấp tính: Ho kéo dài khoảng dưới 3 tuần.

- Ho mãn tính: Ho kéo dài trên 8 tuần ở người lớn, trẻ em 4 tuần.

Những dấu hiệu đi kèm với ho

Có các triệu chứng dễ nhận biết đi kèm với những cơn ho, có thể kể đến như:

Triệu chứng đi kèm với ho cấp tính

- Cơ thể dễ mệt mỏi.

- Sổ mũi, viêm họng, thở khò khè.

- Sút cân.

- Bị sốt và cơ thể ớn lạnh.

- Khó nuốt thức ăn, ho khi nuốt thức ăn.

Triệu chứng đi kèm với ho mãn tính

- Chảy nước mũi, nghẹt mũi.

- Chảy nước mũi sau [từ lỗ mũi chảy xuống cổ họng].

- Đau họng, khàn tiếng.

- Thở khò khè, có thể khó thở.

- Ợ nóng, ợ chua.

- Có thể ho ra máu.

Nguyên nhân gây ra ho là gì?

Cần làm rõ nguyên nhân gây ra ho để có phương pháp điều trị cũng như chọn được loại thuốc ho hiệu quả nhất. Một số nguyên nhân dẫn đến ho gồm có:

Nguyên nhân ho cấp tính

- Các bệnh nhiễm trùng cổ họng do virus: Như cảm lạnh thông thường, viêm thanh quản do cúm hoặc virus.

- Viêm mũi dị ứng [dị ứng phấn hoa]: Thường do các tác nhân dị ứng trong môi trường gây ra như phấn hoa, bụi bẩn, lông hoặc nước bọt của động vật dẫn đến các triệu chứng như cảm lạnh, ngứa mắt, hắt hơi, sổ mũi.

- Tiếp xúc với khói: Có thể gây ảnh hưởng đến đường thở.

- Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Như viêm phế quản, viêm phổi thường gây ho và sốt.

- Thuyên tắc phổi: Là tình trạng cục máu đông di chuyển từ tĩnh mạch đến phổi gây khó thở, ho ra máu, nguy hiểm đến tính mạng.

- Tràn khí màng phổi [xẹp phổi]: Có thể thấy ở những người hay hút thuốc lá lâu ngày dẫn đến đau quặn ngực, khó thở, ho khan.

- Trào ngược dạ dày thực quản: Gây ra các chứng như ho khan, ợ nóng.

- Suy tim: Dẫn đến dịch có thể tích tụ trong phổi, gây khó thở và ho.

Nguyên nhân ho mãn tính

- Hội chứng ho đường hô hấp trên [UACS]: Xảy ra khi xoang tiết ra nhiều chất nhầy chảy xuống họng và gây ho.

- Hen suyễn: Ho là một trong những triệu chứng chính của bệnh hen suyễn.

Bệnh hen suyễn thường dễ tái phát vào mùa lạnh

- Trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày trào ngược vào thực quản, kích thích thực quản lâu dẫn dẫn đến ho mạn tính.

- Nhiễm trùng đường hô hấp: Dẫn đến viêm tiểu phế quản hay viêm phổi làm cho tình trạng ho ngày càng nặng.

- Thuốc huyết áp: Đây là loại thuốc được kê cho bệnh nhân bị tăng huyết áp và suy tim, gây nên ho mạn tính.

- Viêm phế quản mạn tính: Ho dai dẳng, ho có đờm kèm chất nhầy là triệu chứng đặc trưng của viêm phế quản mạn tính.

- Ung thư phổi: Xuất hiện khoảng 80% ở những người hút thuốc lá thường xuyên làm người bệnh ho ra máu kèm theo khó thở.

Mức độ nguy hiểm của ho

Ho sau đợt cảm cúm hay cảm lạnh thường không đáng lo ngại.

Nếu tình trạng ho có đờm, ho ra máu kéo dài lâu này sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, viêm phổi, viêm phế quản hay lao phổi.

2. Thuốc ho có thực sự tốt?

Để xác định xem những loại thuốc ho có thực sự đem lại hiệu quả, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các loại thuốc này.

Thuốc ho có tác dụng gì?

Ức chế ho khan, ho ra đờm là tác dụng chính của thuốc ho.

