Ví dụ về giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Hiện nay thì các chủ thể có thể áp dụng nhiều biện pháp để giải quyết tranh chấp, ngoài việc yêu cầu Tòa án hay Trọng tài giải quyết tranh chấp thì các bên có thể tự thương lượng với nhau.

Nhưng nhiều người chưa thực sự hiểu được Thương lượng là gì? Và những ưu điểm khi sử dụng phương thức này. Do vậy, qua bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ giúp Qúy khách giải đáp các thắc mắc dưới đây.

Thương lượng là gì?

Thương lượng hình các hình thức giải quyết khi có tranh chấp giữa các bên xảy ra, chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Thay bằng việc nhờ đến sự can thiệp của bên thứ ba như Tòa án hay Trọng tài, thì các bên xảy ra tranh chấp sẽ cùng nhau tự thỏa thuận, bàn bạc để giải quyết các vấn đề đang gặp tranh chấp

Đây là phương thực được thực hiện chủ yếu dựa vào sự tự nguyện, thiện chí của các bên, không bị ép buộc bởi bất cứ điều gì

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương thức này chỉ được áp dụng đối với những loại tranh chấp mà có giá trị tài sản tranh chấp nhỏ, lợi ích xung đột không đáng kể và chỉ được áp dụng khi các bên thực có thiện chí thương lượng

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Thương lượng là gì? Thì ở những nội dung tiếp theo, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp cho Qúy khách các vấn đề cơ bản liên quan đến phương thức thương lượng này.

Thương lượng tiếng Anh là gì?

Thương lượng tiếng Anh là Negotiate

Ví dụ giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng cung cấp cho Công ty B 100 máy tính với thời hạn giao hàng là 30 ngày kể từ ngày Bên B hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho Bên A, sau đó vì lý do đối tác Công ty A không cung cấp được đủ hàng cho Công ty A dẫn đến Công ty A mới chỉ giao được cho Công ty B 20 máy tính dẫn đến Công ty B không thực hiện được công việc của mình, Công ty B có công vắn yêu cầu Công ty B bồi thường thiệt hại do việc cung cấp máy tính không đúng số lượng ghi trong hợp đồng với số tiền là 200 triệu đồng, nếu không sẽ khởi kiện Công ty B sẽ khởi kiện Công ty A ra tòa, sau đó Công ty A có đề nghị gặp mặt công ty B để hai bên thương lượng giảm chi phí bồi thường thiệt hại.

Mục đích thương lượng

– Vì thương lương là biện pháp được áp dụng khi có các tranh chấp xảy ra nên mục đích quan trọng nhất của thương lượng đó chính là giải quyết được tranh chấp đang xảy ra giữa các bên

Việc sử dụng biện pháp thương lượng thể hiện được việc các bên chủ thể đang xảy ra tranh chấp đều có thiện chí giải quyết trong hòa bình, không muốn vấn đề phát sinh phức tạp.

Thương lượng giúp cho các bên xảy ra tranh chấp được trình bày các quan điểm, suy nghĩ của mình, đưa ra được những mong muốn, yêu cầu, phương hướng giải quyết vấn đề.

 Việc dùng biện pháp thương lượng để giải quyết tranh chấp còn giúp cho tranh chấp được giải quyết mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác sau này của các chủ thể.

– Thương lượng nhằm dẫn đến mục đích chính là các bên đều thống nhất ý chí đối với các biện pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề;

– Xây dựng mối quan hệ hợp tác hài hòa, thiện chí.

Đặc điểm của thương lượng

Đối với biện pháp giải quyết tranh chấp này, nó sẽ gồm những đặc điểm riêng biệt như:

– Khi đã quyết định áp dụng biện pháp này tức là sẽ chỉ có các bên xảy ra tranh chấp tự thỏa thuận, thống nhất với nhau mà không có sự can thiệp của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khác không liên quan đến tranh chấp [bên thứ ba];

– Bản chất của thương lượng là quá trình thỏa thuận, bàn bạc. Trong quá trình này các bên sẽ đưa ra các quan điểm mang tính cá nhân của riêng tổ chức mình, những mong muốn, nguyện vọng hay ý kiến về cách giải quyết tranh chấp rồi từ đó sẽ cùng nhau thống nhất ý kiến chọn ra cách giải quyết phù hợp nhất và có lợi cho các bên tranh chấp

– Đây là biện pháp giải quyết mang tính đơn giản, tuy nhiên nó lại chỉ có thể thực hiện được khi các bên thực sự có thiện chí thì mới có thể cùng ngồi xuống giải quyết vấn đề

– Đây là việc chỉ diễn ra giữa các bên đang có tranh chấp nên pháp luật không có quy định nào về thời gian, địa điểm cụ thể diễn ra thương lượng, mà vấn đề này sẽ do các bên tự bàn bạc về thời gian và địa điểm phù hợp

Vai trò của thương lượng trong tranh chấp

– Vai trò quan trọng nhất của thương lượng trong tranh chấp là giúp giải quyết được tranh chấp mà không cần sự can thiệp của của Tòa án hay các cơ quan giải quyết tranh chấp khác theo quy định của pháp luật

– Giúp giải quyết được tranh chấp mà không làm ảnh hưởng đến uy tín khả năng học tác sau này của các bên tranh chấp

– Giúp cho các bên thể hiện được ý kiến của tổ chức mình

– Thương lượng giúp cho các bên đều bảo được sự công bằng trong việc thực hiện quyền và lợi ích của mình, tránh tình trạng xảy ra “bất công”, phải phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của bên chủ thể còn lại

Tuy thương lượng có vai trò và những ưu điểm không thể phủ nhận được, nhưng nó vẫn luôn tồn tại nhiều điểm hạn chế khiến cho biện pháp này chỉ có thể được áp dụng cho các tranh chấp có giá trị nhỏ, cụ thể như:

– Do thương lượng là kết quả của quá trình đàm phán, đóng góp ý kiến, quan điểm của các chủ thể, vì vậy đối với những tranh chấp diễn ra giữa nhiều chủ thể thì việc tìm ra được tiếng nói chung là rất khó, không thể thỏa mãn được mong muốn của tất cả các chủ thể

– Tiếp đó, không thể sử dụng trong có tranh chấp có giá trị tài sản lớn, do khi đó phần lợi ích bị ảnh hưởng của các bên chủ thể cũng là rất lớn, các bên đều muốn quyền lợi của mình được nhiều hơn, khi đó việc thương lượng sẽ không đưa ra được kết quả

– Việc thương lượng không thể thỏa mãn được lợi ích, mong muốn của các bên tranh chấp một cách tuyệt đối như khi giải quyết thông qua bên thứ ba

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Thương lượng là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng phi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

I. KHÁI NIỆM HÒA GIẢI

1. Khái niệm

1.1 Khái niệm hòa giải

Theo Từ điển tiếng Việt, hòa giải là “hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa”[1].

Từ định nghĩa này, có thể thấy hòa giải có một số đặc trưng sau:

Một là, hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp.

Hai là, hòa giải có bên thứ ba làm bên trung gian giúp cho các bên thỏa thuận với nhau về giải quyết mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp. Điều này làm cho hòa giải có sự khác biệt với thương lượng. Người trung gian phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết.

Ba là, hoà giải trước hết là sự thoả thuận, thể hiện ý chí và quyền định đoạt của chính các bên tranh chấp. Nói cách khác, chủ thể của quan hệ hoà giải phải chính là các bên tranh chấp. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.

Với các đặc trưng trên, có thể hiểu hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập, làm trung gian, giúp các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết được những bất đồng và đạt được thỏa thuận phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và tự nguyện thực hiện những thỏa thuận đó.

1.2. Khái niệm hòa giải ở cơ sở

Hòa giải ở cơ sở trước hết xuất phát từ đặc điểm lịch sử, truyền thống, tâm lý dân tộc. Ở Việt Nam, nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với nhu cầu làm thủy lợi, đắp đê, chống lụt, thêm vào đó là nguy cơ giặc ngoại xâm luôn đe dọa đã khiến cho người Việt cổ sớm hình thành lối sống cộng đồng, truyền thống đoàn kết, tương thân, thương ái. Trong các làng xã cổ truyền, người nông dân quen sống với các mối quan hệ xóm làng, huyết thống ràng buộc nhau một cách chặt chẽ, do đó họ rất coi trọng tình làng, nghĩa xóm, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Nếu có xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, hàng xóm láng giềng thì họ chủ trương “đóng cửa bảo nhau”, “chín bỏ làm mười”, xóa bỏ bất đồng, mâu thuẫn, xây dựng cộng đồng hòa thuận, yên vui, hạnh phúc. Vì vậy, hòa giải được xem là phương án tối ưu để giải quyết xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân…

Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định: “Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này”.

Như vậy, có thể hiểu rằng, hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn đoàn kết và tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, củng cố phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Hoạt động hòa giải được thông qua các hòa giải viên ở các tổ hòa giải.

1.3. Vai trò, ý nghĩa của hòa giải ở cơ sở

Thứ nhất, hòa giải ở cơ sở góp phần giải quyết kịp thời, từ gốc mâu thuẫn, xích mích, các tranh chấp trong gia đình, cộng đồng dân cư, từ đó khôi phục, duy trì, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tránh để chuyện bé xé ra to, “cái sảy nảy cái ung”, từ tranh chấp dân sự chuyển thành phạm tội hình sự. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, quan hệ tốt đẹp giữa các bên được duy trì, góp phần giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của nhân dân, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước.

Thứ hai,hòa giải ở cơ sở  góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội. Đặc trưng cơ bản của hòa giải là bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Vì vậy, hòa giải là một phương thức để thực hiện dân chủ. Thông qua hòa giải, đặc biệt là hòa giải ở cơ sở, vai trò tự quản của người dân được tăng cường. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thứ ba, hòa giải ở cơ sở góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Trong quá trình hòa giải, bên cạnh việc vận dụng các công cụ khác [văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục, đạo lý, truyền thống ...], các hòa giải viên còn vận dụng các quy định pháp luật để giải thích, hướng dẫn, thuyết phục các bên, giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật để họ tự lựa chọn, tự dàn xếp ổn thỏa với nhau mâu thuẫn, tranh chấp. Thông qua hòa giải, pháp luật đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng.

Thứ tư, hòa giải ở cơ sở góp phần duy trì và phát huy đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hòa giải viên khi tiến hành hòa giải không chỉ dựa trên các quy định của pháp luật mà còn dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán tốt đẹp để tác động tới tâm tư, tình cảm của các bên, khơi dậy trong họ những suy nghĩ, tình cảm tích cực, qua đó làm cho các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.

II. PHẠM VI HÒA GIẢI

Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây: mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải; vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính; mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.

Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP quy định rõ những trường hợp được tiến hành hòa giải và những trường hợp không được tiến hành hòa giải.

1. Mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật được tiến hành hòa giải

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:

- Mâu thuẫn giữa các bên [do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác];

Ví dụ: Nhà ông A và nhà bà B ở cùng khu tập thể. Nhà ông A ở tầng 1, bà B ở tầng 5. Bà B có trồng mấy chậu hoa ở ban công. Mỗi khi bà tưới hoa, nước lại chảy từ các chậu cây xuống nhà ông A. Mặc dù ông A đã nhắc nhở nhiều lần, nhưng bà B không tiếp thu, vẫn để nước chảy xuống nhà ông A. Giữa hai bên thường xuyên to tiếng, cãi vã nhau vì chuyện này, gây mất trật tự trong khu tập thể.

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

Ví dụ: Ông C có 5 người con, 2 trai và 3 gái. Ông C mất đột ngột không kịp để lại di chúc chia tài sản cho các con. Sau khi lo hậu sự cho bố xong, 5 người con của ông C không thống nhất được việc chia tài sản thừa kế của C nên nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp.

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn.

Ví dụ: Bà H đã ngoài 70 tuổi, sống với vợ chồng anh P [là con trai cả]. Tuy nhiên, do vợ anh P thường nói hỗn và đối xử không tốt với bà H nên cô L, con gái bà H muốn đón bà về ở với vợ chồng cô. Khi cô L tới nói chuyện thì vợ chồng anh P đã phản đối rất gay gắt, họ cho rằng cô L đón bà về nuôi là mong sau này bà để lại thừa kế ngôi nhà mà vợ chồng anh đang ở. Vợ anh P còn khoá trái cửa buồng bà H lại, không cho bà ra ngoài gặp con gái. Mâu thuẫn giữa vợ chồng anh P và cô L ngày càng gay gắt.

Đối với việc ly hôn, hoà giải viên thực hiện việc hoà giải, giúp đôi vợ, chồng tự hàn gắn tình cảm, giữ gìn hạnh phúc gia đình, mà không được phép giải quyết, phân xử việc ly hôn: cho vợ, chồng ly hôn hay ép buộc họ không được ly hôn.

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính:

Hoà giải viên thực hiện hoà giải những việc như trộm cắp vặt [rau, quả trong vườn, một số đồ dùng sinh hoạt có giá trị không lớn], đánh, chửi nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ, lừa đảo, đánh bạc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính.

- Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây thì hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, cụ thể là:

+ Trường hợp không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 [được thay thế bằng Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015] và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Hòa giải viên được tiến hành hòa giải đối với vi phạm pháp luật hình sự mà không bị khởi tố vụ án do có một trong các căn cứ như hành vi không cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Ví dụ: H – 12 tuổi có hành vi trộm cắp điện thoại di động của ông B, vì H có hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng H chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên thuộc trường hợp không bị khởi tố hình sự, hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải vụ, việc này.

+ Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 [được thay thế bằng quy định tại khoản 1 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015] hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 169 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 [được thay thế bằng quy định tại khoản 1 Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015] và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

2. Các trường hợp không hòa giải

Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, các trường hợp sau đây không hòa giải:

- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; đó là các mâu thuẫn, tranh chấp làm tổn hại đến lợi ích chung của Nhà nước, của cộng đồng. Ví dụ: Các mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm, lấn chiếm đất công, tranh chấp về sử dụng trái phép công trình công cộng…

- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải, cụ thể là:

+ Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, ví dụ như kết hôn trái pháp luật thì hòa giải viên không được hòa giải để các bên tự giải quyết, duy trì quan hệ hôn nhân và gia đình trái pháp luật đó. Thẩm quyền xem xét, quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật thuộc về Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự.

+ Giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội [ví dụ như các giao dịch mua bán chất ma túy, mại dâm…] thì không được hòa giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện giao dịch đó. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP;

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính [bao gồm: bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính], trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP;

- Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở bao gồm: Hòa giải tranh chấp về thương mại và hòa giải tranh chấp về lao động, việc hòa giải các tranh chấp này được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về thương mại và lao động.

Nghị định số 15/2014/NĐ-CP cũng quy định về việc hướng dẫn xác định phạm vi hòa giải ở cơ sở và hướng dẫn giải quyết trường hợp các vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở, theo đó, trong trường hợp chưa xác định được vụ, việc có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không thì hòa giải viên đề nghị công chức Tư pháp - Hộ tịch hướng dẫn [Điều 7].

Trong trường hợp xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải theo quy định tại Điều 3 của Luật Hòa giải ở cơ sở và Khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 15/2014/NĐ-CP thì hòa giải viên giải thích cho các bên về lý do không hòa giải và hướng dẫn các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết [Điều 6 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP].

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT VỤ VIỆC HÒA GIẢI

1. Bước 1: Trước khi hòa giải

1.1. Tìm hiểu nội dung vụ việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, lợi ích mà các bên hướng tới, trọng tâm là lợi ích cốt lõi

Khi có mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở[2], tuỳ thuộc đối tượng, tính chất vụ việc, quan hệ gia đình, xã hội… của các bên tranh chấp mà tổ trưởng tổ hòa giải nghiên cứu, lựa chọn, cử hòa giải viên tham gia hòa giải cho phù hợp. Việc hòa giải có thể do một hoặc một số hòa giải viên tiến hành. Tổ hòa giải có thể tự quyết định số hòa giải viên tham gia hòa giải đối với từng vụ, việc cụ thể. Ví dụ, hoà giải tranh chấp về hôn nhân gia đình nên cử hoà giải viên là nữ giới tác động với bên vợ và cử hoà giải viên nam giới tác động với bên chồng sẽ mang lại kết quả cao hơn. Đối với những việc tranh chấp tương đối phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên tương đối gay gắt, sự có mặt của một số hoà giải viên sẽ tác động nhiều hơn đến tâm lý của các bên tranh chấp, hoặc mỗi hoà giải viên sẽ đứng ra giải thích, thuyết phục, cảm hoá từng bên.

Hòa giải viên được phân công hòa giải cần chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung vụ việc, thu thập thông tin, chứng cứ, nắm bắt hoàn cảnh, nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, tác động của mâu thuẫn, tranh chấp đối với các bên thông qua các biện pháp sau đây:

- Gặp gỡ, trao đổi riêng với từng bên tranh chấp [thường ở nhà riêng của từng bên] và phải bảo đảm gặp gỡ, trao đổi được với tất cả các bên tranh chấp; cần có cách nhìn khách quan, tránh phiến diện, thiên lệch trong quá trình hòa giải vụ, việc.

- Gặp gỡ, trao đổi với những người khác có liên quan nhằm mục đích hiểu rõ hơn về vụ việc; lợi ích, mong muốn của các bên, lợi ích cốt lõi để xem lợi ích nào có thể chấp nhận được.

* Lưu ý:

Trường hợp các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau thì tổ hòa giải ở thôn, tổ dân phố đó phối hợp thực hiện việc hòa giải và thông báo với Trưởng ban công tác Mặt trận tại nơi đó cùng phối hợp thực hiện để có kết quả tốt.

- Trong quá trình gặp gỡ, trao đổi với các bên tranh chấp và những người có liên quan, hòa giải viên cần phải đề nghị được cung cấp các tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ việc và xem xét cụ thể, tỉ mỉ các tài liệu, bằng chứng đó.

- Trong trường hợp các bên đang xung đột gay gắt, căng thẳng, hòa giải viên cần can thiệp kịp thời, khuyên giải các bên bình tĩnh, cùng đối thoại, không để “việc bé xé ra to”, tránh kéo dài tình trạng cãi cọ qua lại, bàn tán, xúi giục, kích động, dẫn đến hành vi bạo lực.

Nếu thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng, hòa giải viên thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa hoặc báo trực tiếp công an, chính quyền xã để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

1.2. Tìm hiểu các quy định pháp luật vận dụng trong quá trình hòa giải và khả năng đáp ứng lợi ích của mỗi bên, nhất là các lợi ích cốt lõi

Với các thông tin mà hòa giải viên đã thu thập được, hòa giải viên đọc tài liệu pháp luật liên quan, thảo luận với nhau để tìm ra các điều khoản thích hợp áp dụng cho vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn. Đối chiếu quy định pháp luật với lợi ích, mong muốn của các bên để dự kiến giải pháp tốt nhất có thể gợi ý cho các bên về giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp cần thiết, hòa giải viên có thể tham khảo ý kiến của những người có trình độ pháp lý [công chức cấp xã, luật gia, luật sư…].

Đối với vụ việc có thể vận dụng quy định pháp luật một cách rõ ràng, thì căn cứ trên quy định của pháp luật, hòa giải viên phân tích, thuyết phục các bên. Các bên tranh chấp có thể không cần gặp nhau trực tiếp, mà thống nhất với nhau phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp thông qua hòa giải viên [hòa giải viên gợi ý giải pháp, hai bên nhất trí với giải pháp đó hoặc một bên tranh chấp đưa ra giải pháp, bên tranh chấp còn lại đồng ý khi hòa giải viên đề cập đến giải pháp này]. Quá trình hòa giải lúc này là hoàn thành và hòa giải viên cần khẳng định lại thỏa thuận đạt được và việc thực hiện thỏa thuận, cũng như chuyển đến Bước 3 - Sau khi hòa giải.

