Công thức tính vận tốc ngược dòng lớp 10

Công thức tính vận tốc lớp 8

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Công thức tính vận tốc do VnDoc.com biên soạn và đăng tải. Tài liệu Chuyển động cơ học này với các bài tập vận dụng được xây dựng trên lý thuyết trọng tâm bài học, hỗ trợ quá trình củng cố bài học và ôn luyện nâng cao khả năng làm bài tập môn Toán và Vật lý 8. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Bản quyền thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Chú ý: Dựa vào vận tốc có thể so sánh chuyển động của các vật nhanh hay chậm.

+ Vật có vận tốc càng lớn thì chuyển động càng nhanh.

+ Vật có vận tốc càng nhỏ thì chuyển động càng chậm.

1. Công thức tính quãng đường, công thức tính vận tốc

Quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian

Công thức:

Trong đó: S là quãng đường [km], v là vận tốc [km/h]; s là thời gian [s]

Các dạng bài toán chuyển động thường gặp là: chuyển động cùng nhau ngược nhau, chuyển dộng trước sau; chuyển động xuôi dòng – ngược dòng; …

2. Công thức tính vận tốc dòng nước

Vận tốc của cano khi chuyển động trên dòng nước:

Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có lực cản của dòng nước.

Nếu vật chuyển động xuôi dòng thì có thêm vận tốc dòng nước.

  • Vận tốc xuôi dòng = vận tốc thực của cano + vận tốc dòng nước

+ Vxuôi = Vvật + Vdòng

  • Vận tốc ngược dòng = vận tốc thực của cano - vận tốc dòng nước

+ Vngược = Vvật – Vdòng

  • Vận tốc dòng nước = [vận tốc xuôi dòng – vận tốc ngược dòng]/2

+ Vdòng = [Vxuôi - Vngược] : 2

  • Vận tóc của vật = [ Vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng]/2

+ Vvật = [Vxuôi + Vngược] : 2

  • Vận tốc xuôi dòng - vận tốc ngược dòng= Vận tốc dòng nước x 2

+ Vxuôi– Vngược = Vdòng x 2

3. Một số công thức các ạn cần nắm được

Các công thức cần nhớ

Thời gian đi = quãng đường : vận tốc = giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ [nếu có].

Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ [nếu có].

Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ [nếu có].

Vận tốc = quãng đường : thời gian [v = s:t]

Quãng đường = vận tốc × thời gian [s = v.t]

4. Câu hỏi vận dụng công thức vận tốc dòng nước

Câu 1. Lúc 8 giờ, một ca nô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B. Vận tốc của ca nô khi nước yên lặng là 20km/h, và vận tốc của dòng nước là 4km/h. Đến 9 giờ 15 phút thì ca nô đến B. Tính độ dài của quãng sông AB?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Vận tốc ca nô khi xuôi dòng là :

20 + 4 = 24 [km/h ]

Thời gian ca nô đi từ A đến B là:

9 giờ 15 phút – 8 giờ = 1 giờ 15 phút = 1,25 [giờ]

Quãng sông AB dài là

24.1,25 = 30 [km]

Câu 2.Bến A và bến B cùng nằm trên một con sông, cách nhau 33km. Một canô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B trong 2 giờ 12 phút. Biết vận tốc của dòng nước là 5km/h. Thời gian ca nô đi từ B đến A nhiều hơn thời gian đi từ A đến B là:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đổi: 2 giờ 12 phút = 2,2 giờ.

Vận tốc của canô khi xuôi dòng là :

33 : 2,2 = 15 [km/h]

Vận tốc của canô khi ngược dòng là :

15 – 2.5 = 5 [km/h]

Thời gian ca nô đi từ B đến A là:

33 : 5 = 6,6 [giờ]

Thời gian ngược dòng nhiều hơn thời gian xuôi dòng :

6,6 – 2,2 = 4,4 [giờ]

Câu 3.Bến B và bến C cùng nằm trên một con sông, cách nhau 42km. Một canô đi xuôi dòng từ bến B đến bến C trong 2 giờ 48 phút và ngược dòng từ C về B hết 4 giờ 48 phút. Vận tốc của dòng nước bao nhiêu.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đổi: 2 giờ 48 phút = 2,8 giờ.