Các loại thuốc ho

- Thuốc ức chế ho: Có tác dụng ức chế phản xạ ho, có thể kể đến Pholcodine hoặc Dextromethorphan.

- Thuốc long đờm: Giúp tăng dịch phổi tiết ra, làm dịch dễ tống ra ngoài hơn, có các loại như Ipecacuanha hoặc Guaifenesin.

- Thuốc kháng histamin: Làm giảm histamine, giảm phù nề và chất nhầy do phổi bài tiết cũng giảm đi, các loại thuốc kháng histamin đó là Triprolidine, Brompheniramine, Diphenhydramine, Doxylamine,…

- Thuốc chống phù nề: Khiến cho các mạch máu ở phổi và mũi co lại, tình trạng phù nề được giảm bớt, đó là các thuốc như Ephedrine, Xylometazoline, Phenylephrine, Oxymetazoline,…

- Ngoài ra còn có các loại thuốc ho chứa các dược chất như Paracetamol hay Ibuprofen.

Khi sử dụng thuốc ho cần có sự tư vấn của bác sĩ

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc ho

Các tác dụng phụ có thể xảy ra:

- Cơ thể mệt mỏi.

- Chóng mặt.

- Nhịp tim nhanh.

- Buồn nôn.

- Mặt đỏ bừng.

- Nổi mày đay.

- Táo bón.

- Buồn ngủ.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Hệ thần kinh trung ương bị ức chế.

- Suy hô hấp.

Chống chỉ định thuốc với những trường hợp sau:

- Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

- Người bệnh đang điều trị các thuốc ức chế như Monoaminoxydase [MAO] vì sẽ gây sốt cao, tăng huyết áp, chóng mặt, chảy máu não, tệ nhất có thể gây tử vong.

- Trẻ em dưới 2 tuổi.

- Người bị hen hoặc tràn khí.

- Người bệnh bị suy giảm hô hấp cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Có thể nhận thấy rằng, các loại thuốc ho chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn khi triệu chứng bệnh còn nhẹ. Khi tình trạng ho diễn ra đi kèm với những triệu chứng trên, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân của những cơn ho để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh xảy ra tình trạng nguy hiểm không mong muốn. MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi trong và ngoài nước cùng trang thiết bị hiện đại là một nơi bạn có tin tưởng để khám và chữa dứt điểm bệnh lý này.

Hãy đến MEDLATEC thăm khám và điều trị khi bạn bị cơn ho dai dẳng kéo dài

Mọi thắc mắc sẽ được tư vấn miễn phí khi liên hệ với bệnh viện qua hotline 1900 56 56 56 hoặc hỏi đáp online qua website medlatec.vn, đội ngũ bác sĩ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Xuân Cường - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ có 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu và chống độc.

Ho kéo dài là triệu chứng rất hay gặp, nhất là trong những ngày thời tiết chuyển mùa ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ và thường gây mệt mỏi. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nôn, chóng mặt, trầm cảm... Ho chỉ khỏi khi nguyên nhân cơ bản được điều trị.

  • Người bệnh bị ho khan hoặc ho có đờm, kéo dài, chảy mũi hoặc ngạt tắc mũi, có cảm giác có dịch mũi chảy xuống thành sau họng.
  • Bệnh nhân thường xuyên muốn hắng giọng hoặc đau rát họng.
  • Khàn tiếng, thở khò khè hoặc khó thở.
  • Có thể ợ chua hoặc có vị chua ở miệng.
  • Một số trường hợp hiếm gặp có thể ho ra máu.

