Thuốc kháng sinh được sản xuất từ nấm nào

Đáp án: B

Penicillin là một trong một nhóm kháng sinh thu được từ nấm Penicillium [một loại nấm mốc mọc trên bánh mì]

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó?

Chủ Nhật ngày 12/07/2020

  • Cách phối hợp 2 kháng sinh hiệu quả, an toàn
  • Báo động tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam
  • Phân biệt thuốc kháng sinh và kháng viêm giống - khác nhau thế nào?

Loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó? Đây là vấn đề không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về loại thuốc kháng sinh này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Kháng sinh hay còn gọi là trụ sinh, là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Vậy loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó?

Vậy loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó? Theo một số nguồn tài liệu cho biết, loại kháng sinh đầu tiên được ứng dụng sớm nhất tên là penicillin được nhà vi khuẩn học Fleming phát hiện vào những năm 40 của thế kỉ XX.

Loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó

Alexander Fleming là một nhà sinh học người Scotland, ông rất đam mê nghiên cứu và kỹ lưỡng trong việc xem xét lại các phần thí nghiệm của mình. Năm 1928, trong khi kiểm tra các đĩa nuôi cấy chứa vi khuẩn, ông phát hiện ra một hiện tượng khác thường là nấm mốc ở trên chiếc đĩa đã tiêu diệt mẻ vi khuẩn mà ông nuôi cấy tại đó. Ông đã kết luận rằng, loại nấm này đã tạo 1 chất giết chết các vi khuẩn. Loại nấm mọc giống như dạng các bụi cây này sau được đặt tên khoa học là penicillium notatum, còn chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn được đặt là penicillin, điều này sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó.

Ban đầu, penicillin được dùng để chữa các vết thương trên bề mặt, tuy nhiên nó cũng chỉ mang lại một thành công nhất định vì trong penicillin thô có chứa rất ít các hoạt chất. Fleming cũng đã cố gắng tách penicillin nguyên chất nhưng không thành công. Khoảng 12 năm sau phát hiện của Fleming, các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu, tinh chế, cô đọng và thử nghiệm penicillin thành công trên cơ thể con người. Thời điểm ra đời của kháng sinh cũng rất tiện cho việc điều trị nhiễm trùng cho các chiến binh trong Thế Chiến II khi đó.

Penicillin được dùng để chữa các vết thương trên bề mặt

Không dừng lại ở các vết thương nhiễm trùng, penicillin còn chữa khỏi cả viêm phổi, giang mai, bệnh lao, hoại tử và bạch hầu. Penicillin đã mở đầu cho thời đại phục hưng trong thế giới y học thế kỷ 20.

Tác dụng của thuốc kháng sinh

Bên cạnh vấn đề loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó thì vấn đề tác dụng của thuốc kháng sinh cũng đáng để quan tâm. Vậy thuốc kháng sinh có tác dụng như thế nào? Sau khi đi vào tế bào, kháng sinh sẽ được đưa tới đích tác động là các thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào vi khuẩn và phát huy tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng cách:

  • Ức chế sinh tổng hợp protein: tham gia sinh tổng hợp protein ngoài ribosom còn có các ARN thông tin và các ARN vận chuyển. Điểm tác động là ribosom 70S của vi khuẩn: tại tiểu phần 30S ví dụ như aminoglycosid [nơi ARN thông tin trượt qua], tetracyclin [nơi ARN vận chuyển mang axit amin tới] hoặc tại tiểu phần 50S [nơi acid amin liên kết tạo polypeptide] như erythromycin, cloramphenicol, clindamycin. Kết quả là các phân tử protein không được hình thành hoặc được tổng hợp nhưng không có hoạt tính sinh học làm ngưng trệ quá trình sinh trưởng và phát triển.
  • Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: Các kháng sinh nhóm beta-lactam, fosfomycin và vancomycin ngăn cản sinh tổng hợp lớp peptidoglycan nên không tạo được khung murein - tức là vách không được hình thành. Tế bào con sinh ra không có vách, vừa không sinh sản được vừa dễ bị tiêu diệt hoặc bị li giải, đặc biệt ở vi khuẩn Gram-dương. Như vậy, những kháng sinh này có tác dụng diệt khuẩn nhưng chỉ với những tế bào đang phát triển [degenerative bactericide].
  • Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic: gồm ba cấp độ: Đầu tiên là ngăn cản sự sao chép của ADN mẹ tạo ADN con, ví dụ do kháng sinh gắn vào enzym gyrase khiến cho ADN không mở được vòng xoắn, như nhóm quinolon. Sau đó là ngăn cản sinh tổng hợp ARN, ví dụ do gắn vào enzym ARN-polymerase như rifampicin. Cuối cùng là ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào: quá trình sinh tổng hợp acid folic – coenzyme cần cho quá trình tổng hợp các purin và pyrimidin [và một số acid amin] bị ngăn cản bởi sulfamid và trimethoprim.
  • Gây rối loạn chức năng màng bào tương: chức năng đặc biệt quan trọng của màng bào tương là thẩm thấu chọn lọc; khi bị rối loạn các thành phần [ion] bên trong tế bào bị thoát ra ngoài và nước từ bên ngoài ào ạt vào trong, dẫn tới chết, ví dụ polymyxin B, colistin. Với cơ chế tác động này, polymyxin có tác dụng diệt khuẩn tuyệt đối [absolute bactericide], tức là giết cả tế bào đang nhân lên và cả tế bào ở trạng thái nghỉ - không nhân lên.

