Vi hành là gì trong tác phẩm Vi hành

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc hay, chọn lọc

Bạn đang xem: Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Bài làm

Nguyễn Aí Quốc là một tên khác của Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người đã khai sáng nền cách mạng của dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngoài sự nghiệp cách mạng vĩ đại của mình thì Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với số lượng tác phẩm lớn có giá trị. Vi hành là một truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại và nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Aí Quốc vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi Người còn hoạt động ở Pháp.

Vi hành là truyện ngắn đả kích chuyến “vi hành”nhục nhã của vị vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp xem đấu xảo, dưới sự dẫn dắt của “mẫu quốc”, mà Khải Định thì lấy làm thích chí và huênh hoang, cứ tưởng đâu là chuyến đi vẻ vang và vinh dự lắm trong khi người Pháp còn chẳng một ai nhớ nổi khuôn mặt của ông ta. Nhan đề Vi hành được đặt khi xuất bản ở Việt Nam, còn nguyên mẫu nhan đề được Nguyễn Aí Quốc đặt trong tiếng Pháp có nghĩa là “bí mật, không ai biết” chính là sự châm biếm đầy sâu cay của Người dành cho tên vua bù nhìn, lố bịch.

Năm 1923, khi mà chuyến “vi hành” của Khải Định trở thành nỗi uy hiếp cho các nhà hoạt động ở Pháp, Bác đã nhanh chóng hoàn thành tác phẩm Vi hành để dằn mặt tên bán nước cầu vinh Khải Định và lũ người man rợ tự xem là những bậc “khai hóa”, tác phẩm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, như một đòn chí mạngđối với bè lũ Khải Định và bọn thực dân đang lăm le tìm cách biến nước ta thành thuộc địa của chúng hoàn toàn.

Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc buôn chuyện đầy tinh quái của hai vị khách Pháp trong tàu điện ngầm, chẳng biết có phải khuôn mặt của vua Khải Định quá phổ biến hay sao mà hai vi khách này lại toan nhầm lẫm thành một người khác [nhân vật “tôi”]. Có lẽ trong mắt người da trắng người da vàng nào cũng giống như nhau chăng và họ chẳng thể phân biệt nổi đâu là vua đâu là dân. Mặc dù thầm đoán đây là vị vua của xứ An Nam nhưng hai vị khách này chẳng kiêng dè gì mà dùng tiếng Anh để đưa ra những phán xét một cách tự nhiên mà không thèm nể mặt nhân vật chính, chắc mẩm họ khinh thường Khải Định chẳng hiểu nổi lấy một câu tiếng Anh. Qủa thực nếu là Khải Định có lẽ ông ta cũng chẳng biết mình đang bị đem ra bàn tán như một con khỉ trong sở thú, nhưng thật không may vị khách “tôi” lại biết rất rõ tiếng anh, anh ngồi và cứ thế nghe nhừng gì họ nhận xét về Khải Định, đồng thời anh cũng hiểu ra được rất nhiều điều. Trong cái nhìn “ngấu nghiến” của hai cặp mắt ma mãnh tò mò ấy, Khải Định hiện lên với một vẻ ngoài chẳng ra làm sao: Da vàng bủng như chanh, mũi tẹt, mắt xếch, đầu như đội cái đèn chụp, tay đeo đầy những nhẫn trông chẳng khác kiểu nhà giàu mới nổi đang cố khoe của, đã thế lại còn nhút nhát, lén la lén lút cứ như phường trộm cướp. Và thật sự nếu cứ như những gì cặp đôi này nhận xét thì Khải Định nào có ra dáng một ông vua đang vi hành, trông chỉ thấy hình ảnh một kẻ yếu đuối bạc nhược lại thích ăn chơi, phè phỡn chẳng ra làm sao. Từ những lời phán xét có vẻ xấu tính nhưng đầy khách quan của cặp đôi người Pháp, bản chất của một vị vua như Khải Định hiện lên thật chân thực đó là sự lố lăng, lòe loẹt, và hài hước, trên thực tế ông ta chỉ là thứ bù nhìn mua vui cho thực dân Pháp, là một con rối không có giá trị gì mấy, thân là vua nhưng chẳng có lấy một chút tôn nghiêm, thậm chí còn bị coi rẻ, nhưng dĩ nhiên Khải Định chẳng đủ tỉnh táo để nhận ra điều ấy. Thử hỏi làm sao vị vua này có thể quản lý cả một đất nước với cái khí chất yếu hèn này đây.

Từ cảnh “vi hành” đầy lố bịch của vua Khải Định, tác giả đã có sự so sánh rất hay về sự vi hành của một số vị vua nổi tiếng trong lịch sử nước ngoài. Đó là vua Thuấn của Trung Quốc cải trang làm dân cày đi dò la ý kiến của dân, vua Pi-e nước Nga đi làm thợ ở công trường nước Anh để hiểu thêm về cuộc sống của nhân dân mình. Thế nhưng ở Khải Định thì sao, ta thấy điều gì đây? Một ông vua lấy cái cớ “vi hành” để thỏa mãn thú vui chơi, đã vi hành thì buộc phải kín đáo và bình thường nhất có thể, nhưng không Khải Định đã hoàn toàn làm ngược lại, phô trương và hợm hĩnh. Đặc biệt cái sự “vi hành” của Khải Định chẳng đem lại một lợi ích cao cả nào cho nhân dân xứ An Nam mà cốt chỉ là để thỏa mãn cái lòng ham chơi của mình. Vậy thử hỏi Khải Định có xứng với vai trò của bậc cửu ngũ chí tôn hay không?

Thậm chí hài hước nhất là cảnh người dân nước Pháp đón tiếp Khải Định [thực ra là nhân vật “tôi” vốn bị nhận nhầm], ông ta chẳng nhận được một tí tôn trọng nào từ nơi mà ông ta xem là “mẫu quốc”, cái ông nhận được chỉ là những câu nói đầy xăm soi và sự chỉ trỏ “Hắn đấy”, “Xem hắn kìa”. Có thể tưởng tượng ra hàng ngàn cặp mắt đang nhìn Khải Định như nhìn một con khỉ hoặc một thằng hề đang làm trò trên đất Pháp. Và càng vui hơn [ theo lời nhân vật “tôi”], khi ngay cả chính phủ Pháp cũng chẳng thể nhận ra nổi đâu là khách “quý” của họ, nhân vật “tôi” lại tiếp tục được làm vua Khải Định thêm ít lâu nữa. Họ phái một đoàn tùy tùng đi phía sau phục vụ, mà theo lời nhân vật “tôi” thì chẳng khác nào bà mẹ hiền đang trông giữ đứa con thơ dại của mình. Nhưng chẳng phải thế đâu, thực tế thực dân Pháp đang coi Khải Định như một tên tù nhân giam lỏng mà thôi, cứ ngỡ mình vẻ vang oai hùng và được xem trọng lắm, nhưng thật ra hắn chỉ như một trò cười lố bịch, bị “mẫu quốc” xoay như chong chóng mà không hề ý thức được.

Bằng giọng văn châm biếm đầy sâu cay, nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh, Nguyễn Aí Quốc đã khơi gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ thú vị về vị vua bù nhìn Khải Định. Cách sáng tạo tình huống hư cấu đầy dễ thương và bất ngờ, cùng với lối ngôn ngữ tự nhiên đôi khi ngờ nghệch của nhân vật “tôi” đã đem đến cho tác phẩm những nét đặc sắc riêng. Tác phẩm là sự đả kích nặng nề đối với vua Khải Định, đồng thời cũng vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bè lũ thực dân Pháp và âm mưu xâm lược đầy bỉ ổi của chúng.

————– HẾT ————–

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bài mẫu phân tích bài Vi hành của Nguyễn Ái Quốc. Tiếp theo, để hiểu hơn về nội dung, nét đặc sắc nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, các em có thể tham khảo bài Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn ái Quốc thể hiện ở truyện ngắn Vi hành, hay cả những phần Soạn bài Vi hành, Nguyễn Ái Quốc để ứng dụng cho quá trình học văn, làm văn trên lớp của mình.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

6. Nội dung và giá trị nghệ thuật của Vi hành

a. Nội dung tác phẩm: - Vạch trần, phê phán, châm biếm bộ mặt bù nhìn xấu xa của Khải Định qua: hình dáng, phục sức kì qi, lòe loẹt.. Khải Địnhchỉ là một tên hề, một món giải trí rẻ tiền. - Phê phán bộ mặt xảo quyệt, thâm độc của thực dân Pháp: dối trá, bịp bợm, áp bức bốc lột dân ta bằng chích sách thuế khóanặng nề, chế độ ngu dân độc ác, chế độ phân biệt chủng tộc, chế độc mật thám ngay ở chính quốc. - Thể hiện lòng u nước thầm kín của tác giả.b. Giá trị nghệ thuật: - Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo: tình huống nhầm lẫn.- Nghệ thuật châm biếm sắc xảo, mỉa mai thâm thúy qua việc khắc họa chân dung Khải Định trong cách suy nghĩ của đơi thanh niên Pháp. Dùng hình thức viết thu độc đáo: thay đổi linh hoạt bút pháp, đổi giọng, chuyển cảnh nên đạt được hiệu quảchâm biếm, đả kích. - Kết hợp văn tự sự với đối thoại, trào phúng và trữ tình.Phân tích và bình luận những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốctrong truyện ngắn ViHành.A- Gợi ý chung Chúng ta đều biết: Vi hànhlà một truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại, tài châm biếm đặc sắc- nét đặc trưng của những truyện ký màNguyễn Ái Quốc sáng tác đầu những năm 20 ở Pháp.Tác phẩm có nhiều tầng nội dung, ý nghĩa, nhiều giá trị. Đề văn không yêu cầu khai thác nội dung ý nghĩa mà hướng về “nghệ thuật châm biếm đả kích đặc sắc”. Đó là nội dung cơ bản mà bài làm cần tập trung giải quyết. Vềphương pháp, người viết cần sử dụng thao tác “Phân tích và bình giảng…” Như vậy, bài làm có thể theo hướng sau: 1. Phân tích bình giảng một vài thủ pháp nghệ thuật châm biếm, đả kích đặc sắc trong tác phẩm bằng những dẫnchứng và lý lẽ cụ thể tiêu biểu. 2. Sau khi phân tích những nét nổi bật trong nghệ thuật châm biếm nêu khái quất đánh giá nêu tác dụng- nhấnmạnh tính chiến đấu, mục đích cách mạng của tác phẩm… Ngồi ra, có thể liên hệ, so sánh với nghệ thuật dựng hình ảnh trongkịch Con rồng tre; giọng kể, ngơn ngữ trongchuyện Lời than vãn của bà Trưng Trắc và nêu cảm nghĩ riêng của mình về phong cách nghệ thuật, tài văn chương và quan điểm sáng tác củaNguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh .B- Gợi ý cụ thể I. Đặt vấn đề- Nếu thời gian và mục đích sáng táctác phẩm: năm 1922, vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa. Nhân sự kiện này, Nguyễn ái Quốc đã viết một số tác phẩm văn xuôi- bằng tiếng Pháp- đăng trên các báo cơngkhai ở Pari, nhằm châm biếm, đả kích Khải Định. Trong đó tiêu biểu nhất là truyện ngắnVi Hành .- Vào vấn đề, nêu luận đề: Vi Hành- như chúng ta đều biết, là áng văn xuôi của Châu Âu hiện đại có những tầng nội dung, ý nghĩa, nhiều giá trị. Giá trị nổi bật nhất củaVi Hành phải chăng đã được biểu hiện rất rõ nét, vô cùng hấpdẫn, thú vị ở nghệ thuật châm biếm, đả kích đặc sắc. II. Giải quyết vấn đềNhững đặc sắc của nghệ thuật châm biếm, đả kích của truyện ngắnVi Hành :1. Phân tíchvà bình giảng ba thủ pháp nghệ thuật a Thủ pháp nghệ thuật thứ nhất: Tạo tình huống bất ngờ, thú vị. Sự nhầm lẫn người dân thường thành đức vua,hoàng đế vi hành. Cũng là nghệ thuật miêu tả gián tiếp, khách quan, có tác dụng châm biếm hóm hỉnh, đả kích sâuvi hành vĩ đại như vuaThuấn Trung Quốc, vua Pie nước Nga…Đối chiếu rồi đưa ra những lưòi chất vấn nghiêm khắc: “Phải chăng ngài muốn… Phải chăng ngài muốn… hay la ngài lại muốn…”Những câu hỏi không lời đáp vừa như lời luận tội,vừa lột trần chuyến đi mờ ám của Khải Định. - Vì là thư cho “cô em họ”nên tác giả dùng nhiều giọng văn, không bị trói buộc, rất tự nhiên, nhớ đâu kể đấy… nhưđùa như bịa mà là thật, rất thật. Tác dụng: Tạo giá trị hiện thực, đùa vui nhưng nghiêm túc, khiến “cơ em” nói riêng và người đọc nói chung đượccười thoải mái, khơng phải cười xồ mà cười ra nước mắt “cười ruồi”, cười giễu, “giễu chết tươI”- như nhận xét của giáo sư Phạm Huy Thông: vừa khinh ghét kẻ lố bịch vừa ngậm ngùi chua xót cho thân phận một dân tộc mất nước,bị sỉ nhục từ hoàng đế xuống mỗi người dân. c Thủ pháp nghệ thuật thứ ba: Dùng từ, viết câu đạt hiệu quả châm biếm, đả kích.- Dùng từ, viết câu tả thực sống động: “Họ ngấu nghiến trơng tơi… rình rập con thơ…bám lấy đế giày tơi…” có tác dụng gợi hình, đả kích, châm biếm mạnh.- Dùng từ, viết câu theo nghĩa ngựơc, theo lối chơi chữ của văn Pháp,hóm hình,đầy tínhkịch , đẫn chất chất trí tuệ:+ “Quần chúng cứ tự phát mà biểu lộ nhiệt tình…đón tiếp tơt đẹp…” Ngỡ như họ “chào mừng”, “kính trọng”- song kính trọng bằng cách chỉ trỏ và xưng hô “hắng đấy, xem hắng kìa”.+Câu văn cuối “Tơi khơng sao che giấu nổi sự tự hào đựoc là một người An Nam và sự kiêu hãnh có một vị hồng đế…” Niềm tự hào hay xấu hổ? Sự kiêu hãnh có một vị hoàng đế hay điều quốc xỉ đến ê chề, đau xót?2. Khái qt, bình luận a Những thủ pháp nghệ thuật trongVi hành : sự kết hợp hài hồ giữa phong cách văn xi Châu Âu hiện đạinhững nhầm lẫn kiểu hội hoá trang Carnavan, từ ngữ vui đùa kiểu “Đôn Kihotê”… với lối đùa vui hóm hỉnh mà thâm trầm á Đơng tiến sĩ giấy củaNguyễn Khuyến … Đó cũng là nét phong cách trong một số tác phẩm cùngchủ đề: Con rồng tre, Lời than vãn của bà Trưng Trắc…b Tác dụng của thủ pháp: Qua các câu chữ dù qua bản dịch, qua các chi tiết… ta thấy rõ ý nghĩa châm biếm, đả kích sâu sắc mà nhẹ nhàng, nghiêm tuac nhưng hóm hỉnh, giàu trí tuệ mà thấm thía tình cảm. Đây la thứ trí tuệ, tìnhcảm của một tâm hồn yêu nước, thấm nỗi đau dân tộc bị nô lệ. III. Kết thúc vấn đề- Cho ta thấy sống lại một thời kỳ lịch sử khi nhân dân bị nơ lệ, vua chúa là bù nhìn của thực dân Pháp.thấy càng thêm kình trọng Hồ Chí Minh.Có thể tham khảo cách viết thứ 2: A- Gợi ý chung:Bài văn phải nêu được sáng tạo nghệ thuật độc đáo và bút pháp mỉa mai, châm biếm bậc thầy của tác giả. Vi hànhđược viết vào năm 1923, sau sự kiện Khải Định sang Pháp một năm, sau các tác phẩm như Lời than vãn của bà Trưng Trắc và Con rồng tre, cùng viết về mộtchủ đề . Điều này đòi hỏi tác giả Nguyễn ái Quốc phải vượt lênchính mình, khơng lặp lại một cách nhàm chán, từ đó mà tạo thành một sáng tạo độc đáo. Nói tới bút pháp là nói tới cách viết, các biện pháp nghệ thuật, ở đây là biện pháp mỉa mai, châm biếm.B- Dàn bài sơ lược A Mở bài- Vị trí của nghệ thuật trào phúng trong sáng tác văn họccủa Nguyễn ái Quốc. -Vi hành - Một sáng tạo mới trong nghệ thuật tràophú ng của Nguyễn ái Quốc.B Thân bàiTình huống truyện mở ra hai hướng: + Chế giễu Khải Định mà vắng mặt Khải Định;+ Một chuyện nhận lầm để hố khơng thành có. - Đàm tiếu của kẻ nhận lầm:+ Đôi nam nữ người Pháp cà sự nhận lầm ngộ nghĩnh; + Khải Định trở thành một trò mua vui rẻ tiền;+ Những so sánh với các cuộc vi hànhcủa các vi nhân nhằm vạch mặt Khải Định. + Những nghi vấn giả định nhằm mỉa mai Khải Định với quan thầy;+ Tiếp tục biện pháp “quá mù ra mưa” để chế giễu sự mẫn cán của mật thám Pháp. - Kết luận về tình huống truyện độc đáo;- Bút pháp mỉa mai, châm biếm của tác giả: + Những ví von ngộ nghĩnh;+ Những nghi vấn giả định; + Tính chất chính luận sắc bén.C Kết bài Truyện ngắnVi hành là:- Một thành tựu xuất sắc của văn họccách mạng.Ra đời vào năm 1923, truyện ngắn Vi hànhđược xem là một sáng tác nghệ thuật độc đáo cảu Nguyễn ái Quốc với lối châm biếm mỉa mai sâu sắc và thâm thuý. Bằng cách vận dụng cách nói hóm hỉnh của người Pháp và cáchnói thâm trầm cảu người Việt, tác giả đã dựng nên hình ảnh tên vua bù nhìn Khải Định ngu dốt, hèn hạ và đốn mạt đến lố bịch.Nói đến “ Vi hành”, ta liên tưởng đến hành động của những bậc minh quân cải trang làm thường dân để đi tìm hiểu sự thật về dân tình. Thế nhưng nội dung của tác phẩmVi hành dưòng như phảm đề với tựa của nó. Khải Địnhkhơng phải là một vị minh quân, không phải cải trang để lo cho đời sống nhân dân mà “ vi hành” sang Pháp với những cuộc đI lén lút, ám muội nhằm thực hiện những mục đích riêng tư. Nhờ cách đặt tựa đề như thế, nó làm chotác phẩm tăng thêm phần hóm hỉnh, trí tuệ và đặc biệt, nó có tác dụng rất lớn trong việc đả kích khơng thương tiếc nhưũng hành vi hén hạ của tên vua Khải. Định khi du hành sang Pháp.Truyện ngắn đựơc viết với hình thức một bức thư gửi cho cô em họ. Thực ra, hình thức viết thư chẳng có gì mới mẻ, điều độc đáo ở đay là hình thức viết thư này đã được Nguyễn ái Quốc sử dụng một cách linh hoạt, thíchhợp nhằm đạt được những hiệu quả nghệ thuật cao nhất.Trước hết, văn viết thư thuộc phong cách hội thoại nên người viết có thể viết tự nhiên, thoải mái. Điều này giúp Nguyễn ái Quốc có thể chuyển đề tài raast linh hoạt từ cảnhga tàu điện ngầm ở Pari sang cảnh quê nhà; từ chuyện vua Thuấn ở bên Tàu sang chuyện vua Pie ở nước Nga; từ chỗ châm biếm Khải Định đến chỗ đả kích bọn thực dân và mật thám Pháp. Hơn nữa, sử dụng bút pháp viết thưgiúp tác giả không cần đi theo logic, có thể đả kích được cùng một lúc nhiều đối tượng bằng nhiều giọng điệu khác nhau. Vì thế, trong một khn khổ rất ngắn gọn, truyện ngắn có thể chứa đựng một nội dung rất lớn, đồng thời tạonên sức hấp dẫn đối với người đọc. Ngồi ra, đọc tác phẩm dưới hình thức một bức thư có thể gây cho người ta ảo tưởng rằng đây là một câu chuyện có thật. Nhưng những yếu tố hài hước và những sự nhầm lẫn kỳ lạ, có tínhkhuyếch đại lại làm cho người đọc nghĩ rằng đây là một câu chuyện bịa Chính nờ sự lẫn lộn bịa thật này đã gieo vào đầu người đọc những suy nghĩ, thắc mắc, giúp họ có thể hấp thu được nhiều nội dung mà Nguyễn ái Quốc muốntruyền đạt.Thế nhưng, nói đến những sáng tạo độc đáo của Nguyễn ái Quốc, trước tiên phải kể đến sự thành cơng của tác giả trong việc tạo những tình huống nhầm lẫn độc đáo, đặc biệt nhân việc vua Khải Định được thực dân Pháp mờisang dự cuộc đấu xảo ở Macxay, Nguyễn ái Quốc đã dựa vào một sự việc có thật hư cấu thêm, tạo cho truyện Vihành một sức hấp dẫn lạ kỳ. Đó là sự nhầm lẫn tác giả với Khải Định đi “vi hành ”. Việc tạo tình huống mày làm tácphẩm mang tính châm biêm sâu sắc đồng thời, tạo sức thuyết phục cao đối với người đọc. Hơn nữa, giá trị tố cáo của truyện vì thế mà mang tính khách quan hơn vì những lời thố mạ Khải Định là do sự ghi lại những nhận xét,đánh giá của dân chúng Pháp đối với vị vua bù nhìn này mà nhân vật tơI hồn tồn “vơ can”, khơng cố ý lố bịch hố “quốc vương” của mình.Trước hết là sự nhầm lẫn của đơi tình nhân Pháp tường tác giả là quốc vương An Nam. Nghĩ rằng quốc vương không biết tiếng Pháp, họ đã thoải mái bình phẩm về Khải Định. Cái hay của Nguyễn ái Quốc là không hề mô tảtrực tiếp nhân vật nhưng qua những cuộc nói chuyện chắp nối rời rạc, chân dung Khải Định lại hiện lên thật sinh động, rõ nét. Đó là một Khải Định với “cái mũi tẹt”, “đôi mắt xếch”, “cái mặt bủng như vỏ chanh”; thái độ thì “nhútnhát”, “lúng ta lúng túng”; cách ăn mặc thì khơi hài lạ lẫm “có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn, đeo lên người cả bộ lụa là, cả bộ hạt cườm”. Quả thật, trong con mắt của đơi tình nhânấy, vua Khải Định chỉ là trò lạ mắt, thứ đồ chơi: “Họ ngấu nghiến trông tôi với cặp mắt ma mãnh, tò mò nhưng lại ra bộ khơng nhìn tơi gì cả.” Và tệ hại hơn nữa, từ chỗ được xem như một thứ đồ cổ, Khải Định- Quốc vương AnNam- giờ đây lại được xem như một kẻ làm trò hề giải trí cho người Pháp giữa lúc mà kho giải trí ở đây “sắp cạn ráo như cái nhà băng Đông Dương”. Hắn được đạt ngang hàng với Saclo, vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên hay tụi làmtrò leo trèo nhào lộn của sư thành xứ Cônggô. Đặt Khải Định trước con mắt của những người thanh niên Pari đang háo hức xem trò giải trí mới lạ khiến cho bộ dạng tên vua bù nhìn đã lố bịch lại càng trở nên hài hước lố bịch hơn.Đặc biệt, chi tiết Khải Định mang đồ đạc nữ trang của mình đi cầm ở hiệu cầm đồ càng làm tăng thêm nét sắc sảo trong nghệ thuật châm biếm của tác giả. Vả lại, ta thấy rất hợp logic và hồn tồn khơng có gì q đáng khi nhữnglời nhận xét này phát ra từ miệng những người thanh niên Pháp, đang sống trong chế độ dân chủ, những người mà đối với họ, vua chúa chỉ là đồ cổ, khơng có giá trị. Lời bình ấy nếu đặt vào miệng người Việt Nam, sẽ trở thành lờithoá mạ hằn học, thiếu tự nhiên.Trong không gian rộng- Thủ đô Pari, nhân vật tôi lại trở thành đối tượng nhầm lẫn của nhân dân Pháp. Thái độ của họ đối với Khải Định là một sự khinh bỉ qua cách gọi “hắn đấy” hay “xem hắn kìa”.Điều lạ lùng ở dây là ngay cả đến chính phủ Pháp đích danh mời Khải Định sang làm thượng khách cũng không nhận ra đâu là Khải Định nên để tránh thất thố trong ngoại giao “đành đối đãi với tất cả những người AnNam vào hàng vua chúa”. Vì thế họ bèn phải mật thám “những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư, tận tụy- ân cần theo dõi” tác giả như “bà mẹ hiền rình đứa con thơ chập chững bước đi thứ nhất”. Dưới mắt của chính quyền thựcdân, Khải Định chỉ là một đứa trẻ cần được nâng đỡ và vì thế hồn tồn khơng xứng đáng để được họ đối đãi như một quốc vương An Nam thực sự. Hắn chỉ là một kẻ bù