Hút thuốc lá là nguyên nhân khiến ho kéo dài uống thuốc không khỏi

  • Hút thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài uống thuốc không khỏi. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá cũng có thể dẫn tới ho và tổn thương phổi.
  • Dịch dạ dày trào ngược vào thực quản, tương đối rất hay gặp, dịch dạ dày trào ngược vào thực quản, gây kích ứng liên tục dẫn tới ho kéo dài, sử dụng thuốc ho vẫn không giảm.
  • Viêm mũi xoang: do mũi hoặc xoang sản xuất quá nhiều dịch nhầy, chảy xuống thành sau họng và kích thích gây phản xạ ho.
  • Hen phế quản: ho liên quan đến hen phế quản thường xuất hiện theo mùa hoặc sau khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc nặng hơn khi tiếp xúc với không khí lạnh, một số hóa chất, tác nhân gây kích ứng.
  • Viêm phế quản mạn tính: viêm phế quản kéo dài gây sung huyết, khó thở, thở khò khè và ho có đờm. Hầu hết người bị viêm phế quản mạn tính có tiền sử hút thuốc hoặc đang hút thuốc.
  • Nhiễm khuẩn: ho thường kéo dài hơn sau khi các biểu hiện của bệnh cúm, bệnh viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đã khỏi.
  • Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin thường gây ho khan kéo dài, ho sẽ hết sau khi ngừng thuốc.
  • Ho kéo dài còn do các nguyên nhân: giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, bệnh xơ nang, ung thư phổi, bệnh sarcoid.
  • Người cao tuổi, phụ nữ có khuynh hướng nhạy cảm hơn với phản xạ ho.

  • Xác định được nguyên nhân gây ho là yếu tố quyết định điều trị hiệu quả đối với tình trạng ho kéo dài.
  • Nên kiểm tra xem liệu có phải do nhiều bệnh lý cùng gây ra ho kéo dài trên một bệnh nhân.
  • Trong một số trường hợp, ngừng sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển có thể hết ho.
  • Thay vì sử dụng thuốc ho, nên chuyển hướng điều trị các vấn đề dạ dày thực quản trong bệnh trào ngược, ho sẽ tự động biến mất sau đó.

Các thuốc thường hay được bác sĩ sử dụng trong ho kéo dài gồm:

  • Thuốc kháng histamin và chống sung huyết [khi bị ho kích ứng và chảy dịch mũi sau].
  • Thuốc điều trị hen dạng xịt [hiệu quả nhất trong hen phế quản thể ho do có tác dụng làm giảm viêm và giãn đường thở]
  • Các kháng sinh nếu ho do nhiễm khuẩn
  • Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày nếu trào ngược dạ dày - thực quản
  • Thuốc giảm ho nếu không xác định được nguyên nhân, đặc biệt là ho gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Các thuốc loãng đờm giúp dễ dàng bài xuất đờm ra ngoài thông qua phản xạ ho
  • Rửa mũi họng bằng nước muối biển
  • Khí dung tại chỗ bằng thuốc kháng sinh, chống viêm tùy theo biểu hiện và nguyên nhân.

Rửa mũi họng bằng nước muối biển điều trị ho kéo dài theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc làm loãng đờm và tan đờm không nên dùng vào buổi tối vì khi ngủ hoạt động của nhung mao ở niêm mạc phế quản sẽ giảm đi dễ gây ứ đọng đàm trong phổi.

Thuốc ho chỉ sử dụng cho trường hợp ho khan, không dùng cho trường hợp ho có đờm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên sử dụng liều thấp nhất có tác dụng và dùng trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc ho có tác dụng làm giảm ho, chỉ sử dụng trong trường hợp ho khan, kích thích gây khó chịu. Trong trường hợp ho có đờm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc làm loãng đờm hay tan đờm. Không sử dụng thuốc trị ho kết hợp thuốc long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều hơn nhưng phản xạ ho cũng giảm đi khiến người bệnh không khạc ra được.

  • Tránh các tác nhân dị ứng hoặc gây kích ứng, thay đổi nhiệt độ đột ngột [ra vào phòng điều hòa]: bụi trong và ngoài nhà, vật nuôi trong nhà, không khí ẩm mốc, giữ ấm vùng cổ mặt vào mùa lạnh, không ăn, uống các chất kích thích như quá cay, quá nóng,...
  • Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc [là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phế quản mạn tính] do khói thuốc kích thích đường hô hấp, phổi và có thể làm nặng hơn ho do nguyên nhân khác.
  • Giảm trào ngược dạ dày - thực quản: ngoài việc sử dụng thuốc thì thay đổi lối sống như ăn nhiều bữa nhỏ, không nằm sau khi ăn ít nhất 2 - 3 giờ, kê cao gối khi nằm ngủ, hạn chế các đồ ăn, thức uống chua, cay, có nhiều gas... cũng có hiệu quả đáng kể.
  • Luyện tập thể dục và thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, nâng cao thể trạng, hạn chế xúc cảm, tăng sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày như thế nào?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề