Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự liên hệ thực tế hiện nay

Giáo dục quốc phòng và an ninh [GDQPAN] cho đoàn viên thanh niên là học sinh, sinh viên là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là bộ môn góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên trong các trường THPT, đại học, cao đẳng, trung cấp, chuyên nghiệp đối với việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự [NVQS].

Học sinh Trường THPT Hàm Rồng [TP Thanh Hóa] học lý thuyết về Luật Nghĩa vụ quân sự.

Tại Trường THPT Hàm Rồng [TP Thanh Hóa], thời điểm hiện tại, 1.747 học sinh của cả 3 khối lớp đều đang tham gia học lý thuyết của bộ môn GDQPAN. Trong chương trình học, Luật NVQS được đưa vào giảng dạy giúp học sinh nắm chắc những nội dung cơ bản của Luật NVQS, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành chương trình giáo dục quốc phòng với kết quả tốt.

Thầy giáo Thiều Ánh Dương, Hiệu trưởng nhà trường, đánh giá: Thực tế giảng dạy môn GDQPAN đã cho thấy hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực quốc phòng - an ninh trong học sinh, có bao gồm cả Luật NVQS. Tuy mới chỉ dừng ở mức khái quát một số nội dung cơ bản như: sự cần thiết ban hành luật; những quy định chung, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ; phục vụ tại ngũ trong thời bình, xử lý vi phạm Luật NVQS và trách nhiệm của học sinh trong 4 tiết học thuộc chương trình lớp 11 nhưng đã giúp các em học sinh bước đầu tiếp cận và có nhận thức đúng đắn về vai trò của thanh niên trong thực hiện Luật NVQS.

Thầy giáo Hoàng Minh Hải, tổ trưởng tổ GDQPAN - Tin học, Trường THPT Hàm Rồng, người trực tiếp giảng dạy bộ môn GDQPAN nhiều năm liền cho biết: “So với trước đây, chương trình học môn GDQPAN đã có nhiều đổi mới, đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc đưa Luật NVQS vào giới thiệu đã giúp nâng cao nhận thức của học sinh trong việc chấp hành đầy đủ các quy định về đăng ký NVQS, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động quốc phòng ở nhà trường, địa phương và xây dựng quân đội. Đồng thời, xây dựng niềm tự hào và trân trọng truyền thống vẻ vang của quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, thời lượng dành cho nội dung này trong chương trình học chưa nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi phải lồng ghép linh hoạt trong suốt quá trình học và khuyến khích các em về nhà tự nghiên cứu thêm”.

Còn đối với các trường đại học, cao đẳng như Trường Đại học Hồng Đức, với mục tiêu giáo dục toàn diện, môn học GDQPAN cho sinh viên luôn được đảng ủy, ban giám hiệu nhà trường quan tâm nâng cao chất lượng. Sinh viên, ngoài học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ học vấn, khả năng tiếp cận khoa học - kỹ thuật hiện đại còn được trang bị về thể lực, sức khỏe, sẵn sàng thực hiện NVQS, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc. Thời gian qua, để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn GDQPAN nói chung, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật NVQS trong sinh viên, Trường Đại học Hồng Đức chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên; đổi mới phương pháp giảng dạy, vừa giáo dục chính trị tư tưởng, vừa rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, tinh thần kỷ luật và huấn luyện kỹ thuật quân sự. Mục tiêu đề ra là sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức mà còn có khả năng vận dụng vào thực tế. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy cũng được nhà trường từng bước đầu tư đồng bộ, hiện đại về cơ sở hạ tầng, giảng đường, thao trường, bãi tập. Quá trình học đã phát huy được tính chủ động của sinh viên trong việc tiếp cận các nội dung của Luật NVQS, có nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên trong việc thực hiện luật. Ngoài hoạt động chính khóa trên lớp, các tổ chức đoàn thanh niên, hội sinh viên... cũng góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, lòng yêu nước của đoàn viên là sinh viên.

Sơ kết 6 năm thực hiện Luật NVQS năm 2015, công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện luật, đặc biệt là công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ đã được các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện tốt. Tuy nhiên, việc triển khai luật ở cơ sở vẫn còn một số hạn chế, việc quản lý công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ vẫn còn bất cập. Khắc phục tình trạng trên, nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQPAN, cũng như chất lượng giảng dạy Luật NVQS ngay từ trên ghế nhà trường là một trong những giải pháp có ý nghĩa lâu dài và bền vững.