4 giờ 8 phút = 4,8 giờ

Vận tốc của canô khi xuôi dòng là :

42 : 2,8 = 15 [km/h]

Vận tốc của canô khi ngược dòng là :

42 : 4,8 = 8,75 [km/h]

Vận tốc của dòng nước là:

[15 – 8,75] : 2 = 3,125 [km/h]

Câu 4.Một ca nô đi xuôi dòng từ A đến B hết 28 phút và ngược dòng từ B về A hết 42 phút. Hỏi một cụm bèo trôi từ A về B hết bao lâu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Tỉ số thời gian ca nô xuôi dòng và ngược dòng là: 28 : 42 = 2/3

Quãng đường không thay đổi thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch vời nhau, nên ta có tỉ số giữa vận tốc xuôi dòng và ngược dòng là: 3/2

Suy ra: Vxuôi = [3/2]Vngược

Vận tốc dòng nước là:

Vnước = [Vxuôi - Vngược] : 2 = [1/4] Vngược

Vì trên cùng một quãng đường thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc:

Nên thời gian cum bèo trôi = 4.thời gian ngược dòng = 4.42 = 168 [phút]

Câu 5. Lúc [5h ] sáng Hoàng Dũng chạy thể dục từ nhà ra đến cầu Chương Dương rồi từ cầu Chương Dương chạy về nhà. Biết từ nhà ra cầu Chương Dương dài 2,5 [km ]. Hoàng Dũng chạy với vận tốc [5km/h] và khi ra đến cầu Hoàng Dũng quay đầu chạy ngược về nhà luôn. Hỏi Hoàng Dũng về tới nhà lúc mấy giờ?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có:

+ Lúc 5 giờ: Hoàng Dũng từ nhà chạy ra cầu Chương Dương

Thời gian Hoàng Dũng chạy từ nhà ra đến cầu và từ cầu về nhà là:

t = s/v = 2.2,5/5 = 1h

+ Chang về đến nhà lúc: 5 +1=6 giờ

Câu 6. Một chiếc thuyền xuôi dòng một đoạn sông hết 1 giờ 10 phút, ngược dòng đoạn sông đó hết 1 giờ 30 phút. Biết vận tốc dòng nước là 5km/giờ. Chiều dài của đoạn sông đó là:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đổi:

1 giờ 10 phút = 70 phút

1 giờ 30 phút = 90 phút = 1,5 giờ

Tỉ số thời gian xuôi dòng và ngược dòng là:

70 : 90 = 7/9

Trong cùng một quãng sông thì thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên ta có tỉ số vận tóc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng là: [9/7]

=> Vxuôi = [9/7]Vngược

Ta có: Vxuôi - Vngược = 2.Vnước = [2/7] Vngược

⇒ Vngược = 7.Vnước

Vận tốc khi ngược dòng là:

5.7 = 35 [km/h]

Chiều dài quãng sông đó là:

35.1,5 = 52,5 [km]

Câu 7. Một ca nô đi xuôi dòng một khúc sông từ bến X đến bến Y hết 2 giờ 45 phút. Biết vận tốc thực của ca nô là 27 km/giờ, vận tốc dòng nước là 3 km/giờ. Hỏi ca nô đi ngược dòng khúc sông từ bến Y đến bến X hết bao nhiêu thời gian?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đổi 2 giờ 45 phút = 2,75 = 2,75 giờ

Vận tốc của ca nô khi đi xuôi dòng là:

Vận tốc xuôi dòng = vận tốc thực của cano + vận tốc dòng nước

27 + 3 = 30 [km/giờ]

Vận tốc của ca nô khi đi ngược dòng là:

Vận tốc ngược dòng = vận tốc thực của cano - vận tốc dòng nước

27 − 3 = 24 [km/giờ]

Độ dài từ bến A đến bến B là:

30 . 2,75 = 82,5 [km]

Ca nô đi ngược dòng khúc sông từ bến B đến bến A hết số thời gian là:

82,5 : 24 = 3,4375 [giờ] = 3,4 giờ

Đổi 3,4 giờ = 3 giờ 24 phút

Câu 8. Một dòng sông, hai bên bờ sông M và N cách nhau 30 km. Cùng một lúc ca nô thứ nhất đi xuôi dòng từ M đến N và ca nô thứ hai đi ngược dòng từ N đến M. Hỏi sau bao lâu hai ca nô sẽ gặp nhau, biết vận tốc của hai ca nô khi nước lặng đều bằng 20 km/giờ và vận tốc dòng nước là 2 km/giờ.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Vận tốc của ca nô thứ nhất là [vận tốc xuôi dòng]