Tác dụng của thuốc kháng sinh

Như vậy có thể thấy rằng, mỗi loại kháng sinh chỉ có tác động lên một vị trí nhất định trong thành phần cấu tạo, nó ảnh hưởng đến một khâu nhất định trong các phản ứng sinh học khác nhau của tế bào vi khuẩn, từ đó sẽ dẫn đến việc làm ngừng trệ sinh trưởng và phát triển của tế bào.

Trong trường hợp nếu vi khuẩn không bị ly giải hoặc không bị nắm bắt [thực bào] và tiêu diệt thì khi không còn tác động của kháng sinh [ngừng thuốc], các vi khuẩn này có khả năng sẽ hồi phục / sống trở lại [reversible]. Với tốc độ sinh sản nhanh chóng, chỉ cần một tế bào còn sống sót thì sau vài giờ số lượng tế bào vi khuẩn đã không thể đếm được [ví dụ E. coli nếu 20 phút “đẻ 1 lứa” thì sau 5 giờ: từ 1 tế bào mẹ - ban đầu phát triển thành 215 tế bào và sau 10 giờ là 2 30 – hơn 1 tỷ]; sẽ nguy hiểm hơn nữa nếu tế bào sống sót đó đề kháng kháng sinh.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại thuốc kháng sinh này nhé!

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • vi khuẩn
  • virus
  • vi sinh
  • đề kháng
  • sức đề kháng
  • nhiễm trùng

Trong những thế kỷ trước, khi nền y học còn ở mức độ hạn chế thì tỷ lệ trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh tử vong rất cao. Nguyên nhân do thiếu những vacxin hoặc sinh cần thiết để điều trị bệnh trong khi sức đề kháng của trẻ còn rất yếu.

Ngược lại, hiện nay, do tâm lý người dân nghĩ kháng sinh điều trị được “bách bệnh” dẫn đến lạm dụng kháng sinh một cách vô tội vạ. Có khi chỉ sổ mũi, hát hơi đã dùng đến thuốc khiến tác dụng của kháng sinh đối với cơ thể bị hạn chế, gây nhờn thuốc hoặc sốc thuốc…

Vậy, làm thể nào để sử dụng kháng sinh có hiệu quả nhất?

Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh

Năm 1928, nhà khoa học Alexander Flemming người Scotland lần đầu tiên tìm thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng. Nếu có lẫn nấm penicilium thì khuẩn lạc gần nấm này sẽ không phát triển được. Sau đó chất peniciline đã được chiết xuất từ nấm để dùng trong điều trị.

Năm 1941, peniciline trở thành kháng sinh đầu tiên được tìm và sản xuất để dùng trong lâm sàng. Khi đó, kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật tiết ra [vi khuẩn, vi nấm], có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác, [antibiotic, nghĩa là chống lại sự sống].

Alexander Fleming – Cha đẻ của Kháng sinh [ảnh internet]

Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta có thể tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên và nhân tạo, do đó định nghĩa kháng sinh đã thay đổi: kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.

Ngày nay con người đã điều chế ra khoảng 8000 chất kháng sinh, trong đó có khoảng 100 loại dùng trong Y khoa và Thú y. Thuốc kháng sinh dùng theo đường toàn thân [uống, tiêm] hoặc tại chỗ [bôi ngoài da; nhỏ mắt, tai, mũi; đặt âm đạo…].

04 Lưu ý để dùng kháng sinh hiệu quả, tránh tác dụng phụ

1. Kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai

Thuốc Rifampin dùng để điều trị bệnh viêm màng não và Rifabutin dùng để điều trị bệnh lao, 2 loại thuốc này có thể làm giảm mức hormone ức chế sự rụng trứng. Nếu bạn đang dùng loại thuốc này, tốt nhất nên dùng thêm các biện pháp tránh thai như bao cao su.

