Tì hổ là gì

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau: 1] Đại ý của bài thơ là gì? 2] Câu thơ thứ nhất gợi cho em liên tưởng tới hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì? 3] "Ba quân" được nói tới trong câu thơ thứ 2 là để chỉ đối tượng nào? Câu thơ này có sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó. 4] Giải nghĩa các từ Hán-Việt trong bản phiên âm: hoành sóc tì hổ, tu thính.

5] Hãy phân tích bài thơ theo hướng phân tích từ góc nhìn thể loại.

Reactions: haiyen10602 and tienlong142

1] Đại ý của bài thơ là gì? Đại ý của bài thơ: Khí phách và khát vọng chiến công của người anh hùng khi tổ quốc bị xâm lăng, đồng thời thấy được hào khí của thời đại - hào khí Đông A.

2] Câu thơ thứ nhất gợi cho em liên tưởng tới hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?

Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần. Hình ảnh ấy là sản phẩm của thời đại và là sức mạnh của dân tộc.

3] "Ba quân" được nói tới trong câu thơ thứ 2 là để chỉ đối tượng nào? Câu thơ này có sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

Ba quân: tiền quân, trung quân và hậu quân => Quân đội nhà Trần. Sử dụng biện pháp so sánh "Tam quân tì hổ" => Cụ thể háo sức mạnh đồng thời khái quát hóa tinh thần của đội quân mang hào khí Đông A => Tự hào, khí thế sôi sục.

4] Giải nghĩa các từ Hán-Việt trong bản phiên âm: hoành sóc tì hổ, tu thính.

- Hoành sóc: cầm ngang ngọn giáo - Tì hổ: như hổ báo

- Tu thính: thẹn [cái này ko chắc lắm nhá]

Reactions: phamthingocduyen0mg, Lê Mạnh Cường and Anh Đăng

Mình nghĩ chỗ này là "biểu tượng" của thời đại thì nghe hợp lí hơn nhỉ?

Nếu như diễn đạt rộng hơn thì: thời đại ấy đã sản sinh ra cả một thế hệ với tinh thần quyết chiến quyết thắng. Bạn có thể liên hệ Trần Quốc Tuấn [Ta thường tới bữa quên ăn, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa...], hay Trần Bình Trọng [Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc], hay Trần Thủ Độ [Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo]... hay chữ "Sát Thát' khắc trên tay trong hội nghị Diên Hồng... Dụng ý của mình khi sử dụng từ "sản phẩm" là như vậy đó bạn: thời đại sản sinh ra con người => con người là sản phẩm

Tuy nhiên, bạn dùng từ "biểu tượng" cũng được nhé!

Reactions: phamthingocduyen0mg, dotnatbet, Anh Đăng and 1 other person

I. Tiểu dẫn

- Phạm Ngũ Lão [1255 – 1320], người làng Phù Đổng, huyện Đường Hào [nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên].

- Ông là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên. Tuy là võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ và được ngợi ca là người văn võ song toàn.

- Sáng tác của Phạm Ngũ Lão hiện chỉ còn hai bài thơ Tỏ lòng [Thuật Hoài] và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

II. Văn bản [SGK]

Bài thơ miêu tả khí phách và hoài bão của vị tướng đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Là vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lý tưởng và tinh thần chiến đấu qua hình ảnh kỳ vĩ, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm.

1. Điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán [qua phần dịch nghĩa] với câu thơ dịch?

- Câu thơ đầu trong nguyên tác là "hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu" [Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu], dịch thơ là "Múa giáo non sông đã mấy thu".

- Nội dung bản dịch nghĩa [gần với nguyên tác] thể hiện tư thế, khí phách của người tráng sĩ anh hùng: Không gian rộng lớn [giang sơn], thời gian dài lâu [kháp kỉ thu], tư thế người tráng sĩ hiên ngang, có tầm vóc của một vị anh hùng.

- Trong câu thơ dịch, tuy sát nghĩa nhưng chưa thể hiện được hết vẻ đẹp của người tráng sĩ với tư thế hiên ngang, khí thế anh hùng, sẵn sàng chiến đấu lập công.

2. Cảm nhận về sức mạnh của quân đội nhà Trần qua câu thơ "Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”?

- Câu thơ "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” [Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu] cho thấy sức mạnh của đội quân nhà Trần. "Khí thôn ngưu" còn được dịch là "nuốt sao Ngưu", ý nói khí thế rất mạnh, có thể át cả sao Ngưu, sao Đẩu.

- Đây là đội quân hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu lập công, hào khí thời nhà Trần, giai đoạn chiến đấu chống quân Nguyên - Mông còn được gọi là "Hào khí Đông A". Câu thơ trên phản ánh hào khí của thời đại ấy.

3. Có thể hiểu ”nợ công danh'' mà tác giả nói tới theo nghĩa nào?

- Theo Nho giáo, kẻ làm trai sinh ra trên đời phải lập được công danh.

- Lí tưởng công danh ở đây mang nội dung của chủ nghĩa yêu nước: Lập công vì nước, đồng nghĩa với trả nợ công danh.

- Đáp án đúng là ý thứ ba [cả hai nghĩa trên] thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo... và chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước....

4. Phân tích chữ "thẹn" trong câu thơ cuối.

- Chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân, với nước, hai chữ "vương nợ' khắc sâu trong lòng nhà thơ, đã là trang nam nhi phải xác định công danh là món nợ lớn với đời phải trả. Ông cho rằng mình chưa trả được món nợ ấy, chưa lập được công danh nên ông dùng chữ "thẹn”.

- "Thẹn" là biểu hiện cao nhất về ý thức tự giác của người nam tử, thể hiện lí tưởng, hoài bão lớn trong lòng kẻ làm trai nhưng còn chưa thành.

- Tác giả nhắc đến Vũ Hầu [Gia Cát Lượng] là người đã lập công danh để tiếng thơm ngàn thu. Kẻ sĩ nào cũng phải coi ông là tấm gương. Cho nên "thẹn" với Vũ Hầu nghĩa là thẹn chuyện trả được nợ công danh.

5. Hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?

- Hình ảnh nam nhi đời Trần mang vẻ đẹp của những tâm hồn lí tưởng. Người đọc thấy được sức mạnh phi thường và vẻ đẹp cao cả của ngọn giáo tung hoàng vì non sông đất nước, thấy hùng khí của ba quân dũng mãnh sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tâm hồn vị tướng đang nóng lòng lập công danh đền nợ nước, thỏa chí tang bồng.

- Tuổi trẻ hôm nay cần được giáo dục lí tưởng, hoài bão đẹp đẽ như thanh niên thời Trần, vẻ đẹp của một tâm hồn có hoài bão lớn trong bài thơ Tỏ lòng rất có ý nghĩa trong việc giáo dục lí tưởng cho thanh niên ngày nay. 

Video liên quan

Chủ Đề