2. Bước 2: Tiến hành hòa giải

2.1. Thành phần tham dự buổi hòa giải

Thành phần tham dự buổi hòa giải gồm có:

- Hòa giải viên;

- Các bên tranh chấp, mâu thuẫn; trong trường hợp cần thiết, hòa giải viên mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia buổi hòa giải để nhìn nhận vụ việc toàn diện, khách quan hơn, giúp cho việc hòa giải được thuận lợi. Việc gặp gỡ trong hoà giải phải tạo ra không khí thân mật, cởi mở và chân thành, không áp đặt ý chí của hoà giải viên đối với các bên tranh chấp;

- Để cuộc hòa giải đạt hiệu quả, hòa giải viên có thể mời người khác tham gia hòa giải, đó là những người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội. Ví dụ như luật gia, luật sư [việc huy động những người này đặc biệt có hiệu quả đối với các địa bàn đô thị, tranh chấp xảy ra thường phức tạp, giá trị lớn, trình độ dân trí cao hơn khu vực nông thôn]; già làng, trưởng bản [tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản là những người có uy tín cao, được kính trọng trong cộng đồng, tiếng nói của họ rất có giá trị, vì vậy sự tham gia của họ vào quá trình hòa giải là một yếu tố dẫn đến thành công], chức sắc tôn giáo [khi các bên hoặc một trong các bên tranh chấp là người theo đạo, thì việc tham gia hòa giải của chức sắc tôn giáo sẽ mang lại hiệu quả thiết thực], người biết rõ vụ việc; đại diện của cơ quan, tổ chức liên quan [ví dụ: hòa giải tranh chấp đất đai, có thể mời công chức địa chính, công chức tư pháp ở xã, phường, thị trấn; hòa giải vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở có thể mời công an xã…] hoặc người có uy tín khác [đội ngũ cán bộ, công chức đã nghỉ hưu];

- Trường hợp hòa giải viên, các bên tranh chấp, mâu thuẫn có sự bất đồng về ngôn ngữ thì cần có người phiên dịch.

* Lưu ý:

 Những người không liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp không nên tham gia nhiều vào trong việc giải quyết tranh chấp, bởi một điều quan trọng là các bên tranh chấp cần được tạo cơ hội trình bày ý kiến và được lắng nghe đầy đủ ý kiến của mình.

2.2. Thời gian, địa điểm tổ chức buổi hòa giải

- Thời gian: Buổi hòa giải cần diễn ra trong khoảng thời gian phù hợp với đặc điểm sinh hoạt của các bên.

- Địa điểm: Địa điểm thực hiện buổi hòa giải cần bảo đảm thuận tiện cho các bên. Cách bố trí, sắp xếp không gian tổ chức buổi hòa giải cần phải tạo môi trường hài hòa [về chỗ ngồi, ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn…], giúp cho các bên có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi tham gia buổi hòa giải; không nên hình thức, phức tạp hoá trong khâu tổ chức thực hiện.

2.3. Quy trình của một cuộc hòa giải

- Hòa giải viên chủ trì buổi hòa giải nêu mục đích, ý nghĩa, thống nhất về một số quy ước, thỏa thuận về cách làm với các bên tranh chấp tại buổi hòa giải;

- Các bên trình bày nội dung vụ việc;

- Hòa giải viên tổng hợp lại các vấn đề đang tranh chấp; phổ biến, đối chiếu, phân tích các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp điều chỉnh về vấn đề các bên đang tranh chấp, giúp các bên hiểu rõ, liên hệ đến quyền lợi, trách nhiệm trong vụ việc, thấy rõ những điểm phù hợp, chưa phù hợp trong hành vi ứng xử của mình; đưa ra các lựa chọn đáp ứng lợi ích của các bên [các phương án giải quyết để các bên tham khảo]; phân tích lợi ích của việc hòa giải thành, hậu quả pháp lý mà các bên có thể phải gánh chịu nếu tiếp tục tranh chấp và có những hành vi sai trái;

Những người được mời tham gia hòa giải có thể phân tích, bổ sung làm rõ ý kiến của hòa giải viên.

- Các bên, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phát biểu quan điểm của họ về vấn đề đang tranh chấp, mâu thuẫn; cùng bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất với nhau về phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp. Trong quá trình các bên thảo luận, đối với những ý kiến đưa ra cách giải quyết bất hợp lý thì hòa giải viên kịp thời phân tích, thẳng thắn chỉ cho họ biết yêu cầu của họ đưa ra là không hợp lý để họ cân nhắc lại. Những nội dung thoả thuận mà trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, thì hòa giải viên cần phải giải thích để họ thoả thuận lại.

