Trả nợ xây nhà

Thay vì mất 6-12 tháng để tìm và mua nhà như nhiều người, chúng tôi chỉ việc xây nhà trên mảnh đất được bố mẹ cho sẵn nhưng mọi chuyện cũng không mấy suôn sẻ như tôi nghĩ.

Chị Vũ Thị Hương [Nam Định] chia sẻ sai lầm khi cố xây nhà tovới Batdongsan.com.vn:

Sau khi lấy nhau năm 2015, vợ chồng tôi ở cùng bố mẹ chồng trong một căn nhà 4 tầng. Từ trước đến giờ, ông bà vẫn cho thuê mặt bằng tầng 1 để có thêm đồng ra đồng vào hàng tháng. Nhà tôi ở Nam Định, vùng quê nhưng ngay mặt trục đường chính nên tiền cho thuê mỗi tháng cũng được 3 triệu.

Đúng là khi sống chung, những mâu thuẫn xảy ra ngày càng nhiều, nhất là từ khi tôi có con. Mâu thuẫn từ việc chăm con chăm cháu đến quan điểm, lối sống khác biệt giữa các thế hệ

Công ty thuê mặt bằng ở tầng 1 cũng quá phiền phức. Công ty đó tan làmmuộn, xe cộ của nhân viên, khách hàng nhiều khi để tràn lan, rất vướng víu để dắt xe đi lại. Hơn nữa, họ làm cả cuối tuần nên nhiều khi nhà tôi muốn một chút không gian yên tĩnh cũng khó.

Tôi từng bàn với chồng dọn ra ở riêng vì nhà anh trai chồng chỉ cáchmấy nhà nhưng chồng không muốn để hai ông bà ở một mình, nhỡ đâu đêm hôm đau ốmkhông ai biết. Thuyết phục mãi, chồng tôi mới đồng ý xây nhà mới. Trước khi lấy tôi, anh đã được bố mẹ cho một mảnh đất 120m2 cách nhà đang ở khoảng 5km. Anh từng thế chấp mảnh đất này để lấy vốn làm ăn riêng, mở quán nhậu nhưng việc kinh doanh quá phức tạp, dăm bữa nửa tháng lại có vụ gây gổ.

Vợ chồng chị Hương xây nhà ra ở riêng nhưng vì cố xây nhà to, vay mượn quá nhiều nên phải còng lưng trả nợ. Ảnh minh họa

Khi hai vợ chồng quyết định xây nhà, bố mẹ chồng ngăn cản và nói rằng xây nhà làm gì cho lãng phí, sau này ông bà mất thì nhà này cũng để cho vợ chồng tôi. Nhưng vì đã quá chán cảnh ở chung, chúng tôi nhất quyết ra ở riêng. Ông bà khuyên nếu xây thì xây nhà nhỏ thôi, phần đất còn lại làm dãy trọ để cho thuê vì cũng có nhiều khu công nghiệp cách nhà không quá xa. Nhưng vì thích nhà to rộng ở cho thoải mái, sau này con cái còn ở và cũng thấy việc cho thuê không mấy khả quan nên chúng tôi chọn làm một ngôi nhà vườn 80m2. Ông bà nói không hỗ trợ, tùy chúng tôi. Lúc ấy, trong tay hai vợ chồng chỉ có 350 triệu.

Năm 2018, theo tính toán ban đầu, chi phí xây nhà 2 tầng hiện đại, đơn giản chỗ tôi khoảng 500 triệu. Chúng tôi vay đằng ngoại và bạn bè 150 triệu nữa, rồi nghĩ hai vợ chồng chăm chỉ làm việc, tiết kiệm trả nợ. Nhưng khi làm thực tế, vì toàn chọn đồ nội thất đắt tiền, làm thêm tum nên chi phí đội lên tổng cộng hết hơn 800 triệu đồng. Vay mượn nhiều mối và vì là người quen thân nên chúng tôi không thể chốt cứng được thời gian trả nợ. Nhiều người đột ngột đòi một khoản lớn nên hai vợ chồng buộc phải tính đến hướng vay ngân hàng. Thu nhập cao đã đành, đây hai vợ chồng tăng ca tăng kíp,lương mỗi tháng cộng vào cao nhấtmới được 17 triệu đồng, trừ chi phí hàng tháng, lễ tết nội ngoại 2 bên không còn bao nhiêu.

Khi ở chung, chúng tôithèm khát có không gian riêng thật rộng rãi để trang trí nhà theo ý mình, trồng hoa, chăm cây nhưng đến khi có nhà to rồi, bị đống nợ đè lên người, tôi mới thấy mình đã phí phạm vì làm nhiều phòng cũng chỉ để không.

Thời gian dọn dẹp, chăm sóc, trang trí nhà cửa không có nhiều vì chúng tôi tăng ca về nhà đã quá mệt mỏi, chỉ muốn được ngủ. Khoảng sân riêng mà tôi dự định trồng hoa giờ chỉ để cỏ mọc.

Ngẫm lại, gần 36 tuổi, hai vợ chồng vẫn cặm cụi làm ca kíp, có nhà to mà vẫn nợ đầm đìa, vay chỗ nọ trả nợ chỗ kia. Vợ chồng tôi tính bán nhà để mua nhà nhỏ hơn, lấy một khoản tiềnlàm ăn riêng, dù hơi muộn nhưng còn hơn cứ mãi luẩn quẩn, nhặt nhạnh từng tháng.

Không phải chật vật đi tìm nhà, mua đấtnhư nhiều người khác, nhưng riêng việc xây nhà nếu không tính kỹ vềtài chính cũng đã lãnh đủ như vợ chồngtôi. Cái ham, cái phấn khích được có tổ ấm riêng nhiều khi quá lớn để khiến mình coi nhẹ những rắc rối có thể gặp về sau. Tính xa quá lại thành lãng phí, chắc gì sau này con cái đã ở với mình. Tư duy nhiều người Việt, đặc biệt là ở cácvùng quê vẫn rất thích xây nhà to, càng to càng hãnh diện với hàng xóm. Chẳng ai biết được đằng sau cái nhà to đó là một cuộc sống vui vẻ hay suốt ngày lo lắng trả nợ như gia đình tôi.

  • Mù mờ pháp lý, cặp vợ chồng ngã đau vì ôm mộng làm giàu từ đất
  • Ký hợp đồng đặt cọc mua nhà cần phải nằm lòng 4 nguyên tắc này

Theo ThanhnienViet

thaithien 16/11/2020

Video liên quan

Chủ Đề