Thực trạng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay như thế nào

3.3.3. Khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế 3.3.3.1. Khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên MỞ ĐẦU Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa... Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài người; làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên, tạo lập nên cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Sự chuyển đổi của xã hội loài người từ xã hội nguyên thủy - xã hội nô lệ - xã hội phong kiến - xã hội tư bản… là quá trình phát triển. Tuy nhiên trong một thời gian khá dài người ta thường đặt mục tiêu kinh tế quá cao, xem sự tăng trưởng kinh tế là độ đo duy nhất của sự phát triển. Sau một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế thế giới vào các năm 50-80 của thế kỷ XX, loài người nhận thức được rằng : độ đo kinh tế không phản ánh được đầy đủ quan niệm về phát triển. Thay cho chỉ số duy nhất đánh giá sự phát triển của các quốc gia là GDP, GNP xuất hiện các chỉ tiêu khác như HDI., HFI,... Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự gia tăng nhanh dân số thế giới trong những thập niên vừa qua và các tác động của chúng đến môi trường trái đất đã dẫn loài người đến việc xem xét và đánh giá các môi quan hệ: con người-trái đất, phát triển kinh tế xã hội - bảo vệ môi trường. Ngày nay, con người đã biết nguồn tài nguyên của trái đất không phải là vô tận, không thể khai thác hoặc thống trị theo ý mình; khả năng đồng hóa chất thải của môi trường trái đất là có giới hạn nên con người còn thiết phải sống hài hòa với tự nhiên; sự cần thiết phải tính toán đến lợi ích chung của cộng đồng, của các thế hệ tương lai và các chi phí môi trường cho sự phát triển... Tất cả các yêu cầu trên dẫn đến sự ra đời một quan niệm sống mới của con người : “Phát triển bền vững”. Quản lý khai thác tài nguyên hiện nay có xu hướng tiến tới sự phát triển bền vững. I. TỔNG QUAN 1. Khái niệm phát triển bền vững - Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm sự khai thác tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thoái Môi trường trong tương lai và làm giảm sự đói nghèo. 1 - Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công nghệ sạch, Công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩm kinh tế - xã hội. 2. Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên trên Thế giới và Việt Nam 2.1. Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên trên Thế giới Con người hiện nay đang sử dụng nguồn lực thiên nhiên với một tốc độ nhanh hơn tốc độ tái tạo và cung cấp của Trái đất đến 20%. Trong vòng 40 năm, từ năm 1961 đến 2001, mức tiêu thụ nguồn nhiên liệu khai thác từ lòng đất, như than, khí đốt và dầu hỏa, đã tăng với tỉ lệ kinh khủng là 700%. Trong khi đó, Trái đất không có đủ thời gian để hấp thụ hết một lượng khí CO2 khổng lồ thải ra từ những hoạt động sản xuất và khai thác của con người. Hậu quả là lượng khí thải không được hấp thụ đó đã dần dần hủy hoại tầng ô-zôn bảo vệ Trái đất. Từ năm 1970 đến năm 2000, số lượng sinh vật sống trên cạn và dưới biển đã giảm đi 30%, trong khi các chủng loài động vật nước ngọt bị thu hẹp “dân số” đến 50%. Sự suy thoái này là hậu quả của nạn phá hủy môi trường sống, tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng và sự khai thác, sử dụng tài nguyên quá mức. 2.2 Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam Tổn thất trong khai thác dầu khí của Việt Nam là 50 - 60%, than hầm lò là 40 - 60% còn trong chế biến vàng là 60 - 70% [tính đến năm 2004]. Đây chỉ là ba trong những con số đáng báo động về tình trạng lãng phí sử dụng tài nguyên và nhiên liệu ở nước ta. Việt Nam có trên 5.000 mỏ, với khoảng 60 loại khoáng sản, nhưng phần lớn lại là loại mỏ vừa và nhỏ, hầu hết đều không đủ khai thác với quy mô công nghiệp. Thêm vào đó, nguồn tài nguyên không tái tạo này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt vì sự khai thác và sử dụng quá lãng phí. Đối với các mỏ vừa và nhỏ [chiếm đa số], sự thất thoát không dừng lại ở một vài chục phần trăm mà nguy cơ mất mỏ là rất nghiêm trọng. Do năng lực có hạn, khai thác phần lớn là thủ công, nên 2 đa số các mỏ nhỏ hiện nay chỉ lấy được những phần giàu nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi cùng, dẫn đến không thể tận thu được. Bên cạnh đó, tổn thất trong chế biến khoáng sản cũng rất cao. Khai thác vàng là một ví dụ, do độ thu hồi quặng vàng trong chế biến [tổng thu hồi] hiện chỉ đạt khoảng 30% - 40%, nghĩa là hơn một nửa thải ra ngoài bãi thải, không chỉ mất mát mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu so với chỉ tiêu một số nước, thu hồi vàng trong quặng thường chiếm 92% 97%, rõ ràng đây là một tổn thất quá lớn. Đối với những mỏ vừa và nhỏ, chủ yếu do dân tự khai thác với công nghệ thô sơ, vì vậy càng không thể đánh giá được hết những tổn thất. Với tài nguyên nước, mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí, đặc biệt khu vực tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thất thoát nước dùng trong sản xuất phần lớn không thể kiểm soát được. Rõ rệt nhất là ngành bia, trên thế giới để sản xuất 1 lít bia trung bình sử dụng khoảng 4 lít nước, song ở Việt Nam cao hơn gấp ba lần [khoảng 13 lít nước]. Các ngành dệt và ngành giấy cũng ở tình trạng tương tự. Về tiêu hao năng lượng, với ngành thép, công nghệ sử dụng của Việt Nam hiện có thời gian nấu cao hơn 360% so với thế giới, các chỉ tiêu tiêu hao thép phế, điện và điện cực đều quá cao, đặc biệt tiêu hao điện bằng 257% so với các nước, song công đoạn cán có tốc độ chỉ bằng 12,7% so với các nhà máy trên thế giới. Về tài nguyên rừng, hiện tại, rừng tự nhiên có khả năng khai thác gỗ không còn bao nhiêu [ước tính khoảng 0,5 triệu ha]. Diện tích rừng sản xuất chỉ chiếm hơn 50% trong tổng diện tích rừng hiện có nhưng phần lớn là rừng nghèo và trung bình. Như vậy, với tốc độ khai thác tài nguyên như hiện nay, môi trường ngày càng bi suy thoái nghiêm trọng, gây tổn thương cho con người đang sống ở hiện tại và các thế hệ tương lai - buộc chúng ta phải xem xét đến thước đo của sự phát triển - phát triển bền vững và có những phương sách chiến lược để đảm bảo thực hiện phát triển bền vững một cách có hiệu quả 3 II. CÁC BIỆN PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Các biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng Rừng được coi là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo. Nếu khai thác hợp lý sẽ đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng được hiểu là quá trình khai thác luôn nằm trong giới hạn cho phép của khả năng tái sinh rừng. Bảo đảm cho sự khai thác ổn định lâu dài đồng thời vẫn duy trì được các tính năng của rừng về cung cấp tài nguyên, phòng hộ môi trường, bảo đảm sinh thái cảnh quan cũng như tính đa dạng sinh học vốn có của rừng. Chính vì vậy mà các biện pháp quản lý tài nguyên rừng phải phù hợp với điều kiện hệ sinh thái, kinh tế và xã hội và nó sẽ thay đổi khi các điều kiện các thay đổi. Nhiệm vụ cơ bản trong quản lý tài nguyên rừng là bảo vệ nguồn tài nguyên vốn có trong rừng, trước hết là nguồn tài nguyên sinh học và bảo vệ môi trường. Trong số các trường hợp đó sẽ bao gồm các mục đích cho sản xuất lâm nghiệp xã hội, cung cấp gỗ củi và lương thực thực phẩm. Dù trong điều kiện nào điều quan trọng là phải xác định được sự phù hợp giữa những lợi ích trước mắt của nhân dân địa phương và lợi ích quốc gia lâu dài. Phát triển tài nguyên rừng không phụ thuộc đơn thuần vào quản lý môi trường mà còn là vấn đề kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Do vậy mỗi quốc gia cần có những chính sách riêng phù hợp với điều kiện thực tế của họ. Một số biện pháp có thể tập trung vào những khía cạnh sau: - Quản lý tốt hơn tài nguyên rừng hiện còn và trồng rừng mới Áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế việc chặt phá rừng. Tăng cường trồng rừng và các khu công nghiệp phù hợp, phát triển hình thức nông lâm kết hợp ở những vùng bắt buộc phải trồng cây nông nghiệp trên đất dốc. Nâng cao hiệu suất sử dụng củi đốt, phát triển khí sinh học và sử dụng năng lượng mặt trời. Thâm canh cây công nghiệp và tạo việc làm mới để phát triển nông thôn, giảm sức ép của sản xuất nông nghiệp với đất rừng 4 còn lại. Việc bảo vệ rừng phải đi đôi giữa bảo tồn, phục hồi đối với trồng rừng và quản lý buôn bán gỗ nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng. Việc áp dụng một giải pháp đơn lẻ nào đó sẽ không có khả năng giải quyết được vấn đề này, dù chỉ là làm chậm một cách có ý nghĩa việc phá rừng hiện nay. Trong quá trình áp dụng các giải pháp bảo vệ rừng, cần chú ý bảo đảm quyền lợi của những người dân bản xứ với nền văn hóa, lối sống và kiến thức bản địa của họ. - Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia Đây được coi là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, trước hết là nguồn tài nguyên sinh vật. Tuy vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có những yêu cầu riêng nhưng đều được vây dựng trên cơ sở bảo tồn sự đa dạng sinh học, đa dạng về mục đích sử dụng với mục tiêu hàng đầu là bảo tồn thiên nhiên. Các vườn quốc gia trên thế giới đã được thành lập từ rất sớm ở nhiều nước khác nhau, ở Nam Phi có vườn quốc gia được thành lập từ 1898, ở Ấn Độ 1908, ở Achentina tử 1909, ở Astralia từ 1915. Đến năm 1990 đã có khoảng 560 khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia được thiết lập ở vùng rừng mưa nhiệt đới, với tổng diện tích khoảng 780.000 km 2 [chiếm 4% tổng diện tích rừng mưa nhiệt đới] - Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng Chứng chỉ rừng được định nghĩa là một quá trình dẫn đến việc chứng nhận bằng văn bản do một tổ chức thứ ba [ngoài người sản xuất gỗ và người tiêu dùng gỗ] độc lập thực hiên, xác nhận về địa điểm và hiện trạng quản lý của khu rừng sản xuất gỗ là bền vững. Thông thường có hai nội dung cơ bản thực hiện trong quá trình cấp chứng chỉ rừng là : kiểm toán rừng và dán nhãn cho phép. Chứng chỉ rừng ra đời nhằm bảo đảm với người tiêu dùng về nguồn gốc đáng tin cậy của các sản phầm rừng về các mặt sản xuất bền vững [tài nguyên không bị suy giảm], an toàn về môi trường và thực hiên các mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội. Chứng chỉ 5 rừng có thể đóng vai trò như mọt công cụ kinh tế trong hệ thống công cụ chính sách nhưng không thể thay thế các quy định, luật pháp giáo dục tuyên truyền trong việc thực hiện quản lý rừng bền vững. Quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng ở Việt Nam Mục đích quản lý tài nguyên ở Việt Nam là nhằm bảo đảm cho việc sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất rừng quốc gia phù hợp với các mục tiêu của nhà nước về kế hoạch phát triển kinh tế nâng cao phúc lợi xã hội và BVMT. Các mục đích cụ thể là: bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên rừng, đất rừng quốc gia hiện có cũng như trong tương lai trên cơ sở đã ổn định lâu dài để đáp ứng nhu cầu của nhà nước về lâm sản, BVMT, nâng cao sản lượng rừng. Tăng cường sự tham gia của nhân dân và các ngành kinh tế vào việc trồng, bảo vệ và quản lý phát triển rừng, sản xuất và sử dụng các mặt hàng lâm sản thiết yếu khai thác từ rừng trồng vì lợi ích của môi trường. Đóng góp cải thiện đời sống, tăng việc làm cho nhân dân đặc biệt là các cộng đồng dân tộc miền núi. - Một số chính sách và giải pháp quản lý tài nguyên rừng Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và xác định làm phần ổn định. Thực hiện giao đất khoán rừng bảo đảm cho mọi khu rừng đều có chủ rừng. Áp dụng các chính sách và hình thức thích hợp trong quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Thực hiện các chương trình trồng rừng và xã hội về nghề rừng. Tiếp tục cuộc vận động định canh, định cư thông qua các dự án của Nhà nước. Vấn đề định canh định cư, hạn chế đốt nương làm rẫy, nâng cao đời sống và dân trí cho đồng bào thiểu số ở các vùng rừng núi là một trong những chính sách quan trọng mà Chính phủ quan tâm nhằm tăng cường việc bảo vệ và quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có. Hiện trạng nghành lâm nghiệp cũng đang tiến hành nghiên cứu soạn thảo các quy định chuẩn bị cho việc cấp chứng chỉ rừng. Trước mắt cần xác định các tiêu thức chủ yếu cho 1 khu rừng được cấp chứng chỉ. Ngoài các giải pháp thực hiện trong nước, Việt Nam còn ký kết và thực hiện các công 6 ước quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thực hiện một cách có hiệu quả việc bảo vệ và PTBV nguồn tài nguyên rừng. - Một số chương trình trồng rừng lớn Chương trình 327 đã được thực hiện từ 1993, sau đó được bổ sung vào năm 1995. Năm 1998 chúng ta bắt đầu thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng. Mục tiêu chính của chương trình 327 là nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ rừng và MT. Định canh định cư gắn liền với gắn liền với phát triển kinh tế xã hội. Ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người mới định cư. Tăng cường sự phục hồi tài nguyên đất nước. Tăng cường an ninh quốc phòng quốc gia. Kết quả của chương trình 327 đã quản lý và bảo vệ 1,6 triệu ha rừng; trồng được trên 1,3 triệu ha rừng. Chương trình phục hồi 5 triệu ha rừng [gọi là chương trình 5 triệu ha] Thực hiện nghị định số 661/QĐ- TTg ngày 29/7/1998 , Chính phủ Việt Nam đã cho tiến hành chương trình quốc gia nhămgf khôi phục 5 triệu ha rừng. Dự án sẽ kéo dài trong 13 năm từ năm 1998 đến 2010 với các mục tiêu chủ yếu là : 1. Thiết lập 5 triệu ha rừng bằng tái sinh tự nhiên và trồng mới để đưa diện tích che phủ cả nước lên 43% [tương ứng vào năm 1943] được coi là tỷ lệ an toàn sinh thái – MT, nhằm giảm thiểu các thảm họa tự nhiên. Bảo vệ nguồn nước và bảo vệ ĐDSH. 2. Sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, tăng thu nhập cho người dân địa phương, ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng các vùng biên. 3. Cung cấp gỗ củi làm nguyên liệu giấy và cung cấp cho các ngành công nghiệp khác, thỏa mãn nhu cầu gỗ củi cho người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Góp phần phát triển kinh tế xã hội cho các vùng núi. 7 Rừng là một tài nguyên quan trọng của đất nước, nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có vai trò to lớn trong BVMT sinh thái. Tất cả các chính sách, các giải pháp được đưa ra đều nhằm mục đích quản lý bền vững tài nguyên rừng hiện có và phát triển vốn rừng cho tương lai. 2. Quản lý tài nguyên khoáng sản a. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản Các biện pháp bảo vệ môi trường chủ yếu trong khai thác khoáng sản bao gồm: lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM] các dự án khai thác và chế biến, thực hiện các công trình giảm thiểu nguồn ô nhiễm tại nguồn, sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, quan trắc thường xuyên tác động môi trường của hoạt động khai thác. Lập và thẩm định báo cáo DTM là biện pháp BVMT cơ bản và quan trọng đối với các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Các phương thức được sử dụng trong báo cáo ĐTM của các dự án khai thác và chế biến khoáng sản bao gồm danh mục điều kiện môi trường, ma trận môi trường, ma trận môi trường, phân tích lợi ích và chi phí mở rộng, mô hình lan truyền chất ô nhiễm… Kiểm toán môi trường [kiểm toán các chất thải] các cơ sở đang hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản có mục đích xác định số lượng chất thải mà cơ sở đang tạo ra, các tác động đến môi trường xung quanh của nó và những biện pháp hạn chế các tác động tiêu cực đến MT. Thanh tra các cơ sở đang hoạt động nhằm kiểm tra sự tuân thủ về mặt pháp lý và kỹ thuật công nghệ các quy định luật pháp của nhà nước về BVMT. Các công trình xử lý và giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn cũng rất đa dạng. Để xử lý bụi có thể sử dụng phương pháp phun nước, tạo sương mù, tạo độ ẩm cho nguyên liệu khoáng sản… Để hạn chế tác động của khí độc hại có thể sử dụng phương pháp thu hồi khí độc, thông khí hoặc pha loãng… để hạn chế tác động ô nhiễm nước mặt trên các khai trường mỏ, có thể sử dụng các công trình kè