- Sau khi các bên đã thỏa thuận, thống nhất được phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, thì hòa giải viên tổng kết lại những vấn đề các bên đã thỏa thuận để các bên suy nghĩ, cân nhắc, cùng nhau khẳng định lại những thỏa thuận đạt được. Hòa giải viên nhắc nhở, đôn đốc các bên về việc thực hiện thỏa thuận.

Trường hợp các bên chỉ thỏa thuận được một phần những vấn đề có tranh chấp, hòa giải viên tiếp tục thuyết phục các bên bàn bạc, thỏa thuận tiếp. Nếu các bên vẫn không thống nhất được thì hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật đối với những nội dung này.

- Khi các bên đạt được thỏa thuận và thống nhất lập văn bản hòa giải thành, hòa giải viên có thể giúp các bên lập thành văn bản hòa giải thành.

- Trường hợp các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải không thành, thì hòa giải viên lập văn bản hòa giải không thành.

3. Bước 3: Sau khi hòa giải

3.1. Đối với trường hợp hòa giải thành [các bên đạt được thỏa thuận]

- Trường hợp hòa giải thành thì hòa giải viên có trách nhiệm:

+ Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành do mình trực tiếp giải quyết;

+ Hướng dẫn các bên có thể làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 [Quy định tại Chương XXXIII. Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015], cụ thể như sau:

Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án:

[1] Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

[2] Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.

[3] Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận. Đơn yêu cầu phải được gửi đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành và phải có các nội dung chủ yếu sau:

- Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;

- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử [nếu có] của người yêu cầu;

- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó [nếu có];

- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

- Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã tiến hành hòa giải;

- Nội dung, thỏa thuận hòa giải thành yêu cầu Tòa án công nhận.

Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật có liên quan.

[4] Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

Đồng thời, kịp thời thông báo cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Trưởng ban công tác Mặt trận những vấn đề phát sinh trong quá trình theo dõi, đôn đốc thực hiện.

- Trong trường hợp việc thực hiện thỏa thuận có khó khăn, thì hòa giải viên động viên, thuyết phục các bên thực hiện thoả thuận và có thể đề nghị Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố hoặc kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thoả thuận.

3.2. Đối với trường hợp hòa giải không thành [các bên không đạt được thỏa thuận]

- Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và cả hai bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, thì hòa giải viên tiếp tục tiến hành hòa giải.

- Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và một bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, nhưng có căn cứ cho rằng việc tiếp tục hòa giải không thể đạt kết quả thì hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

3.3. Ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở

Dù việc hoà giải thành hay không thành, hòa giải viên đều có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở để phục vụ công tác lưu trữ, thống kê, thanh toán thù lao cho hòa giải viên, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.

IV. HỒ SƠ, KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

1. Nội dung, nguyên tắc hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở

Kinh phí chi hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 6 Luật Hòa giải ở cơ sở, Điều 12, 13 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP. Nghị quyết số 39//2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung nội dung, mức chi cho công tác hòa giải Theo đó:

STT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi của cấp xã [1000đ]

3

Chi cho công tác hòa giải

a

Chi thù lao cho hòa giải viên [đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải]

Vụ, việc/tổ hòa giải

200

b

Chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải [chi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài  liệu,  nước  uống  phục  vụ  các cuộc họp của tổ hòa giải]

Tổ hòa giải/tháng

100

c

Chi bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức bầu hòa giải viên tham gia họp chuẩn bị cho việc bầu hòa giải viên

Người/buổi

70

d

Chi tiền nước uống cho người tham dự cuộc họp bầu hòa giải viên

Người/buổi

10

đ

Hỗ trợ chi phí mai táng cho người tổ chức mai táng hòa giải viên gặp tai nạn  hoặc  rủi ro  bị thiệt hại về tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở

Người

5 tháng lương cơ sở

2. Về điều kiện được hưởng thù lao và thủ tục thanh toán thù lao cho hòa giải viên

- Điều kiện được hưởng thù lao của hòa giải viên:

Theo Điều 14 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, hòa giải viên được hưởng thù lao cả trong trường hợp hòa giải thành và hòa giải không thành. Để được hỗ trợ thù lao, hòa giải viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, vụ, việc được tiến hành hòa giải và đã kết thúc theo quy định tại Điều 23 của Luật Hòa giải ở cơ sở, cụ thể kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận; hoặc khi một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải; hoặc khi hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.