2. Không uống rượu trong khi sử dụng thuốc kháng sinh

Mặc dù rượu không làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, nhưng loại đồ uống có cồn này có thể làm giảm năng lượng, làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể. Thêm vào đó, uống rượu trong thời gian điều trị kháng sinh có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ.

Tốt nhất khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh bao gồm metronidazole [dùng để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo và ký sinh trùng], tinidazole [dùng để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn] và trimethoprim sulfamethoxazole tuyệt đối không nên uống rượu vì có thể gây đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, nhịp tim nhanh.

3. Nên dùng thêm lợi khuẩn trong khi điều trị bằng kháng sinh

Thuốc kháng sinh diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó cũng có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này có thể gây ra chứng tức bụng và tiêu chảy. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên dùng probiotics trong khi điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng khó chịu này.

4. Không phải loại kháng sinh nào cũng dùng sau bữa ăn

Một số thuốc kháng sinh như Augmentin được khuyến cáo nên dùng trong bữa ăn để tránh gây đau bụng, trong như những loại khác bao gồm cả penicillin được khuyên nên dùng trước bữa ăn để tăng sự hấp thụ. Do vậy, luôn kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng kháng sinh trước, trong hay sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng kháng sinh phù hợp với từng loại vi khuẩn [ảnh minh họa]

07 nguyên tắc khi dùng thuốc kháng sinh bắt buộc phải nhớ!

1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn

Các tác nhân gây bệnh không phải chỉ có vi khuẩn mà còn có thể là virus, nấm, ký sinh trùng… vì vậy, chỉ sủ dụng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn. Các nhóm bệnh thuốc về  virus, nấm và ký sinh trùng không dùng kháng sinh do không có tác dụng điều trị bệnh.

2. Chọn đúng loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ

Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng đối với những chủng loại vi khuẩn nhất định chứ không phải với tất cả các loại vi khuẩn. Vì vậy, tại các bệnh viện, việc dùng kháng sinh hợp lý nhất là theo kháng sinh đồ [cấy để tìm loại vi khuẩn gây bệnh, sau đó thử xem loại kháng sinh nào có tác dụng tốt nhất để diệt vi khuẩn]. Trên cơ sở đó sẽ chọn được loại kháng sinh phù hợp nhất.

Việc lựa chọn kháng sinh cần căn cứ vào các yếu tố: độ nhạy của vi khuẩn đối với kháng sinh, vị trí của ổ nhiễm khuẩn… Ngoài ra còn phải căn cứ vào cơ địa bệnh nhân, có dị ứng với các loại kháng sinh được lựa chọn hay không.

3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh

Đối với các phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già, người bị suy gan, suy thận, mắc các bệnh lý mạn tính… thầy thuốc sẽ phải có sự điều chỉnh trong quá trình sử dụng kháng sinh khác so với người trưởng thành khỏe mạnh.

4. Dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đúng cách

Dùng thuốc kháng sinh đủ liều tùy theo loại bệnh, loại kháng sinh, cân nặng và thể trạng của người bệnh. Lưu ý khi sử dụng kháng sinh có loại dùng trước ăn, sau ăn, cần dùng đúng cách để phát huy hiệu quả tối đa của thuốc kháng sinh.

5. Dùng thuốc kháng sinh đủ thời gian

Dùng thuốc kháng sinh đủ thời gian theo quy định [ 5, 7 hoạc 10 ngày…], không uống dài hơn hoặc chưa đủ ngày [thấy bệnh thuyên giảm thì ngùng uống thuốc]… để thuốc phát huy tác dụng một cách hiệu quả nhất.

6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết

Phối hợp các loại kháng sinh sẽ làm tăng cường tác dụng của thuốc. Trong truong họp thật cần thiết bác sỹ mói chỉ định phối họp các loại thuốc khác sinh nhu: sau phẫu thuật, bệnh nhân bị nhiều bệnh cùng một lúc…

7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý

Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm

Lời kết

Tìm ra kháng sinh và áp dụng kháng sinh để điều trị bệnh giúp con người có tuổi thọ cao hơn, cuộc sống được cải thiện. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh cần đúng theo các nguyên tác. Cách tốt và an toàn nhất cho  bệnh nhân là uống kháng sinh cần theo chỉ định của bác sỹ, không tự ý uống thuốc để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Benh.vn [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề