Trà sả bán ở đâu

Trà chanh hiện nay không còn xa lạ gì với mọi người nữa. Các tiệm trà chanh đã hiện diện ở khắp mọi ngóc ngách đường phố. Việc giới trẻ rủ rê nhau đi la cà ngồi thưởng thức ly trà chanh đã trở thành thói quen.

Việc lùng sục cách làm trà chanh ngon và chi phí cost rẻ để bổ sung cho menu quán là điều tất yếu của các quán. Hiểu được điều đó, Trà Chính Sơn giới thiệu đến bạn cách làm trà chanh sả đơn giản có thể áp dụng đưa vào menu quán được ngay.

Trong công thức pha chế này, chúng tôi dùng nguyên liệu trà nhài Chính Sơn để pha chế thức uống

Tham khảo nguyên liệu trà chất lượng pha chế trà chanh cho quán horeca

Công thức làm trà chanh sả trọn vị

 

Nguyên liệu

  • 1 quả chanh to 
  • 1 củ gừng nhỏ [xắt được khoảng 10 lát]
  • 4 cây sả
  • 100 g đường phèn/ thốt nốt hoặc 200g đường cát trắng/ vàng
  • 1 lít nước
  • 8g trà xanh thái nguyên hoặc trà nhài
  • 1 ít lá bạc hà, húng quế [nếu có]

Cách làm trà chanh sả

1. Hãm nước cốt trà

Cho 8g trà vào bình pha trà, rót từ từ 300ml nước nóng 85-90 độ C. Đậy nắp và ủ trà trong khoảng 3 - 5 phút tuỳ từng loại trà. Lọc bỏ bã trà bằng rây hoặc vải lọc ta thu được nước cốt trà.

Mẹo: Bạn nên lựa chọn ấm pha trà bằng sứ hoặc đất nung để cho trà có hương vị đầy đủ nhất. Khống chế tỷ lệ trà và nước hợp lý, nếu trà ít quá thì nước cốt trà sẽ nhạt, nếu trà quá nhiều thì cốt trà sẽ đắng. Thời gian ủ trà hợp lý để hạn chế vị đắng, chát của trà.

2. Sơ chế gừng, sả, chanh

Tách bỏ bớt lá sả già bên ngoài, rửa sạch rồi đập dập sau đó cắt khúc dài [nếu cứng quá thì dùng dao bầu lấy từng cây cắt từng đoạn một thôi nhé!]. Gừng gọt vỏ thái lát mỏng, chanh cũng rửa sạch cắt lát mỏng.

3. Nấu nước đường

Cho đường phèn [hoặc đường trắng] vào nồi nhỏ. Đổ nước vào đun nhỏ lửa, vừa khuấy đều để đường tan hết vào nước. 

4. Nấu gừng, sả

Cho gừng, sả vào cùng nước đường ở trên và đun cho sôi lên, hạ lửa nhỏ và nấu thêm 5-7 phút ở nhiệt độ sôi cao [bếp để 1200w - 120 đến 180 độ C] nữa là tắt bếp. Lọc hỗn hợp trong nồi bỏ hết phần bã. Ta thu được nước sả gừng. 

5. Hoàn thiện 

Để cho trà nguội hẳn thì rót ra ly rồi thêm vài lát chanh vào cùng, cho thêm lá bạc hà nếu có, đổ vào ít trà theo khẩu vị. Sau cùng cho đá viên nếu bạn thích uống lạnh.

Ly trà thành phẩm phải có nước trong, màu nước vàng óng nhạt. Vị chua của chanh, hương thơm của sả hoà quện với vị chát nhẹ của trà xanh. 

Vậy là chúng ta đã đi qua hướng dẫn cách làm trà chanh sả đơn giản với chi phí nguyên liệu rất hợp lý. Phần việc của bạn là mua ngay nguyên liệu trà và thử tài pha chế của mình nữa thôi. Đừng quên cho chúng tôi biết khi bạn thành công nhé.

Bạn cần tìm mua nguyên liệu trà pha chế chất lượng và giá cả hợp lý thì bạn biết tìm ở đâu rồi đấy. Hãy nhấp ngay vào banner bên dưới để nhận giá ưu đãi nhất cho quán của bạn.

Sả chanh là một thảo mộc được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Người Châu Á tận dụng thân cây sả làm một thành phần phổ biến trong nấu ăn. Sả cũng được sử dụng như một phương thuốc dân gian để giải tỏa căng thẳng và tăng cường miễn dịch. 

Một trong những cách phổ biến nhất để thưởng thức loại thảo mộc này là uống trà. Trong bài viết này, Trà Việt xem xét một số lợi ích sức khỏe mà trà sả chanh có thể mang lại.