Thứ hai, hòa giải viên không vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 10 của Luật Hòa giải ở cơ sở.

- Thủ tục thanh toán thù lao cho hòa giải viên:

Theo Điều 15 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, thủ tục thanh toán thù lao cho hòa giải viên như sau:

+ Tổ trưởng tổ hòa giải lập hồ sơ đề nghị thanh toán thù lao cho hòa giải viên, bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán thù lao của hòa giải viên có ghi rõ họ, tên, địa chỉ của hòa giải viên; tên, địa chỉ tổ hòa giải; số tiền đề nghị thanh toán; nội dung thanh toán [có danh sách các vụ, việc trong trường hợp đề nghị thanh toán thù lao cho nhiều vụ, việc]; chữ ký của hòa giải viên; chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hòa giải và xuất trình Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở để đối chiếu khi cần thiết.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và trả thù lao cho hòa giải viên thông qua tổ hòa giải; trường hợp quyết định không thanh toán cho hòa giải viên thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

+ Tổ hòa giải thực hiện trả thù lao cho hòa giải viên theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được thù lao.

3. Về việc hỗ trợ hòa giải viên khi gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hòa giải

- Các khoản hỗ trợ:

Theo Điều 17 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, hòa giải viên bị tai nạn hoặc rủi ro làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi đang thực hiện hòa giải hoặc trên đường đi và về từ nơi ở đến địa điểm thực hiện hòa giải trên tuyến đường và trong khoảng thời gian hợp lý, sẽ được hỗ trợ các khoản sau:

+ Chi phí cần thiết, hợp lý cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút; nếu thu nhập thực tế của hòa giải viên không ổn định hoặc không thể xác định được thì áp dụng cách tính theo thu nhập bình quân hàng ngày của người làm công ăn lương chia theo khu vực thành thị, nông thôn, loại hình kinh tế ngoài nhà nước trong thời gian cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút.

Gia đình của hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở được hỗ trợ một lần bằng tiền để chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc hòa giải viên trước khi chết; người tổ chức mai táng được hỗ trợ chi phí cho việc mai táng

- Thủ tục thực hiện hỗ trợ:

Hòa giải viên hoặc gia đình hòa giải viên trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định công nhận hòa giải viên.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, có văn bản đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện kèm theo hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày ngày nhận được quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc chi tiền hỗ trợ.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được lập thành 01 bộ, bao gồm:

+ Giấy đề nghị hỗ trợ của hòa giải viên hoặc gia đình hòa giải viên trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng có xác nhận của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại là tổ trưởng tổ hòa giải. Giấy đề nghị hỗ trợ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người yêu cầu hỗ trợ; lý do yêu cầu hỗ trợ;

+ Biên bản xác nhận tình trạng của hòa giải viên bị tai nạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn hoặc cơ quan công an nơi xảy ra tai nạn [bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp];

+ Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh [bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp];

+ Văn bản, giấy tờ hợp lệ về thu nhập thực tế theo tiền lương, tiền công hằng tháng của người bị tai nạn có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút [bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp], bao gồm: Hợp đồng lao động, quyết định nâng lương của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động hoặc bản kê có thu nhập thực tế của hòa giải viên bị tai nạn và các giấy tờ chứng minh thu nhập thực tế hợp pháp khác [nếu có];

+ Giấy chứng tử [nay là trích lục về việc khai tử] trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng [bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp]./.

Phạm Văn Tĩnh- Phòng PBGDPL, Sở Tư pháp

[1] Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1995.

[2] Theo Điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở, hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

i] Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;

ii] Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;

iii] Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Video liên quan

Chủ Đề