Chỉ số ldl cho là gì

Khi xét nghiệm mỡ máu, bạn sẽ gặp các chỉ số như Cholesterol toàn phần, LDL Cholesterol, HDL Cholesterol và Triglyceride. Trong đó, LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi. Và LDL cholesterol cũng được coi là mục tiêu điều trị chính trong gần như mọi “chiến lược” điều trị rối loạn mỡ máu. Vậy chỉ số LDL cholesterol là gì? Khi chỉ số LDL cholesterol cao hay thấp quá mức thì bạn sẽ gặp những nguy cơ nào?

LDL Cholesterol là gì ?

Cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bào, đóng vai trò là chất chống oxy hóa não và được cơ thể sử dụng để tạo ra các hormone estrogen [hormone sinh dục nữ], progesterone [hormone kích thích và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể ] và testosterone [hormone sinh dục nam]. Cholesterol còn tham gia vào quá trình tổng hợp acid mật.

Cholesterol có hai nguồn gốc: từ thức ăn hoặc được tổng hợp bởi những tế bào, chủ yếu là tế bào gan.

Khoảng một nửa cholesterol được bài xuất trong phân sau khi được chuyển thành acid mật, phần còn lại được đào thải dưới dạng sterol trung tính: coprostanol – cholesterol.

Cholesterol không thể tan được trong máu nên được đưa tới các tế bào dưới dạng kết hợp với lipoprotein. Lipoprotein được phân tách thành 4 loại theo tỷ trọng, bắt đầu từ thành phần di chuyển xa nhất đến thành phần di chuyển chậm nhất là: HDL – Cholesterol, LDL – Cholesterol, VLDL – Cholesterol, Chylomicron.

LDL vận chuyển cholesterol đến mọi tế bào trong cơ thể

LDL là lipoprotein mật độ thấp [low density lipoprotein cholesterol], có khoảng 25% là protein và 75% lipid. LDL có vai trò vận chuyển cholesterol tới mô và tương tác với receptor – LDL trên màng tế bào, sau đó được vận chuyển vào trong tế bào. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng nó chuyên chở vào khoảng 70 % tổng lượng cholesterol trong huyết tương.

Sự điều hòa này theo cơ chế kiểm soát ngược, tránh cho tế bào không bị quá tải cholesterol và giữ được hàm lượng cholesterol trong tế bào hằng định.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó gây ra sự đột biến gen mã hóa receptor – LDL, hậu quả làm giảm lượng receptor dẫn đến tăng thời gian tồn lưu LDL trong huyết tương và dẫn đến tăng LDL trong máu.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng LDL còn là lipoprotein chính gây xơ vữa động mạch. Cholesterol trong LDL còn được gọi là cholesterol xấu.

Thông thường, ngoài sự thoái hóa cholesterol chủ yếu theo con đường receptor đặc hiệu, một phần nhỏ LDL còn được thoái hóa theo con đường kém đặc hiệu hơn, có sự tham gia của đại thực bào.

Khi nồng độ cholesterol trong máu tăng cao thì sự thoái hóa theo con đường này cũng tăng dần, dẫn tới sự ứ đọng cholesterol ở đại thực bào thành động mạch [gây ra các mảng xơ vữa], đại thực bào ở gân và da gây u vàng.

Gần đây phát hiện thấy nguồn gốc cholesterol ứ đọng ở đại thực bào trong các mảng xơ vữa là các LDL đã bị oxy hóa. Các đại thực bào thâu tóm LDL sẽ biến đổi thành các tế bào bọt. Tế bào bọt này cũng có thể hình thành do sự thâu tóm các cục máu đông. Sự hình thành các tế bào bọt được coi là một trong những chặng đầu tiên hình thành bản xơ vữa động mạch.

Chỉ số LDL Cholesterol trong máu nghĩa là gì?

Xét nghiệm máu có thể cho bạn biết chính xác chỉ số LDL Cholesterol, HDL Cholesterol và Cholesterol toàn phần trong máu là bao nhiêu. Kết quả xét nghiệm cũng thể hiện mức triglyceride, là dạng mỡ dự trữ chính ở các tổ chức mỡ dưới da. Mức triglyceride cao có thể khiến bạn dễ gặp vấn đề về tim.

Các chuyên gia khuyên bạn nên xét nghiệm mỡ máu cứ sau 4 đến 6 năm. Bạn có thể sẽ cần xét nghiệm thường xuyên hơn nếu bạn bị bệnh tim hoặc tiểu đường, hoặc gia đình bạn có bệnh cholesterol cao do di truyền.

Ý nghĩa chỉ số LDL Cholesterol trong máu 

★ Mức bình thường: 400 mg/dL] thì công thức này không hợp lệ. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định định lượng bằng máy.

Ví dụ: Bạn có kết quả xét nghiệm mỡ máu như sau:

  • Cholesterol: 7.6 mmol/L
  • Triglycerid: 9  mmol/L
  • HDL-C: 1.2  mmol/L

Áp dụng công thức tính LDL-C ở trên, ta có: LDL-C = 7.6 – 1.2 – 9/5 = 4.6 mmol/L. Đối chiếu theo bảng trên, ta thấy mức LDL-C của bạn đang ở ngưỡng gần bình thường. Chỉ số này bạn có thể chưa cần quá lo lắng vì nồng độ LDL vẫn chưa quá cao nhưng cần hết sức lưu ý nếu không chỉ cần một chút sai sót có thể khiến chỉ số tăng vọt lên mức nguy hiểm hơn.

Nguy cơ từ chỉ số LDL Cholesterol cao

Trong các loại cholesterol thì loại cholesterol trong LDL được đánh giá là loại sinh ra xơ vữa động mạch nhiều nhất. Chủ yếu là do LDL nhỏ đậm đặc và do LDL bị oxy hóa tạo thành các tác nhân bất lợi hoặc do giảm receptor LDL dẫn đến tăng LDL trong máu. Nguy cơ gây xơ vữa động mạch được xác định khi nồng độ LDL – Cholesterol từ 100 mg/dl trở lên.

Nồng độ LDL cholesterol cao có thể khiến bạn dễ gặp các nguy cơ như:

  • Bệnh động mạch vành
  • Bệnh động mạch ngoại vi
  • Bệnh tim, bao gồm đau ngực và đau tim
  • Đột quỵ

Nếu bạn đang có chỉ số LDL Cholesterol cao, bác sĩ sẽ dựa trên đánh giá nguy cơ tim mạch toàn bộ để đưa ra chiến lược hạ thấp nó theo một tỷ lệ nhất định. Đánh giá nguy cơ tim mạch toàn bộ này dựa trên thang điểm SCORE, ước lượng nguy cơ trong vòng 10 năm sẽ bị một biến cố xơ vữa mạch máu có thể gây chết người đầu tiên, hoặc là cơn bệnh tim, bị đột quỵ hoặc là một bệnh động mạch tắc nghẽn khác, bao gồm cả chết đột ngột do tim.

Bảng điểm SCORE low risk: nguy cơ tử vong 10 năm do bệnh tim mạch

LDL – C được coi là mục tiêu điều trị chính trong gần như mọi chiến lược điều trị rối loạn mỡ máu, cholesterol cao.

✔ Ở những bệnh nhân có nguy cơ rất cao bị bệnh tim mạch thì mức LDL – Cholesterol mục tiêu là < 1,8 mmol/L [

Chủ Đề