nhìn, là cơng cụ trong tay Pháp để giúp sức bọn thực dânbóc lột, đầy đợc nhân dân ta. Đáng chú ý là thơng qua lối viết biến hố kỳ thú này, tác giả khơng chỉ đả kích một tên vua bù nhìn Khải Định mà còn có thể xé toang bộ mặt thật của chế độ thực dân rêu rao là bình đẳng, bác ái, bảo vệnhân quyền nhưng thực chất lại là những kẻ xâm phạm nhân quyền. Ta có thể thấy những điều này qua cách chúng đối đãi với những người Việt Nam yêu nước ở Pháp: “Có thể nói là các vị bàm lấy đế giày tơi, dính chặt với tơi nhưhình với bóng. Và thực sự là các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tơi chỉ trong dăm baphú t”.Có thể nói Vi hànhbao gồm những thủ pháp nghệ thuật độc đáo với sự vận dụng cách nói ý nhị của người Pháp và cách nói hóm hỉnh, thâm trầm của người á Đông nhằm đưa người đọc vào cách hiểu logic ngược: “Nhữngtiếng “hắn đấy” hay “xem hắn kìa” là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng tôi thường gặp dọc đường”. “Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ chúng tôi”… “Cô thử nghĩ làm sao mà không xúc độngsâu xa được, khi được đối đãi như thế?” Lối tư duy ngược ở câu cuối cùng của tác giả lại càng độc đáo: “Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh cómột vị hồng đế”. “Cái nỗi niềm tự hào” mà tác giả đề cập đến ấy phải chăng là một nỗi nhục của người daan nước Việt lầm than, nô lệ nhìn thấy cảnh đức vua nước mình đựơc nhân dân và chính phủ Pháp “nâng niu, chăm sóc”? Từchuyện Khải Định, Nguyễn ái Quốc lại chuyển sang tố cáo chế độ thực dân khai hoá bằng lối liên hệ tạt ngang đầy sáng tạo “Đến nay tất cả những ai ở Đơng Dương có màu da trắng đếu là những bậc khai hố thì bây giờ đến lượt tấtcả nhưũng ai có màu da vàng đều trở thành hồng đế ở Pháp.” Ngôn ngữ của truyện thay đổi khi trìu mến đầy tình cảm, khi hài hước châm biếm, khi lại thóa mạ một cách cay độc, đả kích không thương tiếc nhưũng hành vi hèn mạtcủa tên vua bù nhìn bán nước. Khải Định thơng qua những lời bình luận của đơi thanh niên Pháp, trở thành mọt thằng hề trên sân khấu với giá rẻ mạt: “Em thì em thích Saclơ hơn. Với lại vua thì tốn lắm”, “hơm nay chúng mìnhcó mất tý tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Nghe nói ơng bầu nhà hát múa rối có ý định kí giao kèo thuê đấy”. Và quả thật, Khải Định là một con rối, khơng hơn khơng kém của chính ohủ thực dân thuộc địa. Nhưnghắn lại đi “vi hành ” sang cả Pháp, “Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dứoi quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rược và hút nhiều thuốcphiện bằng dân Nam, dưới quyền ngựu trị của ngài hay không?...”. Thật là một lối châm biếm độc đáo, tài tìnhKhơng có gì q đáng khi kết luận rằng “ Vi hành” là một thiên truyện ngắn có sức mạnh châm biếm, đả kích rất lớn với nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo, biến háo linh hoạt và đầy sáng tạo, là một tác phẩm nghệ thuật kếttinh xuất sắc mà qua đó thể hiện đầy đủ đặc điểm phong cách nghệ thuậtcủa Nguyễn ái Quốc, Truyện ngắn Vi hànhlà một mũi tên bắn c\\trúng hai kẻ thù: Tên bán nước và bọn cướp nước, một tên vua bù nhìn nhân cách thối nát và một chế độ “thực dân khai hoá” đầy nham hiểm, tàn bạo.Ý kiến bạn đọc

Video liên quan

Chủ Đề