Nhà quảng cáo trên Fanpage là gì

  • Digital Marketing

Quyền quản lý và các bước phân quyền quản lý trên Fanpage

Chia sẻ Facebook
Tweet

Để một fanpage hoạt động hiệu quả, đặc biệt là các fanpage lớn, bạn không thể quản lý một mình mà phải chia sẻ quyền quản lý cho nhiều người khác. Dưới đây là các bước cụ thể giúp bạn thực hiện phân quyền quản lý trên Fanpage.

Có bao nhiêu quyền quản lý trên fanpage và ý nghĩa của chúng ?

Một fanpage thường có ít nhất một admin, đó là người đã tạo trang. Tuy nhiên, ngoài chức vụ này, Fanpage còn có nhiều vị trí quản lý khác với những tính năng và quyền lợi riêng.Facebook không hề giới hạn số lượng người đảm nhận một vai trò trên Fanpage, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn của Admin.

Quản trị viên

Đây là quyền quản lý cao nhất trên Fanpage. Mỗi page có thể có 1 hoặc nhiều quản trị viên, mỗi quản trị viên được phép quản lý tất cả mọi khía cạnh của trang bao gồm:

  • Quản lý vai trò và cài đặt của Trang
  • Chỉnh sửa Trang và thêm ứng dụng
  • Tạo và xóa bài viết, bình luận với tư cách Trang
  • Gửi tin nhắn hoặc trả lời bình luận với tư cách Trang
  • Xóa hoặc cấm thành viên truy cập trang
  • Tạo quảng cáo trên Trang
  • Xem thông tin chi tiết và xem người đã đăng với tư cách Trang

Biên tập viên

Đây là cấp bậc quyền quản lý thứ hai trên Fanpage. Biên tập viên có các quyền lợi tương tự như quản trị viên, ngoại trừ việc thay đổi và quản lý cài đặt của Trang [ như tên trang, địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa.]

Kiểm duyệt viên

Kiểm duyệt viên là những người có quyền kiểm soát bài viết, bình luận, hoạt động của thành viên trên trang và tạo quảng cáo. Tuy nhiên, kiểm duyệt viên không được quyền chỉnh sửa trang và đăng xóa bài viết với tư cách của Trang. Các Fanpage lớn thường có nhiều kiểm duyệt viên nhằm mục đích duy trì sự tương tác và kiểm soát Fanpage hiệu quả hơn.

Nhà quảng cáo

Nhà quảng cáo là những người chuyên chạy quảng cáo cho Trang. Một Fanpage có thể có một nhà quảng cáo riêng hoặc thuê Agency để chạy quảng cáo cho mình. Nhà quảng cáo có quyền:

  • Tạo quảng cáo, khuyến mãi hoặc bài viết đã quảng cáo
  • Xem thông tin chi tiết và người đã đăng bài trên page.

Nhà phân tích

Nhà phân tích là cấp thấp nhất trên Fanpage. Những người này thường hoạt động như một người cố vấn. Họ sẽ theo dõi các bài viết đã đăng và thông tin chi tiết của Trang. Từ đó, đưa ra những lời khuyên hoặc giải pháp để Fanpage hoạt động tốt hơn.

Trình quản lý việc làm

Đây là một quyền quản lý riêng biệt trên Trang. Ở vị trí này, bạn có thể xem thông tin chi tiết, người đã đăng bài và quản lý các bài đăng về việc làm cũng như quảng cáo cho trang.

Quy trình phân quyền quản lý trên Fanpage

Để thay đổi hoặc phân quyền quản lý trên Fanpage, bạn chỉ cần:

  • Đăng nhập vào Fanpage [ lưu ý bạn phải là quản trị viên của Trang].
  • Nhấp vào mục cài đặt ở menu trên cùng của Fanpage.

  • Chọn mục Vai trò trên Trang ở cột menu bên trái.
  • Nhập tên hoặc email của thành viên vào cột và chọn người từ danh sách hiển thị.

  • Nhấp vào mục Biên tập viênbên dưới và tiếp tục chọn vị trí mà bạn muốn phân quyền cho thành viên.

  • Nhấp vào Thêm và điền mật khẩu để xác nhận danh tính.

Lưu ý, trong trường hợp người bạn muốn phân quyền quản lý trên Fanpage chưa kết bạn với bạn, bạn sẽ phải đợi người đó chấp nhận lời mời thì mới có thể bắt đầu tiếp nhận vai trò trên Fanpage. Lời mời quản lý trang sẽ hiện trên thông báo của trang Facebook cá nhân, người đó chỉ cần nhấp vào Chấp nhận hoặc chọn Xác nhận trong email được gửi tới.

Tương tự, nếu như bạn muốn xóa hoặc thay đổi quyền quản lý trên Fanpage của một ai đó, bạn chỉ cần vào lại mục Vai trò của Trang và chọn Chỉnh sửa bên cạnh tên người bạn muốn xóa. Tiếp theo, chọn Xóahoặc vai trò trên Trang trong danh sách thả xuống và nhấp vàoXác nhận hoặc Lưu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn phải đợi khoảng 7 ngày sau khi phân quyền quản lý trên Fanpage để xóa hoặc thay đổi vai trò của thành viên.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách phân quyền quản lý trên Fanpage. Thật đơn giản đúng không nào ? Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết sau để có thêm nhiều thông tin và hướng dẫn hữu ích nhé.

Lê Minh Hoàng

  • TAGS
  • phân quyền quản lý
  • phân quyền quản lý trên Fanpage
  • quyền quản lý trên Fanpage
  • vai trò trên fanpage
Chia sẻ
Facebook
Twitter
  • tweet
Bài trướcHướng dẫn thiết lập tài khoản quảng cáo Facebook cho người mới bắt đầu
Bài tiếp theoBảo vệ: Quản lý web npgroup.vn
digipublic

Video liên quan

Chủ Đề