Bài và ảnh: Phương Chi

 Nội dung trình bàyoI . Khái niệm Nghĩa Vụ Quân SựoII. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Nghĩa Vụ Quân SựoIII. Trách nhiệm của học sinh trong việc đăng ký Nghĩa Vụ Quân SựCâu hỏi đầu bài:o1] Tại sao học sinh trong các trường phải huấn luyện quân sự phổ thông?o2 ] Trong qua trình học tập bạn xác định tinh thần thái độ học tập như thế nào?o3] Sau khi học tập quân sự phổ thông em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế như thế nào?I. Khái niệm :oNghĩa Vụ Quân Sự là một trong những trách nhiệm phải thực hiện của công dân về quốc phòng do luật pháp và luật cụ thể của nhà nước quy định [ có nơi gọi là quân dịch , mang tính chất bắt buộc]oỞ Việt Nam có hai dạng Nghĩa Vụ Quân Sự :•Phục vụ tại ngũ•Phục vụ ở ngạch dự bịIITrách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Nghĩa Vụ Quân Sự1] Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức :Trong thời gian học tập tại nhà trường, HS nhất thiết phải học tập xong chương trình huấn luyện quân sự phổ thông [ GDQP ] nhằm xây dựng tinh thần yêu nước, yêu chế độ XHCN ngay từ khi tuổi còn trẻ, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể, có kỉ luật, trang bị những kiến thức phổ thông về quân sự để khi nhập ngũ có điều kiện thuận lợi tiếp tục học tập, rèn luyện trở thành người chiến sĩ tốt của Quân đội nhân dân hoặc hoàn thành được nhiệm vụ trong các tổ chức vũ trang khác của nhân dân.2] Chấp hành quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự:Học sinh Chấp hành những quy định về đăng kí NVQS theo quy định cụ thể của Ban Chỉ huy Quân sự huyện [quận, thành phố trực thuộc tỉnh] nơi cư trú và hướng dẫn của nhà trường.3] Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe:Kiểm tra sức khoẻ khi 17 tuổi để kiểm tra thể lực, phát hiện những bệnh tật và hướng dẫn công dân phòng bệnh, chữa bệnh để giữ vững và nâng cao sức khoẻ chuẩn bị cho việc nhập ngũ.Học sinh phải có mặt đúng thời gian, địa điểm theo đúng quy định trong giấy gọi, trong khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thủ tục của phòng khám4] Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ:Luật nghĩa vụ quân sự quy định về việc gọi nhập ngũ như sau:- Điều 21: “ Theo quyết định của Uỷ ban nhân dân, Chỉ huy trưởng Quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố, hoặc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày”.- Điều 22: “ Người được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh nhập ngũ, nếu không thể đúng thời gian thì phải có giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân. Người không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đã bị xử lí theo điều 69 của luật NVQS vẫn nằm trong diện gọi nhập ngũ cho đến khi hết 35 tuổi”. IIITrách nhiệm của học sinh trong việc đăng ký Nghĩa Vụ Quân Sự1] Trách nhiệm của học sinh :Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ khi đến trường nhập học phải mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện] nơi cư trú cấp để nộp cho nhà trường.Các trường hợp miễn nhập ngũ trong thời bình:Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2005 công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi thì về nguyên tắc đều thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự .Tuy nhiên pháp luật cũng quy định các trường hợp được hõan ,miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.Trong trường hợp này nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được tạm hoãn :a] Người chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏeb] Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao độngc] Người có anh, chị hoặc em ruột trong cùng một hộ gia đình là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ d] Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo; cán bộ, công nhân, viên chức được điều động đến làm việc ở các vùng nàye] Người đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận f] Người đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định g] Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong 3 năm đầu Xin chân thành cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi

Đáp án:

Học sinh có trách nhiệm:

– Học phải đi đôi với hành, vận dụng kết quả học tập vào việc xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể có kỉ luật, văn minh trong nhà trường và ngoài xã hội, chấp hành đầy đũ những quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự trong thời gian học tập tại trường như đăng kí nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khỏe khám tuyển, nhập ngũ.

- Việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự trước hết là thực hiện tốt việc đăng kí nghĩa vụ quân sự.

– Học sinh đi kiểm tra và khám sức khỏe theo giấy gọi của Ban chỉ huy cấp huyện [quận] nơi cư trú.

– Phải có mặt đúng thời gian, ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng kí nghĩa vụ quân sự nói riêng [GDQP 11]

Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng kí nghĩa vụ quân sự nói riêng.

Lời giải 

a. Học tập QS, chính trị, rèn luyện thể lực do nhà trường tổ chức.

* Trách nhiệm của HS đang học ở các trường:

+ Phải học tập xong chương trình GDQP theo quy định.

+ Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện, phấn đấu đạt kết quả cao.

+ Kết hợp học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng nếp sống văn minh chấp hành đầy đủ các quy định trong luật NVQS.

b. Chấp hành những quy định về đăng ký NVQS.

- Tuổi đăng ký NVQS: Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trong năm. Vào tháng 4 hàng năm theo lệnh gọi của chỉ huy quân sự quận, huyện.

- Ý nghĩa của việc đăng ký NVQS :

+ Đăng ký NVQS để nắm tình hình bản thân, gia đình học sinh. Giúp cho việc tuyển chọn, gọi nhập ngũ chính xác.

+ Đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện luật NVQS.

+ Học sinh phải đăng ký kê khai đầy đủ chính xác đúng thời gian quy định.

c. Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ:

- Trách nhiệm của cơ quan

- Trách nhiệm của HS:

+ Đi kiểm tra và khám sức khoẻ theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự huyện.

+ Đi đúng thời gian, địa điểm theo quy định trong giấy gọi.

+ Khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ, phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám.

d. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ.

- Trách nhiệm của cơ quan. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày.

- Trách nhiệm của công dân được gọi nhập ngũ:

+ Phải có mặt đúng thời gian địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

+ Công dân nào kkhông thể đúng thời gian phải có giấy chứng nhận của uỷ ban nhân dân.

+ Công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lý theo luật NVQS.

Video liên quan

Chủ Đề