đập chắn đất đá thải trên dòng chảy, lọc và xử 8 lý nước thải.. Đối với dây chuyền tuyển khoáng có thể sử dụng việc quay vòng nước thải trong công nghệ sản xuất, lọc nước thải…Để hạn chế tác động đối với tài nguyên rừng, đất, địa hình, cảnh quan có thể áp dụng các biện pháp trồng cây và phủ xanh bãi thải… Các công cụ kinh tế có thể sử dụng hiệu quả cho cac hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản là đặt cọc và hoàn trả, địa tô đất, sử dụng thuế và phí môi trường, … Các hoạt động quan trắc MT đối với vùng khai thác khoáng sản hoặc mỏ và cơ sở chế biến koáng sản lớn thường rất cần thiết trong công tác BVMT. b. Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản là một vấn đề phức tạp, được giải quyết theo các phương hướng địa chất, kỹ thuật mỏ, công nghệ, kinh tế và tổ chức. Phương hướng địa chất bao gồm các công việc: hoàn chỉnh các phương pháp thăm dò, tính toán và lập bản đồ địa chất; đổi mới công nghệ thiết kế khai thác các mỏ khoáng sản. Phương hướng kỹ thuật mỏ bao gồm việc xây dựng và hoàn chỉnh công nghệ khai thác mỏ, đảm bảo việc tăng hiệu suất và chất lượng khoáng sản lấy ra từ lòng đất. Phương hướng công nghệ chế biến liên quan tới việc xây dựng và hoàn chỉnh các quá trình chế biến khoáng sản cho phép thu hồi một các có hiệu quả tất cả các hợp phần có ích chứa trong quặng, chế biến quặng nghèo, quặng tận thu và sử dụng đá vây quanh và chất thải của sản xuất. Phương hướng kinh tế nhằm tạo ra việc sử dụng tổng hợp tài nguyên khoáng sản. Phương hướng tổ chức đảm bảo việc tổ chức và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. 3. Bảo vệ và quy hoach sử dụng nguồn tài nguyên đất Chiến lược sử dụng và bảo vệ môi trường tài nguyên đất phải gắn với chiến lược phục hồi rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phục hồi rừng ngập mặn. Ở nước ta, cần có chính sách và xây dựng quan điểm bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn; chăm sóc tu bổ, hồi phục rừng, trồng cây 9 gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc nâng tỷ lệ che phủ lên 46%; khôi phục và cải thiện môi trường sống, theo quan điểm cân bằng sinh thái bền vững. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, chiến lược, chính sách, quy hoạch và sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất. Áp dụng có hiệu quả công cụ quản lý để giải quyết hài hoà các vấn đề liên ngành trong sử dụng đất, khai thác tài nguyền khoáng sản với việc bảo vệ môi trường, với các lĩnh vực phát triển khác. Phải sử dụng một cách có hiệu quả và hết sức tiết kiệm quĩ đất cho phát triển công nghiệp. Phải quy hoạch thành các khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải tập trung để tiết kiệm quỹ đất và hạn chế ô nhiễm đất. Khi di dời các cơ sở công nghiệp, cần đánh giá mức độ ô nhiễm đất để có kế hoạch xử lý ô nhiễm và tái sử dụng hợp lý. Cần kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Khắc phục tình trạng lạm dụng các loại phân vô cơ và hoá chất trong sản xuất nông nghiệp làm bạc màu, thoái hoá đất, ô nhiễm các nguồn nước và suy giảm đa dạng sinh học các vùng nông thôn, đặc biệt các vùng đất có năng suất cao. Nghiên cứu thay đổi phương thức canh tác theo hướng đảm bảo cân bằng sinh thái và bền vững, nâng cao chất lượng đất, giảm diện tích đất thoái hoá, bạc màu. Áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc một cách khoa học, chống rửa trôi, xói mòn. Cần mở rộng chương trình IPM, tăng cường dùng phân hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học. Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với chiến lược khai thác hợp lý tài nguyên đất, với bảo vệ tài nguyên và môi trường đất. Các vùng đất phải cải tạo để sử dụng nhưng có vùng đất phải sử dụng phù hợp với sinh thái, tránh tốn kém trong đầu tư quá đắt mà hiệu quả mang lại không lớn. 10 Từng bước bố trí tại các khu dân cư ở cả nông thôn và đô thị, ở những nơi đã hình thành kết hợp với quy hoạch, xây dựng các khu dân cư mới phát triển theo hướng vừa chú ý tới sinh thái môi trường như cây xanh, lâm viên, công viên… vừa đáp ứng các nhu cầu về giao thông, thông tin liêu lạc, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch và các công trình phúc lợi khác Khai thác sử dụng đất đai phải đặc biệt coi trọng nguyên tắc quốc phòng kết hợp với kinh tế và kinh tế kết hợp với quốc phòng. Trước hết phải ưu tiên bố trí những địa thế tự nhiên thuận lợi cho mục tiêu an ninh quốc phòng. Đặc biệt qua tâm đến yếu tố an ninh quốc phòng trong khai thác sử dụng đất đai vùng biên giới đất liền, vùng biển bờ và hải đảo. 4. Quản lý và bảo vệ tài nguyên nước Các biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên nước thường được phối hợp với nhau và tác động lẫn nhau. Một số biện pháp chính: - Quy hoạch nguồn nước để bảo vệ nước, đưa nước vào sử dụng hợp lý, khai thác nguồn nước sẵn có để sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn. Biện pháp quy hoạch quản lý, sử dụng nước nhằm mục đích: sản xuất điện năng, cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, cấp nước cho nông nghiệp, cấp nước cho thủy sản, điều hòa dòng chảy cho giao thông, bảo vệ chống ngập lụt và cạn kiệt. Tiến hành kiểm kê, phân loại các dạng tài nguyên nước; nước ngọt, nước lợ, nước mặn, dưới đất để có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm, phù hợp với đặc điểm sinh thái, ngăn ngừa và phòng ô nhiễm, làm cho tài nguyên nước kiệt đi và mất khả năng tự phục hồi về lượng. Tổ chức đánh giá và kiểm soát được chất lượng, trữ lượng nước ngầm; có kế hoạch đầu tư phát triển tài nguyên nước và ban hành các quy định cụ thể về khai thác nguồn nước ngầm Tài nguyên nước khoáng, nước nóng cần tiếp tục được điều tra thăm dò, đánh giá trữ lượng để khai thác cho nhu cầu chữa bệnh, du lịch giải trí, kể cả nguồn năng lượng địa nhiệt. Bảo vệ tài nguyên nước các đầm, hồ ao, 11 đất ngập nước cần nghiên cứu nuôi trồng các loại thuỷ sản như sen, súng, tôm cá, ba ba... - Cách chính sách, pháp chế và quản lý nước thích hợp: Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về tài nguyên nước theo hướng khai thác bền vững nguồn nước mặt và nước ngầm. Thực hiện việc quy hoạch và quản lý các lưu vực sông . Đây là biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế và hành chính để áp dụng cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước. Tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền luật tài nguyên nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các nguồn gây ô nhiễm tài nguyên nước. 5. Quản lý động thực vật hoang dã Để tạo điều kiện gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quan trọng cần bảo vệ các chức năng sinh thái của rừng và thảm thực vật, bảo vệ tốt nguồn nước, môi trường không khí, biển… Tổ chức quản lý tổng hợp theo nguyên tắc phát triển bền vững. Công tác quản lý và bảo vệ rừng nguyên sinh, các khu bảo tồn thiên nhiên cần được chú trọng trước hết. Bên cạnh đó phải có quy hoạch khôi phục lại những vùng rừng đã bị tàn phá và phát triển trồng mới rừng. Cần có biện pháp quản lý chống cháy rừng. Chức năng sinh thái có giá trị lớn nhất đối với thực vật tự nhiên là bảo vệ lưu vực nước. Rừng đầu nguồn giúp giữ lại lượng nước mưa, điều hòa dòng chảy, duy trì nguồn nước cung cấp cho đòng bằng, hạn chế lũ lụt và hạn hán, chống xói mòn đất. Điều hòa dòng chảy là cực kỳ quan trọng cho kinh tế nông nghiệp, riêng sản xuất lúa phải chịu đến 50% ảnh hưởng từ việc mất rừng đầu nguồn. Duy trì tốt nguồn nước sạch cũng góp phần bảo tồn các hệ sinh thái nước, các loài cá, các loài lưỡng cư, than mền,… Phát triển lâm nghiệp bền vững sẽ tạo điều kiện duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên đất đai,… Khôi phục sinh cảnh tự nhiên, kiểm soát cháy rừng,… 12 Quản lý bền vững tài nguyên biển, vùng ven bờ, các vùng đất ngập mặn cũng là quản lý các nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã thuộc loại lớn và phong phú nhất. Lập quy hoạch khôi phục các vùng đất ngập nước. Xây dựng và quản lý các khu bảo vệ có giá trị cao về đa dạng sinh học như các khu