Vận tốc xuôi dòng = vận tốc thực của cano + vận tốc dòng nước

20 + 2 = 22 [km/giờ]

Vận tốc của ca nô thứ hai là [ vận tốc ngược dòng]

Vận tốc ngược dòng = vận tốc thực của cano - vận tốc dòng nước

20 − 2 = 18 [km/giờ]

Hai ca nô gặp nhau sau khi đi số thời gian là:

30 : [22 + 18] = 0,75 [giờ]

0,75 giờ = 45 phút

-------------------------------------------------------

Ngoài Công thức Vận tốc dòng nước trên mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm một số tài liệu:

  • Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức
  • Tổng hợp kiến thức Toán lớp 8
  • Đề cương ôn tập Toán 8 lên lớp 9

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

+ Tính tương đối của quỹ đạo: Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau – quỹ đạo có tính tương đối.

+ Tính tương đối của vận tốc: Vận tốc của vật chuyển động đối với các hê quy chiếu khác nhau thì khác nhau – vận tốc có tính tương đối.

2. Công thức cộng vận tốc

+ Hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động

  • Hệ quy chiếu gắn với vật đứng yên gọi là hệ quy chiếu đứng yên.
  • Hệ quy chiếu gắn với vật chuyển động gọi là hệ quy chiếu chuyển động.

+ Vectơ vận tốc tuyệt đối bằng tổng vectơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo: \[{{\vec{v}}_{13}}={{\vec{v}}_{12}}+{{\vec{v}}_{23}}\]

  • Vận tốc tuyệt đối \[{{\vec{v}}_{13}}\] là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên.
  • Vận tốc tương đối \[{{\vec{v}}_{12}}\] là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động.
  • Vận tốc kéo theo \[{{\vec{v}}_{23}}\] là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Bài toán thuyền [ca nô, xuồng …] đi trên sông.

Gọi [1] thuyền, [2] nước, [3] bờ sông. Ta có công thức cộng vận tốc: \[{{\vec{v}}_{13}}={{\vec{v}}_{12}}+{{\vec{v}}_{23}}.\]

\[{{\vec{v}}_{13}}\] là vận tốc của thuyền [1] đối với bờ sông [3].

\[{{\vec{v}}_{12}}\] là vận tốc của thuyền [1] đối với nước [2].

\[{{\vec{v}}_{23}}\] là vận tốc của nước [2] đối với bờ sông [3].

+ Nếu thuyền đi xuôi dòng nước: \[{{\vec{v}}_{12}}\uparrow \uparrow {{\vec{v}}_{23}}\Rightarrow {{v}_{13x}}={{v}_{12}}+{{v}_{23}}=\frac{s}{{{t}_{x}}}\cdot\]

+ Nếu thuyền đi ngược dòng nước: \[{{\vec{v}}_{12}}\uparrow \downarrow {{\vec{v}}_{23}}\Rightarrow {{v}_{13n}}={{v}_{12}}-{{v}_{23}}=\frac{s}{{{t}_{n}}}\cdot\]

+ Nếu thuyền đi mà mũi thuyền luôn hướng vuông góc với bờ sông: \[{{\vec{v}}_{12}}\bot {{\vec{v}}_{23}}\Rightarrow {{v}_{13}}=\sqrt{v_{12}^{2}+v_{23}^{2}}.\]

+ Nếu thuyền được thả trôi theo dòng nước \[{{v}_{12}}=0\Rightarrow {{v}_{\text{13trôi}}}={{v}_{\text{23trôi}}}=\frac{s}{{{t}_{\text{trôi}}}}\cdot\]

Dạng 2. Bài toán hai xe [vật] chuyển động tương đối với nhau.

Khi hai xe chuyển động với vận tốc lần lượt là \[{{\vec{v}}_{1}}\] và \[{{\vec{v}}_{2}}\] thì vận tốc tương đối giữa hai xe là: \[{{\vec{v}}_{12}}={{\vec{v}}_{10}}+{{\vec{v}}_{02}}={{\vec{v}}_{1}}-{{\vec{v}}_{2}}.\]

Trong đó

\[{{\vec{v}}_{1}}={{\vec{v}}_{10}}\] là vận tốc của xe 1 đối với mặt đất;

\[{{\vec{v}}_{2}}={{\vec{v}}_{20}}=-{{\vec{v}}_{02}}\] là vận tốc của xe 2 đối với mặt đất.

+ Nếu hai xe chuyển động cùng phương cùng chiều: \[{{\vec{v}}_{1}}\uparrow \uparrow {{\vec{v}}_{2}}\Rightarrow {{v}_{12}}=\left| {{v}_{1}}-{{v}_{2}} \right|=\frac{{{s}_{c}}}{{{t}_{c}}}\cdot\]

+ Nếu hai xe chuyển động cùng phương ngược chiều: \[{{\vec{v}}_{1}}\uparrow \downarrow {{\vec{v}}_{2}}\Rightarrow {{v}_{12}}={{v}_{1}}+{{v}_{2}}=\frac{{{s}_{n}}}{{{t}_{n}}}\cdot\]

+ Nếu hai xe chuyển động vuông góc: \[{{\vec{v}}_{1}}\bot {{\vec{v}}_{2}}\Rightarrow {{v}_{12}}=\sqrt{v_{1}^{2}+v_{2}^{2}}.\]

+ Nếu \[\left[ {{\overrightarrow{v}}_{1}};\,{{\overrightarrow{v}}_{2}} \right]=\alpha \Rightarrow {{v}_{12}}=\sqrt{v_{1}^{2}+v_{2}^{2}+2{{v}_{1}}{{v}_{2}}\cos \alpha }.\]

C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu C1 [trang 35 SGK Vật Lí 10]:

Người ngồi trên xe sẽ thấy đầu van chuyển động theo quỹ đạo như thế nào quanh trục bánh xe?

Trả lời:

Người ngồi trên xe thấy đầu van xe đạp chuyển động tròn, do người đối với trục quay của xe là cố định, mà đầu van xe lại chuyển động tròn quay trục bánh xe.

Câu C2 [trang 35 SGK Vật Lí 10]:

Nêu một ví dụ khác về tính tương đối của vận tốc.

Trả lời:

  • Một người ngồi yên trên một cano. Cano đang chuyển động đối với bờ sông, nên người chuyển động đối với bờ sông.
  • Một người đứng yên trên mặt đất, nhưng đối với Mặt Trời thì người ấy đang chuyển động…

Câu C3 [trang 37 SGK Vật Lí 10]:

Một con thuyền chạy ngược dòng nước đi được 20 km trong 1 giờ; nước chảy với vận tốc 2 km/h. Tính vận tốc của thuyền đối với nước.

Trả lời:

Quy ước: thuyền – 1; nước – 2; bờ – 3

Vận tốc của thuyền so với bờ có độ lớn là: \[{{v}_{13}}=\frac{S}{t}=\frac{20}{1}=20\,km/h\]

Vận tốc của nước so với bờ có độ lớn là: v23 = 2 km/h

Áp dụng công thức cộng vận tốc ta có: \[{{\vec{v}}_{13}}={{\vec{v}}_{12}}+{{\vec{v}}_{23}}\Rightarrow {{\vec{v}}_{12}}={{\vec{v}}_{13}}-{{\vec{v}}_{23}}\]

Do \[{{\vec{v}}_{13}}\uparrow \downarrow {{\vec{v}}_{23}}\Rightarrow {{v}_{12}}={{v}_{13}}-\left[ -{{v}_{23}} \right]=20-\left[ -2 \right]=22\,m/s.\]

⇒ Vận tốc của thuyền đối với nước có độ lớn là 22 km/h và hướng theo chiều chuyển động của thuyền.

D. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 [trang 37 SGK Vật Lí 10] :

Nêu một ví dụ về tính tương đối của quỹ đạo của chuyển động.

Lời giải:

Trời không có gió, người đứng yên bên đường thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo phương xiên.

Bài 2 [trang 37 SGK Vật Lí 10] :

Nêu một ví dụ về tính tương đối của vận tốc của chuyển động.

Lời giải:

  • Một người ngồi yên trên ô tô. Ô tô đang chuyển động đối với mặt đường, nên người chuyển động đối với mặt đường.
  • Một người đứng yên trên mặt đất, nhưng đối với Mặt Trời thì người ấy đang chuyển động…

Bài 3 [trang 37 SGK Vật Lí 10] :

Trình bày công thức cộng vận tốc trong trường hợp các chuyển động cùng phương, cùng chiều [ cùng phương và ngược chiều].

