Tại sao nguyễn ái quốc chọn phương tây

Quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành đã thể hiện bản lĩnh của một bậc “Đại nhân, đại trí, đại dũng”. Bản lĩnh ấy được bộc lộ qua những tố chất đặc biệt gắn liền với hành trình cứu nước và lãnh đạo cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và mãi mãi là niềm tự hào, là nguồn cảm hứng vô tận cho các thế hệ người Việt Nam.

Nói đến bản lĩnh Hồ Chí Minh là nói đến bản lĩnh văn hóa, bản lĩnh chính trị của người anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa kiệt xuất. Bản lĩnh ấy được bộc lộ qua những tố chất đặc biệt: Sự nhạy cảm với cái mới, tầm nhìn vượt trội, tư duy độc lập tự chủ, ý chí kiên cường, dũng cảm đấu tranh cho chân lý, nghị lực vượt khó... Tất cả đã được bộc lộ qua một quyết định dũng cảm phi thường là sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Bạn đang xem: Vì sao nguyễn ái quốc quyết định sang phương tây tìm đường cứu nước

Tàu Latouche-Tréville- con tàu đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh Tư liệu.

Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên khi dân tộc Việt Nam đã đắm chìm trong nỗi đau nô lệ, các phong trào kháng Pháp đều bị dìm trong biển máu. Sự bế tắc về con đường cứu nước và giai cấp lãnh đạo đã đẩy đất nước vào “tình hình đen tối tưởng chừng như không có đường ra”. Việc không chỉ Việt Nam mà hầu hết các dân tộc Á - Phi đều bị mất nước đã làm nảy sinh các câu hỏi: Vì sao phương Đông từng là “cái nôi văn hóa” của loài người mà nay lại bị phương Tây đô hộ? Vì sao Pháp đã giương cao ngọn cờ “Tự do, bình đẳng, bác ái” nhưng lại đi cướp tự do và chà đạp lên quyền bình đẳng của các dân tộc khác? Vì sao giai cấp phong kiến Việt Nam từng đánh bại bao cuộc xâm lăng từ phương Bắc nhưng giờ đây lại bất lực trước sức mạnh của phương Tây? Vì sao giai cấp tư sản Việt Nam không đủ sức lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc?...

Không thể trả lời những câu hỏi đó nếu chỉ ngồi ở Việt Nam, nếu thiếu một tầm nhìn thời đại. Với bản lĩnh độc lập, tự chủ, Nguyễn Tất Thành không bị lệ thuộc vào ý kiến của người khác mà muốn tự kiểm chứng thực tế. Tuy nhiên, hướng đích của Người không phải là Trung Quốc như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thượng Hiền, cũng không phải là Nhật Bản như Phan Bội Châu mà là phương Tây, trước hết là Pháp. Người lý giải: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái... Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn náu đằng sau những chữ ấy”và “sau khi xem xét họ làm như thế nào”, Người sẽ trở về giúp đỡ đồng bào.

Xem thêm: Tổng Thầu Epc Là Gì - Hợp Đồng Tổng Thầu Epc

 

Bến Nhà Rồng - nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành - Văn Ba bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Ảnh Tư liệu.

Lý do của việc lựa chọn một hướng đi mới xuất phát từ một suy nghĩ đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc: Muốn thắng được kẻ thù thì phải hiểu kẻ thù ở nơi sào huyệt của nó và phải thắng nó bằng sức mạnh của tri thức, sức mạnh của thời đại chứ không đơn thuần bằng lòng yêu nước và chí căm thù giặc. Chính sự nhạy cảm với cái mới đã thúc giục Nguyễn Tất Thành tìm đến nơi có trình độ phát triển cao hơn để học hỏi. Không chỉ là một nước tư bản phát triển, Pháp còn là một nước đế quốc có diện tích thuộc địa rộng gấp 19 lần diện tích của nước Pháp. Ở nước Pháp, Nguyễn Tất Thành vừa có thể tìm hiểu bản chất của chế độ tư bản, sức mạnh của văn hóa phương Tây, vừa biết rõ các dân tộc trong khối thuộc địa của Pháp có đời sống ra sao, họ đã chống chủ nghĩa thực dân như thế nào, để từ đó, tìm ra câu trả lời về con đường cứu nước.

 

Bản lĩnh của Nguyễn Tất Thành còn thể hiện cả trong cách đi: Một chàng trai xứ Nghệ 21 tuổi, với vốn tiếng Pháp tối thiểu và sự hiểu biết xã hội chưa nhiều, không có người thân quen đồng hành, không có nguồn tài trợ đã quả quyết lên tàu sang phương Tây bằng con đường lao động. Người đã chọn nghề thủy thủ [mà thực tế là người lao động trên con tàu của Pháp] để được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa để mở rộng tầm mắt. Bằng trực cảm và sự thận trọng mang dấu ấn của một thiên tài, Người đã hành động theo nguyên tắc mà như V.I.Lênin đã chỉ dẫn: “Chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm của một thời đại, chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước nọ”. Sự thấu hiểu tình hình thế giới đã giúp người thanh niên Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước thuận chiều lịch sử.