rừng hoang dã, các vùng đất ngập nước, các vùng biển hoặc vực nước nội địa. Tăng cường quản lý các khu rừng đặc dụng, đào tạo cán bộ, lập kế hoạch và biện pháp hiệu quả. Lập ngân hàng gen quốc gia và vùng nhằm duy trì các giống sinh vật cây trồng đặc dụng. Lập các khu nuôi dưỡng cứu hộ động vật hoang dã. Củng cố và phát triển vùng đệm, khuyến khích canh tác thâm canh trên đất dốc, hạn chế dần du canh, ổn định đời sống dân địa phương kết hợp với tuyên truyền giáo dục để họ dần dần tự giác trở thành lực lượng bảo vệ. Kiểm soát kinh doanh các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay việc kinh doanh các loài động vật hoang dã làm thức ăn, làm dược phẩm đang ngày càng gia tăng là mối hiểm họa cho nhiều loài rắn, rùa, ba ba, tắc kè, …, việc kinh doanh trên diện rộng nên rất khó kiểm soát. Buôn bán các loài hoang dã qua biên giới cần được quản lý quản lý chặt chẽ. Thiết lập quy định về chăn nuôi các loài hoang dã. Phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm đầy đủ cho dân số tăng nhanh cũng tức là bảo vệ tài nguyên đất, nước, bảo vệ các loài động vật khỏi bị săn bắt,… Bảo vệ tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp. Xây dựng và duy trì nghề cá bền vững sẽ bảo vệ được nguồn lợi thủy sản, duy trì đa dạng sinh học ở các vực nước. Công tác quản lý động thực vật hoang dã cần phải có chính sách cụ thể và được luật pháp hóa Chính sách và luật pháp trong quản lý động thực vật hoang dã đòi hỏi phải làm rõ, điều chỉnh và củng cố chức năng nhiệm vụ của các cơ quan 13 quản lý nhà nước có liên quan. Luật bảo vệ môi trường cùng các văn bản dưới luật, đặc biệt đề cập đến vấn đề khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát việc mua bán các sinh vật thuộc diện quý hiếm hay đặc hữu, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm cần được quán triệt thực hiện. Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, đánh giá và bảo tồn đa dạng sinh học cần được đào tạo về chuyên môn. Công tác phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên cần làm thường xuyên, rộng rãi. Bảo tồn đa dạng sinh học chỉ có thể có hiệu quả nếu bản thân những người sử dụng tài nguyên được thuyết phục và hiểu rõ về nhu cầu bảo vệ và quản lý tốt hơn. Nếu họ thấy lợi ích từ việc quản lý và bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thiên nhiên thì họ sẽ tăng cường kiểm soát nguồn tài nguyên của họ. 3.3.3.2 Quản lý tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế 1] Phát triển kinh tế - Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự thay đổi về lượng và chất: là quá trình hoàn thiện 2 vấn đề về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. - Phát triển kinh tế bao gồm 3 nội dung cơ bản là: tăng trưởng kinh tế, mức độ biển đổi cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ trong xã hội 2] Quản lý tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế - Phần lớn sự tăng trưởng kinh tế dựa trên sự khai thác mạnh mẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng đất tăng mạnh, tài nguyên nước ngày càng bị lạm dụng, rừng tự nhiên bị khai thác lấy gỗ, trữ lượng cá cho hoạt động đánh bắTbỊ cạn kiệt, và tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn. Không có gì sai nếu sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng kinh tế. Nhưng để phát triển bền vững, cần phải đảm bảo rằng các tài nguyên có thể tái tạo được khai thác ở mức thích hợp để có thể bổ sung, và lợi nhuận thu 14 được từ việc khai thác các tài nguyên không thể tái tạo được đầu tư vào các hình thức vốn khác. Càng sử dụng nhiều thì càng tạo ra tình trạng cạnh tranh, thậm chí mâu thuẫn về tài nguyên. Khi đó, cần phải có những quy đinh rõ ràng về các quyền đối với tài sản, các quy tắc giao dịch và giải quyết mâu thuẫn. - Sự tăng trưởng chung cuae nền kinh tế, tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa đang kết hợp với nhau dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí đô thị và gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Ở