Tĩnh hải quân tiết độ sứ là ai

HỌ KHÚC VÀ  DƯƠNG DIÊN NGHỆ

[905-938]

      Năm 905 Khúc Thừa Dụ, nguyên là hào trưởng Chu Diên, chính thức làm tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Ông rất mềm dẻo đối với nhà Đường phương bắc để đưa nước nhà đến độc lập. Nhưng rất tiếc, chỉ được hai năm thì ông bị bịnh qua đời. Năm 907 Khúc Thừa Hạo lên thay. Nối tiếp kế sách mềm mỏng của cha, nhưng trong thời của Khúc Thừa Hạo, 907 đến 917, thì tình hình có nhiều biến chuyển bất lợi.

      Khi Chu Ôn tiếm ngôi nhà Đường vào năm 907 lập ra nhà Hậu Lương, ông ta muốn đặt nền đô hộ Tĩnh Hải quân trở lại như trước. Chu Ôn phong cho tiết độ sứ Thanh Hải quân [Quảng Tây, Quảng Đông, Nam Hải] là Lưu Ẩn kiêm chức tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Tuy nhiên trước sự khôn khéo và vững mạnh của Khúc Thừa Hạo thì Lưu Ẩn vẫn không có động tịnh gì. Trong khi ấy thì nhà Hậu Lương đóng đô ở Biện Châu bị nhiều quân phiệt cát cứ chống đối. Từ thời gian 907 nầy đến hơn 50 năm sau, các cát cứ lần hồi trở thành 10 nước nhỏ bao quanh Hậu Lương hoặc các “đại” khác, mà sử Tàu gọi là thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc. Thanh Hải quân cũng thế, nó trở thành một nước mới. Đó là Nam Hán.

      Năm 911 tiết độ sứ Thanh Hải quân Lưu Ẩn chết và người em Lưu Nghiễm lên thay. Nghiễm dần dần mở rộng lãnh thổ về miền đông, và tức vị hoàng đế vào mùa xuân năm 917. Ông đóng đô ở Phiên Ngung và không thần phục nhà Hậu Lương nữa. Năm 917 Lưu Nghiễm đặt tên nước là Đại Việt, đến năm 918 mới đổi qua Đại Hán. Tuy nhiên, Đại Hán thường được gọi là Nam Hán để phân biệt với nước Bắc Hán của Lưu Mân [nước nhỏ phía bắc nầy cũng là một trong thập quốc]. Khi tự xưng là vua Nam Hán, Lưu Nghiễm nghiễm nhiên coi Tĩnh Hải quân là một phần của Nam Hán. Lý do là Tĩnh Hải quân đã nằm trong Thanh Hải quân từ năm 907 như người anh Lưu Ẩn đã từng “kiêm nhiệm”.

      Cùng trong năm 917 Khúc Thừa Hạo qua đời, người con là Khúc Thừa Mỹ lên thay làm tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Khúc Thừa Mỹ có đường lối cứng rắn hơn cha và ông nội. Ông không thần phục nước Nam Hán lân bang. Ông gọi triều đại của Lưu Nghiễm là triều đại “ngụy đình”. Năm 919 ông cho sứ về Biện Châu để xác nhận tước vị từ Chu Hữu Trinh, vua của nhà Hậu Lương đương thời. Việc nầy đã làm tình hình giữa Tĩnh Hải quân và Nam Hán căng thẳng. Hai bên cùng củng cố quân đội.

      Mùa thu năm 930 Lưu Nghiễm mang quân tấn công thành Đại La. Quân đội Tĩnh Hải quân chống cự không nổi, nhưng Khúc Thừa Mỹ nhất định không hàng. Cuộc chiến kịch liệt tiếp tục kéo dài. Kết quả thành Đại La, phủ Tống Bình, và cả tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ đều rơi vào tay Lưu Nghiễm. Vị vua Nam Hán nầy cho bình định vùng mới chiếm, và cử Lý Tiến làm tiết độ sứ trấn thủ thành Đại La. Riêng Khúc Thừa Mỹ bị dẫn về Nam Hán làm tù binh, không rõ số phận của ông như thế nào ở tại vùng đất địch.

      Lúc bấy giờ Dương Diên Nghệ là một lão tướng hưu trí ở Tư Phố, Ái Châu [Cửu Chân]. Ông không có quân mang về kinh thành cứu giá làm ông rất đau lòng. Ông vốn là bộ tướng 3 đời của họ Khúc từ thời Khúc Thừa Dụ. Ông nhanh chóng kêu gọi các hào trưởng và quân lính toàn quốc chống lại Nam Hán. Trong số những người hưởng ứng có Kiều Công Tiễn, một vị hào trưởng trẻ ở tận Phong Châu bên kia sông Hồng. Ông nầy còn được biết đến như là người con nuôi của Dương Diên Nghệ. Tháng giêng năm 931 phương nam đã có một lực lượng hùng mạnh, tháng ba cuộc bắc tiến bắt đầu. Nhờ cánh quân tây bắc của Kiều Công Tiễn, quân đội Dương Diên Nghệ mau chóng đánh tan quân phòng thủ Đại La. Lý Tiến, tiết độ sứ đương nhiệm, phải dẫn tàn quân chạy về Phiên Ngung cầu viện. Tháng 4 năm 931, Lưu Nghiễm cử Trần Bảo mang quân phục thù. Quân Trần Bảo chưa vào đến thành Đại La đã bị đánh tan tác, và Trần Bảo chết trong trận này.

      Lão tướng Dương Diên Nghệ được quân lính và dân chúng thành Đại La tôn lên tiết độ sứ. Ông nhanh chóng củng cố Tĩnh Hải quân. Lúc nầy ở Biện Lương, đại thứ nhất Hậu Lương đã bị tiêu diệt bởi đại thứ hai là Hậu Đường. Vua đầu tiên của Hậu Đường là Lý Tồn Úc dời đô về Lạc Dương. Chính quyền Dương Diên Nghệ ở Đại La thông hiếu với Lạc Dương, và lạnh nhạt với Phiên Ngung của chính quyền Nam Hán. Ngay trong mùa hè 931 nầy, tiết độ sứ Dương Diên Nghệ bắt đầu kiến tạo một đất nước thái bình và hùng mạnh.

      Các nơi trọng yếu đều có tướng tài trấn nhậm. Đinh Công Trứ từ Trường Châu [Ninh Bình] chuyển đến Hoan Châu [Nghệ An] giữ quyền thứ sử. Con trai Dương Tam Kha và con rể Ngô Quyền phát triển bản bộ họ Dương ở Ái Châu [Thanh Hóa]. Kiều Công Tiễn ở Đại La làm giám quân cho tiết độ sứ Dương Diên Nghệ. Trên đà phát triển thuận lợi như vậy, nhưng đến năm thứ 6 họ Dương gặp đại họa. Đó là năm 937, Kiều Công Tiễn làm phản. Vị con nuôi nầy đã giết Dương Diên Nghệ và tự xưng tiết độ sứ. Ngô Quyền và Dương Tam Kha hay tin lập tức kéo quân ra Bắc. Kiều Công Tiễn lo sợ nên cho người đi cầu viện Nam Hán. Quân Nam Hán chưa tới thì họ Kiều đã bị Dương Tam Kha giết chết.

Khúc Thừa Dụ mở đường tiết sứ Đôi mùa thu Khúc Hạo lên thay Bấy giờ non nước reo tự chủ

Vận hội đi lên vận hội này

Khúc Thừa Dụ 曲 承 裕 đã tự giành quyền cai quản Giao Châu và đóng tại thành Đại La trong 3 năm 905–907, là người đặt nền móng cho sự độc lập của dân tộc Việt, sau được tôn Khúc Tiên Chủ. Con ngài là nhà cải cách Khúc Hạo 曲 顥 kế vị đến năm 917, được tôn Khúc Trung Chủ. Cháu ngài là Khúc Thừa Mỹ 曲 承 美 kế vị đến năm 930 [Khúc Hậu Chủ].

Khúc Thừa Dụ

Vùng đồng bằng sông Hồng và lân cận vào đầu thế kỷ VII bị quân nhà Đường chiếm đóng, gọi là Tĩnh Hải quân. Năm Kỷ Mão [679] vua Đường Cao Tông chia Tĩnh Hải quân làm 12 châu, 59 huyện và đặt An Nam đô hộ phủ để cai trị. Hơn 200 năm sau, Trung Quốc có loạn to, thân binh quý tộc và giặc cướp nổi lên khắp nơi. Vua Đường chỉ còn cầm quyền trên danh nghĩa, tại các địa phương thế lực ai mạnh thì người ấy xưng đế, xưng vương.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư và Việt sử thông giám cương mục, Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng ở Hồng Châu, thuộc địa phận Bàng Giang, Ninh Giang [ngày nay được cho là làng Cúc Bồ, xã Kiến Quốc ven sông Luộc, thuộc huyện Ninh Giang, Hải Dương]. Ngài xuất thân từ một gia tộc giàu mạnh và được dân chúng địa phương kính nể. Năm Bính Dần [906], nhân khi Giao Châu gặp loạn, Khúc Thừa Dụ đứng ra dẹp yên rồi tự nắm quyền cai trị tại thành Đại La. Vua Chiêu Tuyên nhà Đường đang ở thế yếu không ngăn được, đành thuận cho ngài làm Tĩnh Hải Tiết độ sứ.

Tượng Khúc Thừa Dụ

Năm 907, nhà Đường hoàn toàn tan rã. Sau đó, liên tiếp các nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau nắm chính quyền nhưng đều không lâu. Giai đoạn này kéo dài tổng cộng 52 năm, lịch sử Trung Quốc gọi là thời Ngũ Quí hay Ngũ Đại.

Khi vua Đường mất ngôi, vua Hậu Lương là Chu Ôn lên thay, phong Lưu Ẩn làm Nam Bình Vương, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải quân, mưu mô chuẩn bị chiếm lại Giao Châu. Khúc Thừa Dụ đóng quân ở La Thành, bên trong vỗ về dân chúng, bên ngoài khéo léo ngoại giao. Ngài dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình phương Bắc phải công nhận chính quyền của mình. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm tước "Đồng bình chương sự" cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ.

Ngài tự phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức người chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ Tĩnh Hải. Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Sử sách đời sau đánh giá ngài là người đặt nền móng cho sự độc lập bền lâu của dân tộc Việt sau hơn nghìn năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Trong Việt giám thông khảo tổng luận, tác giả Lê Tung gọi Khúc Thừa Dụ là Khúc Tiên Chủ 曲 先 主.

Cửa đền Khúc Thừa Dụ nhìn từ nghi môn

Khúc Hạo

Dưới thời thuộc Đường có 4 cấp hành chính là Châu, Huyện, Hương, Xã nhưng ở Giao Châu mới chỉ đặt ra các chức quan quản lý đến cấp Hương. Kế nghiệp Khúc Thừa Dụ năm 907 là Khúc Hạo 曲 顥. Nhằm giảm tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, ngài đã tiến hành cải cách, xây dựng một chính quyền thống nhất từ trung ương đến xã gồm 5 cấp. Năm Đinh Sửu [917] ngài mất, về sau được suy tôn Khúc Trung Chủ, dù chưa từng xưng đế hay vương.

Theo sách An Nam chí lược, Khúc Hạo người Giao Chỉ, cuối đời Đường tự đảm nhiệm chức Tiết độ sứ thay cho Độc Cô Tổn. Ngài đổi các hương ở các huyện làm giáp, đặt mỗi giáp một quản giáp và một phó tri giáp để giữ việc đánh thuế; giữ chức Tiết độ sứ được bốn [?] năm thì mất.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 907, sau khi nhà Đường mất, nhà Hậu Lương lên thay, cho Quảng Châu Tiết độ sứ là Lưu Ẩn kiêm chức Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, tước Nam Bình vương. Khi ấy Ẩn chiếm giữ Phiên Ngung, người Giao Châu là Khúc Hạo chiếm giữ châu trị, tự xưng là Tiết độ sứ, có ý mưu đồ lẫn nhau. Khúc Hạo có chính sách ngoại giao "khuyến hiếu", giữ được trung lập với cả hai nhà nhà Hậu Lương và Nam Hán ở Trung Quốc thời đó.