Trà Sả Chanh

Trà Sả Chanh Của Trà Việt Có Gì Đặc Biệt Là Gì?

Trà Việt Kết Hợp Sả Chanh, Trà Ô Long, Kim Quất, Và Cỏ Ngọt

Cây sả chanh là một loài trong họ sả. Khác với một số loại sả khác, sả chanh ăn toàn để ăn và nó thường được dùng làm gia vị cho các món ăn Á Đông. Một số ứng dụng khác sẽ bao gồm tinh dầu xông và trà thảo mộc.

Như bạn đã biết, trà sả có vị cay, mùi thơm, và tính ấm. Bản thân nó là một thứ nước tốt cho sức khỏe nhưng không dễ uống. Trà Việt sáng tạo ra một công thức độc đáo mang đến cho bạn một tách trà thảo mộc thơm hơn và ngon hơn.

Thành phần:

  1. Sả chanh
  2. Trà Ô Long
  3. Cỏ ngọt
  4. Kim quất

Lá sả chanh có hương chanh đậm, toàn cây tỏa ra hương thơm sảng khoái. Vị sả nhẹ và mùi thơm dễ chịu, có tác dụng tiết dịch trong miệng làm dịu cơn khát. Nó một lượng lớn vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, giảm lão hóa, thúc đẩy tuần hoàn máu.

Những trái kim quất ngọt ngào, màu sắc rực rỡ mang đến sức sống cho những ngày mệt mỏi. Trái cây họ cam quýt không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho bạn. Chúng là một nguồn vitamin C tuyệt vời, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giữ cho làn da của bạn mịn màng và đàn hồi.

Tác dụng dược lý của trà ô long được thể hiện nổi bật trong việc phân hủy chất béo, giảm cân và giữ gìn vóc dáng. Sau khi hãm, nước trà có màu vàng óng, hương hoa lan thơm tự nhiên, vị thanh dịu, và ngọt lâu.

Cuối cùng là sự bổ sung cỏ ngọt để tạo vị ngọt tự nhiên cho nước. Bạn không cần thêm bất kỳ chất tạo ngọt nào mà vẫn có thể thưởng thức một vị ngon lành mạnh.

Nói chung, trà sả chanh của Trà Việt bao hàm trong nó nhiều tầng hương vị: nồng nàn hương sả, kim quất chua sảng khoái, Ô Long béo ngậy, và cỏ ngọt thanh thanh. Tất cả các thành phần hòa quyện vào nhau làm một thức uống thảo mộc ngon cho cả ngày nóng và ngày lạnh. 

7 Lợi Ích Của Trà Sả Chanh

Trà Chanh Tốt Và An Toàn Để Uống Mỗi Ngày

Sả chanh có chứa các hợp chất chống viêm axit chlorogenic và isoorientin. Do đó, trà sả chanh có thể là một thức uống có lợi để kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn.

Dưới đây là bảy lợi ích mà bạn có thể có được khi uống trà sả chanh trong thời gian dài.

  1. Giải Tỏa Cảm Giác Lo Lắng

Việc nhấm nháp trà nóng sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn. Khi bạn thêm sả vào trà, các đặc tính đó còn tăng thêm nữa, bởi vì sả có thành phần chủ yếu là tinh dầu, mang lại cảm giác thư thái khi hít vào.  

Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ sả giúp giảm cholesterol ở động vật. Bên cạnh, sả có chứa flavonoid có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sả có một số khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng. Hai trong số các hợp chất chính trong sả, citral và geraniol, được chứng minh là mang lại lợi ích chống viêm.

Những hợp chất này được cho là giúp ngăn chặn việc giải phóng một số dấu hiệu gây viêm trong cơ thể bạn. Ví dụ, loại thảo mộc này làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tưa miệng, một bệnh nhiễm nấm thường ảnh hưởng đến những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người bị nhiễm HIV.

  1. Tăng Cường Sức Khỏe Răng Miệng

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ sả là một trong những chất ức chế mạnh nhất sự phát triển của vi khuẩn trong các mẫu thí nghiệm. Theo nghiên cứu năm 2012 được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, các đặc tính kháng khuẩn của sả giúp chống lại vi khuẩn streptococcus sanguinis – vi khuẩn gây sâu răng.

Một tách trà sả chanh là một phương thuốc thay thế cho chứng đau bụng, co thắt dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác. Nghiên cứu cho thấy tinh dầu của lá sả có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại tác hại của aspirin và ethanol. Sử dụng aspirin thường xuyên là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày.

Uống trà sả chanh giúp bạn đi tiểu thường xuyên hơn, loại bỏ chất lỏng và natri dư thừa trong cơ thể. Một nghiên cứu năm 2001 đánh giá tác dụng của trà sả chanh, cho thấy hoạt động lợi tiểu tương tự như trà xanh mà không gây tổn thương nội tạng hoặc các tác dụng phụ khác. 