Lời giải:

Công thức cộng vận tốc: \[{{\vec{v}}_{13}}={{\vec{v}}_{12}}+{{\vec{v}}_{23}}.\]

  • Vận tốc tuyệt đối \[{{\vec{v}}_{13}}\] là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên.
  • Vận tốc tương đối \[{{\vec{v}}_{12}}\] là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động.
  • Vận tốc kéo theo \[{{\vec{v}}_{23}}\] là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên.

+ Nếu các chuyển động cùng phương cùng chiều: \[{{\vec{v}}_{12}}\uparrow \uparrow {{\vec{v}}_{23}}\Rightarrow {{v}_{13}}={{v}_{12}}+{{v}_{23}}\]

+ Nếu các chuyển động cùng phương ngược chiều: \[{{\vec{v}}_{12}}\uparrow \downarrow {{\vec{v}}_{23}}\Rightarrow {{v}_{13}}=\left| {{v}_{12}}-{{v}_{23}} \right|\]

Bài 4 [trang 37 SGK Vật Lí 10] :

Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy

A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời

D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Lời giải: Chọn D.

Vì khi đứng ở Trái Đất ta đã lấy Trái Đất làm mốc nên ta sẽ quan sát thấy Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Bài 5 [trang 38 SGK Vật Lí 10] :

Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10 km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông, sau 1 phút trôi được 100/3 m. Vận tốc của thuyền buồm so với nước bằng bao nhiêu?

A. 8 km/h. B. 10 km/h. C. 12 km/h. D. Một đáp án khác.

Lời giải: Chọn C.

Gọi [1] – thuyền; [2] – nước; [3] – bờ, ta có: \[{{\vec{v}}_{13}}={{\vec{v}}_{12}}+{{\vec{v}}_{23}}\Rightarrow {{v}_{13n}}={{v}_{12}}-{{v}_{23}}\]

Vận tốc của thuyền khi chuyển động ngược dòng là: \[{{v}_{13n}}=\frac{10}{1}=10\,km/h.\]

Vận tốc của dòng nước là: \[{{v}_{23}}=\frac{100}{3}\,m/\text{phút}=2\,km/h.\]

Vận tốc của thuyền so với nước là: \[{{v}_{12}}={{v}_{13n}}+{{v}_{23}}=10+2=12\,km/h.\]

Bài 6 [trang 38 SGK Vật Lí 10] :

Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy?

A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy. B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên.

C. Cả hai tàu đều chạy. D. Các câu A, B, C đều không đúng.

Lời giải: ChọnB.

Gạch lát sân đang đứng yên, toa tàu N và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau nên toa tàu N đứng yên trên sân.

Hành khách ngồi trong toa tàu H, thấy gạch lát sân chuyển động tức là đoàn tàu H đang chuyển động so với gạch lát sân.

Bài 7 [trang 38 SGK Vật Lí 10] :

Một ô tô A chạy đều trên một đường thẳng với vận tốc 40 km/h. Một ô tô B đuổi theo ô tô A với vận tốc 60 km/h. Xác định vận tốc của ô tô B đối với ô tô A và của ô tô A đối với ô tô B.

Lời giải:

Gọi [1] – mặt đường; [2] – ô tô A; [3] – ô tô B.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe, ta có v21 = 40 km/h; v31 = 60 km/h.

Vận tốc của ô tô A đối với ô tô B là: v23 = v21 – v13 = 40 – 60 = – 20 km/h.

Vận tốc của ô tô B đối với ô tô A là: v32 = – v23 = 20 km/h.

Bài 8 [trang 38 SGK Vật Lí 10] :

A ngồi trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 15 km/h đang rời ga. B ngồi trên một toa tàu khác chuyển động với vận tốc 10 km/h đang vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Tính vận tốc của B đối với A.

Lời giải:

Gọi [1] – sân ga; [2] – A; [3] – B.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của A, ta có v21 = 15 km/h; v31 = – 10 km/h.

Vận tốc của B đối với A là: v32 = v31 – v21 = – 10 – 15 = – 25 km/h.

Chứng tỏ vận tốc của tàu B so với tàu A có độ lớn 25 km/h và ngược chiều so với chiều chuyển động của tàu A.

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 10 bài Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Video liên quan

Chủ Đề