Đền Khúc Thừa Dụ nhìn từ ao

Trong Việt giám thông khảo tổng luận Lê Tung chép rằng Khúc Hạo có phong thái của ông nội [?], trù hoạch quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các nước Bắc triều, là bậc chúa hiền của nước Việt, đã định ra hộ tịch và các chức quản giáp, chế độ mới lập chưa lâu, nửa chừng ngài mất. Theo sách An Nam chí nguyên, Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây do Cao Biền đặt thì toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.

Theo Việt Nam sử lược, Khúc Hạo đã lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan lại, sửa đổi việc thuế khoá và sưu dịch. Khi đó nhờ các sĩ dân Trung nguyên di cư tránh loạn xuống phía Nam nên Quảng Châu mạnh lên. Tháng 9 năm 917, em Lưu Ẩn là Lưu Nghiễm [lên thay từ năm 911] tự xưng đế, lập ra nước Đại Việt tại Quảng Châu, sau đổi tên là nước Nam Hán. Khúc Hạo cho Khúc Thừa Mỹ đi sứ sang Quảng Châu kết hiếu nhưng thực ra cốt để thăm dò tình hình.

Khúc Thừa Mỹ

Nhờ sách lược ngoại giao mềm dẻo của Khúc Hạo mà Nam Hán không gây hấn với Tĩnh Hải quân. Cháu của Khúc Thừa Dụ là Khúc Thừa Mỹ 曲 承 美 đi sứ đến cuối năm 917 khi trở về thì Khúc Hạo mất. Khúc Thừa Mỹ kế vị nhưng thay đổi chính sách cho nên đánh mất dần sự ủng hộ của dân, bên ngoài lại nhận chức Tiết độ sứ từ nhà Hậu Lương chứ không thừa nhận nhà Nam Hán. Vua Nam Hán bèn sai Lý Khắc Chính cầm quân sang đánh.

Trong đền Khúc Thừa Dụ

Khúc Thừa Mỹ bị bắt đưa về Phiên Ngung, kết cục ra sao không rõ, đời sau suy tôn là Khúc Hậu Chủ. Các sách Tư trị Thông giám và Tân Ngũ Đại sử ghi rằng vua Nam Hán cử Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu vào năm 930. Hai cuốn sử cổ này của Trung Quốc đều ra đời trước Đại Việt Sử ký Toàn thư và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của Việt Nam nên được các nhà sử học hiện đại coi là nguồn thông tin đáng tin cậy hơn.

Thờ phụng

Tháng 1 năm 1998, Bộ Văn hoá - Thông tin đã xếp hạng đình Cúc Bồ và đền thờ Khúc Thừa Dụ là Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia. Địa điểm ở tại thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 85km về hướng 4h. Sang đầu thế kỷ XXI, khu di tích này đã được đại trùng tu, cả hai đều quay hướng nam nhìn ra con đê sông Luộc [xem bản đồ và minh hoạ].

Cổng đền gồm 4 trụ biểu, bên ngoài có bãi đỗ xe ở dưới chân đê, bên trong là chiếc cầu đá bắc qua hào nước và nối vào một tam quan kiểu 2 tầng 4 mái. Lối đi sau tam quan rẽ làm đôi, có 2 hàng tượng linh thú đối diện qua ao rồi đến 2 bức tường đá với những phù điêu. Khách đi tiếp qua trung môn ở giữa và leo các bậc lên sân đền, hai bên sân là cặp giếng “mắt rồng” và dãy tả hữu vu. Ngôi đền ở trên nền cao, bao gồm tiền tế, thiêu hương, thượng điện kết nối với nhau thành hình “chữ Công”. Đình Cúc Bồ xây theo hình “chữ Đinh”, phía trước có một sân rộng giáp với bên tả thượng điện của đền.

©NCCông 2019, Khúc Family administrations

Video liên quan

Chủ Đề