Trà sả chanh được sử dụng như một loại trà giải độc để khởi động quá trình trao đổi chất và giúp bạn giảm cân. Theo một báo cáo năm 2013, sự hiện diện của các hợp chất polyphenol và hàm lượng caffeine trong sả làm tăng tiêu hao năng lượng, do đó góp phần giảm cân.

Nói chung, thay thế nước ngọt và đồ uống có đường khác trong chế độ ăn uống của bạn bằng trà sả chanh có thể giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân.

Tuy nhiên, bạn không nên chỉ uống trà sả chanh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Hãy thử xen kẽ các tách trà sả với các loại trà thảo mộc khác để đa dạng hóa hương vị và lợi ích.

Nguồn tham khảo:

  1. Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
  2. Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ

Hướng Dẫn Sử Dụng Trà Sả Chanh

Trà Sả Chanh Rất Dễ Pha Chế

Pha Chế Trà Sả Chanh Từ Nguyên Liệu Tươi

Bạn có thể tự làm trà sả tại nhà. Sau khi mua thân cây ở cửa hàng tạp hóa hoặc tiệm bán thảo dược, bạn có thể thực hiện các bước sau để pha trà:

  1. Cắt thân sả chanh thành các đoạn dài khoảng 3 – 5 cm
  2. Đun sôi nước
  3. Đổ nước sôi vào chần qua thân sả.
  4. Để thân sả trong nước ít nhất 5 phút
  5. Lọc chất lỏng từ thân cây và đổ vào một tách trà
  6. Thêm đá viên vào sẽ tạo ra món trà sả mát lạnh.

Bạn nên bắt đầu với một tách trà sả mỗi ngày, sau đó thêm nhiều hơn vào chế độ ăn uống trong những ngày tiếp theo. Thực đơn tốt nhất là sự đan xen các loại trà xanhtrà thảo mộc khác. Uống một cái gì đó quá nhiều đôi khi sẽ khiến nó phản tác dụng.

4 Bước Pha Trà Sả Chanh Trà Việt

Trà Sả Chanh Túi Lọc Giúp Tiết Kiệm Thời Gian Pha Chế

Trà sả chanh của Trà Việt được đóng gói thành từng túi lọc 2.5 gram giúp bạn tiết kiệm thời gian sơ chế và đảm bảo được một liều lượng thích hợp cho mỗi lần uống. Thưởng thức công thức độc đáo này của chúng tôi chỉ trong 5 phút với hướng dẫn bốn bước dưới đây.

Pha Nóng:

  1. Đun sôi nước: Đun sôi nước lọc để không làm biến đổi hương vị của thức uống. 
  2. Làm ấm ấm trà: Đổ một ít nước nóng vào ấm trà và đổ bỏ nước đó đi. Cách làm này giúp trà không bị nguội nhanh.
  3. Thêm nước: Đổ nước nóng vào ấm trà trước và thêm túi trà vào sau. Thứ tự như vậy sẽ giúp giữ được màu trà, hương thơm và còn có khả năng chống tạo bọt.
  4. Hãm trà: Đậy nắp ấm và hãm trong 3 phút. Hương sả sẽ tỏa ra từ từ theo hơi nước nóng. Không nên ngâm quá lâu sẽ làm cho nước trà có vị không ngon.
  5. Thưởng trà: Lấy túi trà ra và rót trà nóng vào tách trà. 

Việc pha trà sả chanh Trà Việt dễ dàng hơn nhiều so với pha các loại trà khác. Do đó, nó là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn là người mới bắt đầu sử dụng trà. 

Thưởng trà không chỉ nằm ở việc bạn nhấm nháp nước trà, mà còn ở việc bạn dành thời gian để quan sát những thay đổi của màu sắc. Sử dụng một ấm trà trong suốt và tinh tế sẽ giúp bạn quan sát được màu trà đẹp và cũng khiến tâm trạng vui vẻ.

Pha Lạnh:

  1. Cho túi trà sả chanh và nước nguội vào ấm pha hoặc bình thủy tinh.
  2. Đậy nắp bình và để trong tủ lạnh ít nhất 6 giờ đến 24 giờ.
  3. Sau thời gian đó, lấy túi trà ra và rót trà ra ly.

1 phút xem video để bạn có thể tự pha trà sả chanh tại nhà!

Các loại trà thảo mộc dễ bảo quản hơn trà lá rời, bởi vì các thành phần đều đã được sấy khô và lưu trữ trong túi hút chân không. Vì vậy, bạn có thể bảo quản trà sả chanh ở nhiệt độ phòng.

Lưu ý duy nhất mà bạn cần áp dụng cho tất cả các loại trà đó là giữ chúng tránh xa ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm cao, và các mùi mạnh khác. Do đó, phòng khách, phòng ngủ, phòng đọc sách là những nơi lý tưởng để cất sử những sản phẩm này.

Khi chưa mở túi trà bạn có thể sử dụng nó trong hai năm. Một khi mở túi ra, cần sử dụng ngay lập tức, vì các yếu tố môi trường làm giảm hương vị và hàm lượng các chất trong sản phẩm.

Ai Nên Uống Trà Sả Chanh

Trà sả chanh là một thức uống an toàn để bổ sung vào chế độ ăn uống lành mạnh. Những đối tượng sau đây nên duy trì sử dụng trà sả chanh trong một quãng thời gian để thấy hiệu quả bất ngờ:

  • Người hay bị căng thẳng, lo âu
  • Người ăn kiêng
  • Bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, ung thư
  • Người bị cảm lạnh, chóng mặt, buồn nôn

Những người bị viêm loét dạ dày và tiết quá nhiều axit dạ dày nên chú ý đến tần suất dung nạp, tránh tiêu thụ quá nhiều. Ngoài ra, phụ nữ có thai không nên dùng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Những người khỏe mạnh có thể thưởng thức trà như một thức uống giải khát hoặc một phương pháp giảm một số triệu chứng trong những hoàn cảnh nhất định.

Tuy nhiên, bạn không nên chỉ uống trà sả chanh mỗi ngày, mà nên thay thế nó thành những loại trà thảo mộc khác để đa dạng hóa hương vị và lợi ích.

Câu Hỏi Thường Gặp

Trà Sả Chanh Có Thể Uống Nóng Hoặc Lạnh

Trà sả chanh có tác dụng gì?

Trà sả chanh giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh tim nghiêm trọng như đau tim và cục máu đông. 

Thời điểm tốt nhất để uống trà sả chanh?

  • Vào buổi sáng: giúp loại bỏ các chất thải và độc tố tích tụ trong gan.
  • Sau bữa ăn: giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Sau khi tập thể thao: giúp phục hồi năng lượng.
  • Trước khi đi ngủ: giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Trà sả chanh có làm tôi buồn ngủ không?

Trà không là bạn buồn ngủ, nhưng một tách trà sả chanh có hương thơm dễ chịu trước giờ đi ngủ giúp bạn ngủ ngon tới sáng. 

Uống trà sả chanh có giúp giảm mỡ bụng không?

Có thể. Trà sả chanh được sử dụng như một loại trà giải độc để khởi động quá trình trao đổi chất và tăng cường chức năng lợi tiểu, giúp bạn loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. 

Điều gì xảy ra nếu tôi uống trà sả chanh hàng ngày?

Tăng lượng hồng cầu. Kết quả của một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng uống trà sả chanh hàng ngày trong 30 ngày có thể làm tăng nồng độ hemoglobin và số lượng hồng cầu trong cơ thể.

Trà sả chanh hỗ trợ cho việc điều trị những bệnh gì?

Sả chanh được sử dụng để hỗ trợ điều trị co thắt đường tiêu hóa, đau bụng, huyết áp cao, co giật, đau, nôn mửa, ho, đau nhức khớp, sốt, cảm lạnh thông thường và kiệt sức. 

Trà sả chanh có chứa caffeine không?

Thông thường, trà sả chanh là một thức uống thảo mộc không chứa caffeine và tannin. Tại Trà Việt, chúng tôi bổ sung trà Ô Long vào thành phần để thêm caffeine vào trà giúp bạn tỉnh táo hơn nếu uống trà sau khi ngủ dậy.

Hãy Uống Trà Sả Chanh Khi Bạn Bị Mệt Mỏi Và Lo Lắng

Trà sả chanh có vị thanh nhẹ, mùi thơm dễ chịu, làm dịu cơn khát một cách sảng khoái. Tùy theo tình trạng của bản thân mà bạn chọn liều lượng phù hợp.

Những bạn dễ bị mệt mỏi, làm việc trong môi trường ô nhiễm trong thời gian dài và làm việc với cường độ cao thì nên mang theo bên mình vài túi trà sả chanh Trà Việt để bổ sung lượng vitamin C đã hao tổn bất cứ lúc nào.

Các nhân viên văn phòng có thể tráng miệng bằng trà sả chanh sau mỗi giờ ăn trưa. Một tách trà sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn để phòng tránh các chứng khó tiêu và bệnh dạ dày. Nó cũng giúp đầu óc bạn minh mẫn và tràn đầy năng lượng để giải quyết công việc ngay lập tức.

Video liên quan

Chủ Đề