“Khi ta còn là hạt bụi, Người đã lên tàu ra đi”. Con đường đi đến thành công của bất cứ ai cũng đều không dễ dàng; hành trình cứu nước càng là vấn đề trọng đại. Để trở thành người thay đổi vận mệnh dân tộc và góp phần làm nên lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã thể hiện ý chí “dời non, lấp bể” và trí tuệ xuất chúng. Những thử thách mà không ngôn từ nào diễn tả hết chỉ càng tôi luyện bản lĩnh phi thường của Người. Hồ Chí Minh trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống bởi Người đã trải qua những hành trình huyền thoại mà 30 năm hoạt động quốc tế [1911-1941] là một minh chứng sinh động nhất. Sự kiện Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước mãi mãi là “mốc son” trong lịch sử dân tộc và đem đến cho các thế hệ người Việt Nam niềm xúc động và nguồn cảm hứng lớn lao.

Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước, vì:

- Sinh ra và lớn lên trong cảnh mất nước, được tiếp thu truyền thống yêu nước bất khuất từ gia đình, quê hương nên Nguyễn Tất Thành đã sớm có một lòng nồng nàn yêu nước, thương dân.

- Phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại cho thấy tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước tìm một con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc, trong đó có Nguyễn Tất Thành.

- Không tán thành quan điểm cứu nước của các bậc tiền bối đi trước. Người đã từng nhận xét rằng: con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”, còn Phan Châu Trinh chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”.

=> Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu các nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình và đích đến của Người là nước Pháp - kẻ thù của dân tộc mình và nơi có khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".

Home Hỏi Đáp tại sao nguyễn ái quốc quyết định sang phương tây tìm đường cứu nước

Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?


Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: fb.com/groups/hoctap2k4/

Hỏi bài tập, thầy cô kinhdientamquoc.vn trả lời miễn phí!

Thi online trên app kinhdientamquoc.vn. Tải ngay!


Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước mới vì:

1. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại

Khủng hoảng đường lối lãnh đạo CM

2. Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn

3. Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"

4. Nguyễn Tất Thành có lòng yêu nước và ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc.

Bạn đang xem: Tại sao nguyễn ái quốc quyết định sang phương tây tìm đường cứu nước


Bài giảng học thử


Video không hỗ trỡ trên thiết bị của bạn!


Bài 7 Axit nitric và muối nitrat Phần 3 - Hóa 11 - Cô Nguyễn Thanh Thủy Gv. Nguyễn Thanh Thủy - 167.8 N lượt xem 23:26

Video không hỗ trỡ trên thiết bị của bạn!


Lesson 3.2. Speaking and Listening [Part 1] - Tiếng Anh lớp 11 - Thầy Vũ Việt Tiến Gv. Vũ Việt Tiến - 140.2 N lượt xem 27:38

Video không hỗ trỡ trên thiết bị của bạn!


Bài 1. Tuyệt chiêu Vectơ trong không gian Phần 3 - Toán 11 - Thầy Nguyễn Quý Huy Gv. Nguyễn Quý Huy - 1.9 Tr lượt xem 19:42

Video không hỗ trỡ trên thiết bị của bạn!


Bài 1: Dòng điện trong kim loại - ÔN LUYỆN vật lý 11 - Thầy Trần Trung Hải Gv. Trần Trung Hải - 42.6 N lượt xem 19:11

Video không hỗ trỡ trên thiết bị của bạn!


Phần 1: Ngữ âm - Tiếng Anh 11 - Thầy Phạm Bá Đạt Gv. Thầy Phạm Bá Đạt - 56.7 N lượt xem 1:39

Bình luận hoặc Báo cáo về câu hỏi!




Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?


Câu 2:


Trong thời gian đầu chiến tranh, Việt Nam Quang Phục hội đã hoạt động với những hình thức nào?


Câu 3:


Tại sao nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?


Câu 4:


Việc vua Duy tân tham gia cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 ở Huế có ý nghĩa như thế nào?


Câu 5:


Các cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa gì?


Bình luận

Bình luận Hỏi bài

Hỗ trợ đăng ký khóa học tại kinhdientamquoc.vn

Liên kết Thông tin kinhdientamquoc.vn Tải ứng dụng Với Google Với Facebook

Hoặc

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập


kinhdientamquoc.vn

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Xem thêm: 40+ ❤️❤️❤️ Những Câu Nói Hay Trong Ngôn Tình Hiện Đại Nghe Nhức Nhối


Đăng nhập

Với Google Với Facebook

Hoặc

Đăng nhập Quên mật khẩu?

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký


kinhdientamquoc.vn

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.


Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ email bạn đăng ký để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký


kinhdientamquoc.vn

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Bạn vui lòng để lại thông tin để được TƯ VẤN THÊM Chọn lớp Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1

Gửi

gmail.com kinhdientamquoc.vn

Video liên quan

Chủ Đề