Tìm kiếm việc làm là quá trình như thế nào

Dạo gần đây có khá nhiều bạn hỏi mình là làm sao để viết CV, làm sao để kiếm được việc làm hay làm sao để có thể trả lời phỏng vấn … Đây là đề tài muôn thủa của sinh viên từ năm nhất đến năm cuối và kể cả sinh viên đã ra trường.

Vậy bài đầu tiên mình viết sẽ trả lời câu hỏi của các bạn là “Làm thế nào để tìm được thông tin tuyển dụng hiệu quả?”. Nghe câu hỏi này thì tưởng chừng là vô cùng đơn giản và dễ trả lời. Tất nhiên trong đầu bạn đang bật ra ngay câu trả lời là “Google đi”. Đúng! Google là 1 trong nhiều phương án để sử dụng trong việc tìm kiếm thông tin việc làm nhưng với điều kiện là bạn phải biết cách sử dụng nó. Dưới đây là 1 số cách mình chia sẻ để giúp các bạn tìm được việc làm phù hợp bằng kinh nghiệm bản thân sau hơn 3 năm tìm việc đủ các loại hình như parttime, fulltime, flexibletime, freelancer …

  1. Sử dụng internet
    Ngày xưa hồi còn nhỏ chắc các bạn vẫn nhớ 1 số kênh truyền hình địa phương và thi thoảng cả truyền hình TW cũng đăng các tin tuyển dụng tìm kiếm ứng viên. Hay như phát tin tuyển dụng qua radio, dán tờ rơi, đăng tin lên báo … Hiện nay thì một số kênh tuyển dụng như vậy vẫn còn nhưng đã ít dần đi và có những kênh đã biến mất hoàn toàn. Đó là lẽ dĩ nhiên vì chúng ta đang sống trong “Thế giới Phẳng” nhờ công nghệ thông tin và cụ thể là internet. Bạn thử lên google và gõ từ khóa tìm kiếm là “Tin tuyển dụng” xem, sẽ có khoảng 118.000.000 kết quả [chỉ trong vòng 0,45 giây].
    Vậy thì chẳng có lý do nào chúng ta không dùng internet làm công cụ tìm kiếm việc làm cả.
  • Nhắc đến mạng thì đầu tiên chúng ta nghĩ đến google.
    • Ưu điểm:
      • Kênh này phù hợp với đa số các lĩnh vực, loại hình việc làm.
      • Dễ tìm kiếm, nguồn thông tin lớn.
    • Nhược điểm:
      • Khó điểm định được chất lượng thông tin.
      • Chỉ ra kết quả chung chung và sẽ dẫn ta tới 1 số website tuyển dụng như: careerbuilder, vietnamworks, vieclam.24h, careerlink, mywork, timvieclam …
  • Kênh tiếp theo mà khó có thể bỏ qua là Facebook [các Fanpage và Group chuyên đăng tin tuyển dụng], rất phổ biến với các bạn sinh viên hiện nay
    • Ưu điểm:
      • Nguồn thông tin lớn, cập nhật liên tục.
      • Có thể theo dõi 1 số đánh giá về nhà tuyển dụng của những người khác.
    • Nhược điểm:
      • Thông tin tuyển dụng tạp nham.
      • Nếu không biết cách sàng lọc thì có rất nhiều thông tin ảo, lừa đảo …
  • Tìm trực tiếp thông tin qua các website tuyển dụng của các công ty, tổ chức uy tín: vn, vietnamworks.com, timviecnhanh.com, careerbuilder.vn, internship.edu.vn, mywork.vn.
    • Ưu điểm:
      • Dễ tìm kiếm và chọn lọc thông tin qua các mục, các lĩnh vực đã được phân loại.
    • Nhược điểm:
      • Vẫn có thông tin tuyển dụng ảo, lừa đảo nhưng ít hơn
  • Tìm trực tiếp trên các website công ty mà bạn mong muốn được làm việc tại đó hoặc các website uy tín và nổi tiếng của 1 số lĩnh vực.Theo dõi [follow] một số nhân sự cấp cao [CEO, founder, giám đốc nhân sự …] của 1 số công ty, doanh nghiệp trẻ, nhỏ và vừa thì khi có nhu cầu tìm kiếm nhân tài họ cũng đăng tải lên Facebook, Linkedin cá nhân của họ.
    • Ưu điểm:
      • Thông tin có độ tin cậy cao, chính xác.
    • Nhược điểm:
      • Thông tin ít khi được cập nhật, ít khi tìm được thông tin tuyển dụng. Một số công ty không có mục tuyển dụng hoặc nếu có nhưng không cập nhật thông tin tuyển dụng mặc dù có nhu cầu và đăng tải trên 1 số website  tuyển dụng.

Tham gia các buổi hội thảo, offline liên quan đến chủ đề tuyển dụng, lĩnh vực bạn quan tâm hay các event tuyển dụng do các CLB hay chính các công ty trực tiếp tổ chức.Hoặc theo dõi, tham gia các cộng đồng cả offline và online về lĩnh vực mà bản thân muốn theo đuổi và tìm kiếm công việc trong lĩnh vực đó. Ví dụ các group trên Facebook, Linkedin về một lĩnh vực hay chủ đề mà hoạt động, tương tác tốt thì luôn luôn có những thông tin tuyển dụng được chia sẻ vào trong đó để tìm kiếm ứng viên phù hợp. Điều này đặc biệt phù hợp các các công việc liên quan đến online, facebook, social, SEO SEM, adwords, website, design, copywriting …

Qua đó ngoài việc trau dồi kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân nếu bạn giỏi ngoại giao, giao tiếp thì còn có những mối quan hệ rất tốt để có thể nhận được những  thông tin tuyển dụng phù hợp với bản thân khi muốn tìm việc.

Mình là người ứng tuyển nhiều lần và cũng không ít lần đứng trên vị trí nhà tuyển dụng. Có một điều mà mình nhận thấy là đa số các doanh nghiệp, công ty đều có 1 hoặc 1 vài kênh tuyển dụng [email, form đăng ký trên website …] và họ luôn luôn sẵn sàng nhận CV của bạn bất cứ lúc nào kể cả khi chưa có nhu cầu. Vì khi cần họ sẽ mở ra xem lại và biết đâu bạn là người phù hợp và được gọi đến tham gia vòng tiếp theo. Vậy nên hãy cứ ứng tuyển cho dù thông tin tuyển dụng đó hết hạn hoặc không có thông tin tuyển dụng nhưng có địa chỉ email để liên lạc, gửi CV. Khi đó bạn sẽ cần viết một email trình bày nguyện vọng và tha thiết làm việc tại công ty đó và khả năng phù hợp của bản thân như thế nào.

  1. Kiểm tra lại thông tin tuyển dụng

Trên kia là một số phương pháp giúp bạn có thể tìm được thông tin tuyển dụng mong muốn nhưng quan trọng không kém là phải xác thực độ uy tín, tin cậy của tin tuyển dụng đó. Điều tối thiểu của bất cứ tin tuyển dụng nào cũng đều phải để lại tên công ty hoặc địa chỉ website. Thông qua đó bạn có thể lên google tìm hoặc vào trực tiếp website đó để tìm thêm thông tin về nhà tuyển dụng. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu khả nghi nào của 1 tổ chức lừa đảo thì bạn nên dừng lại luôn, đừng gửi CV hoặc bất cứ thông tin gì cho họ.

Có rất nhiều thông tin tuyển dụng ở nhiều ngành nghề và vị trí khác nhau. Đừng làm mất thời gian tìm kiếm và đọc những yêu cầu tuyển dụng khi không thuộc phạm trù lĩnh vực của bạn. Hãy đọc chọn lọc và thấy nó phù hợp với chuyên môn của bạn thì nên tìm hiểu kỹ hơn và điều này cũng giúp tăng khả năng CV của bạn được chọn hơn.

Trên kia là một số chia sẻ của mình giúp bạn tìm kiếm thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hiệu quả, phù hợp do có những bạn sinh viên hoặc ngay bạn bè của mình ra trường nhưng chưa biết bắt đầu thế nào. Đấy chính là bước đầu tiên giúp bạn có được một công việc tốt, phù hợp với bản thân sau này. Phần sau mình sẽ chia sẻ cách các bạn viết 1 CV và gửi email như thế nào cho hiệu quả nhé.

[St]

Bí quyết tìm việc thành công

Tìm được cho mình một công việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều hết sức tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được cơ hội như thế. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết các bạn trẻ phải khá vất vả, chật vật mới có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp và có mức lương tốt. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn trong quá trình tìm việc, hãy tham khảo những kỹ năng tìm kiếm việc làm nhanh chóng mà đội ngũ Phương Nam 24h chúng tôi chia sẻ trong bài này.


 

Kỹ năng tìm kiếm việc làm là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản kỹ năng tìm việc làm là tập hợp những khả năng của bạn để vận dụng vào việc tìm kiếm công việc. Mỗi năm ở nước ta ước tính có khoảng một triệu người thất nghiệp, trong số đó có đến hơn 300.000 sinh viên mới ra trường. Chính vì thế, việc mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết đối với quá trình tìm việc là điều rất quan trọng.
 


 

Kỹ năng giúp tìm kiếm việc làm dễ dàng, nhanh chóng

1. Kỹ năng tìm việc

Để lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân, trước tiên bạn cần phải biết cách làm thế nào để tìm kiếm được việc làm. Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn có thể tìm được thông tin tuyển dụng. Chẳng hạn như: tìm trên website việc làm, hội nhóm, mạng xã hội hoặc xem thông tin tuyển dụng trực tiếp trên trang web của công ty. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bạn cần phải lựa chọn nguồn đáng tin cậy vì hiện nay cũng tồn tại không ít thông tin tuyển dụng lừa đảo, làm mất thời gian và tiền bạc của bạn.

2. Kỹ năng viết đơn xin việc và CV

Đơn xin việc và CV là hai “bảo bối” đầu tiên của bạn tiếp cận được với nhà tuyển dụng. Tờ đơn xin việc và CV phải thật sự nổi bật mới có thể tạo được ấn tượng đặc biệt với nhà tuyển dụng trong số hàng trăm ứng viên. Bên cạnh những yếu tố như: bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm,…bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được sự nhiệt tình và hứng thú của bạn đối với công việc. Trong đơn xin việc, hãy cho họ biết vì sao bạn mong muốn được làm việc ở công ty và tại sao bạn hoàn toàn phù hợp với công việc này. Hãy chú ý đến cách trình bày và phong cách viết, phải làm sao cho nhà tuyển dụng cảm thấy thật sự hứng thú và muốn gặp bạn. Ngoài ra, chăm chút cho CV thật đẹp với một tấm ảnh lung linh cũng là điều mà bạn nên thực hiện.
 


 

3. Kỹ năng phỏng vấn

Khi đã đến với vòng phỏng vấn có nghĩa là bạn đang cầm lấy được chiếc chìa khóa việc làm trong tay mình. Điều còn lại là bạn sẽ làm như thế nào với chiếc chìa khóa ấy để có thể mở được cánh cửa phía trước. Đó chính là kỹ năng khi đi phỏng vấn. Trước tiên, bạn cần phải tạo được một hình ảnh thật đẹp và chuyên nghiệp bằng việc chăm chút cho ngoại hình. Kế tiếp là trang bị thêm cho mình những điều vô cùng cần thiết dưới đây:

- Thông tin về công ty: Hãy cố gắng tìm kiếm thật nhiều thông tin về công ty mà bạn chuẩn bị đi phỏng vấn. Chẳng hạn như: lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, mục tiêu và cơ cấu hoạt động của công ty,….Đây là những thông tin cơ bản mà mỗi ứng viên đều bắt buộc phải biết.

- Kiến thức chuyên môn: Bên cạnh bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng công việc,…muốn nhà tuyển dụng thấy được bạn sẽ có thể làm tốt công việc thì bản thân bạn phải trang bị thêm cho mình những kiến thức chuyên môn cần có.

- Thể hiện nổi bật thông tin cá nhân: Hầu hết nhà tuyển dụng đều cho rằng những ứng viên có thêm nhiều khả năng khác ngoài yêu cầu về công việc sẽ có thể làm tốt hơn so với các ứng viên còn lại. Thế nên, bạn hãy cố gắng làm nổi bật những khả năng đặc biệt và ưu điểm của mình mà những người khác không có được.

- Sự nhiệt tình: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có thể làm được gì cho công ty và điểm nổi bật gì ở công ty đã giúp bạn cảm thấy hào hứng, thích thú với công việc này.

- Thể hiện sự chủ động: Trong suốt quá trình phỏng vấn, đừng nên chỉ biết trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng mà thỉnh thoảng hãy chủ động đặt ra câu hỏi ngược lại. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi như thế nào để tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng là điều không hề dễ dàng. Bạn nên sử dụng những câu hỏi gián tiếp cho thấy khả năng chuyên môn của mình, chẳng hạn như:  “Tôi đã từng sử dụng một phần mềm rất phù hợp với công việc này, không biết công ty đã thử qua phương thức đó chưa?”.

- Các lưu ý khác: Bên cạnh những điều nêu trên, bạn cũng cần phải lưu ý đến ánh mắt, ngôn ngữ hình thể, cách sử dụng từ ngữ trong suốt quá tình phỏng vấn.
 


 

Hi vọng rằng sau khi tham khảo những chia sẻ trên đây của đội ngũ biên tập viên chúng tôi, các bạn đã biết được thêm những kỹ năng tìm việc làm hay và hữu ích. Từ đó, biết cách áp dụng để quá trình tìm kiếm việc làm của mình trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm: Các kỹ năng giúp bạn làm việc chuyên nghiệp

Biên soạn: Thùy Linh

Video liên quan

Chủ Đề