một chừng mực nào đó, tình trạng này có thể được cân bằng thông qua tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên và áp dụng các tiến bộ công nghệ. Nhưng cuối cùng, kết quả sẽ là sự ra tăng áp lực đối với dự trữ tài nguyên và ô nhiễm. Trong nhiều trường hợp, chỉ có các lợi ích được ghi nhận vào quá trình tăng trưởng kinh tế, còn các chi phí lại “ẩn” sau các hiện tượng như sức khỏe con người suy yếu, tổn thất khả năng sản xuất của hệ sinh thái trong dài hạn và chất lượng môi trường suy giảm. - Các cú sốc biến đổi khí hậu cần được giải quyết bằng các biện pháp thích ứng. Nhiều tác động lâu dài của biến đổi khí hậu còn chưa được biết rõ. Nhưng những gì đã biết cũng đủ để thúc đẩy các hành động khẩn cấp: nhiệt độ sẽ tăng, mực nước biển đang dâng và xâm nhập mặn sẽ tiếp tục gia tăng. Sự thay đổi lượng mưa có thể làm cho hạn hán và lũ lụt trở nên trầm trọng hơn, và các sự kiện khí hậu cực đoan có thể xảy ra thường cuyên hơn và khắc nguyệt hơn, trong khi mức độ tác động hiện tại cũng đã quá nghiêm trọng và cần có biện pháp đối phó. - Việt Nam đang vận động trong một bối cảnh quốc tế. Toàn bộ nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào hệ thống toàn cầu, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế [WTO] vào năm 2006. Hầu hết nguồn tài nguyên nước mặt của Việt 15 Nam đều bắt nguồn từ lãnh thổ nước ngoài. Do đó Việt Nam sẽ ảnh hưởng bởi các nhà máy thủy điện lớn trên sông Mê Kông. Ngành chế biến gỗ của Việt Nam lệ thuộc khá mạnh mẽ vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra, nhiều sản phẩm của ngành này được sản xuất để xuất khẩu, và các thị trường nhập khảu lại đang đặt ra những quy định mới, dẫn đến những yêu cầu mới đối với Việt Nam. Ngành đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản cũng chủ yếu tập trung vào định hướng xuất khẩu, trong đó ngành đánh bắt hải sản phải cạnh tranh với các đội tàu nước ngoài ở các vùng biển quốc tế. Một số thị trường quan trọng nhập khẩu sản phẩm hải sản của Việt Nam sẽ đòi hỏi các bằng chứng về quản lý tài nguyên bền vững tại Việt Nam. Nghành khai thác khoáng sản cũng phát triển mạnh theo định hướng xuấ khẩu. Tất cả những tình hình này đều có ảnh hưởng lớn đến chương trình cải cách của Việt Nam. Việt Nam đã và đang thực hiện một chương trình cải cách năng động - cải cách quản lý tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế gắn với các mục tiêu về hiệu quả kinh tế bền vững môi trường. 3] Các giải pháp để quản lý tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế - Có biện pháp tạo thu nhập cho người dân như du lịch sinh thái, sử dụng khi sinh học [biogas] và lò tiết kiệm năng lượng để giảm thiểu nhu cầu sử dụng, cũng như tập trung vào công tác quản lý rừng và đất nông nghiệp. Những biện pháp nằm giảm bớt nhu cầu của người dân địa phương trong việc khai thác trái phép nguồn tài nguyên. - Sản xuất và sử dụng khí sinh học cũng như việc phát triển sinh kế cho người dân tại các tỉnh nghèo. - Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên không tái tạo, khai thác trong khả năng tái tạo các nguồn tài nguyên khác, phát huy các tiềm năng, lợi thế của biển và hạn chế các tác động bất lợi từ biển. 16 - Đối với tài nguyên biển: + Hiểu đúng và đầy đủ về tài nguyên và môi trường biển, dự báo kịp thời và chính xác các thiên tai trên biển và điều kiện kiên quyết, là cơ sở để sử dụng bền vũng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. + Biển và vùng ven bở là nơi diễn ra những hoạt động đan xen với sự tham gia của nhiều bên liên quan, gắn kết nhiều lợi ích khác nhau. Vì vậy, tiếp cận quản lý tổng hợp và thống nhất là hướng đi tốt nhất để sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển. Vì vậy, bố trí không gian và phân vùng phát triển trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái tạo tiền đề để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. + Thiên nhiên và môi trường biển thuộc sở hữu toàn dân. Vì vậy, sử dụng bền vững tài nguyên và vào bệ môi trường biển là trách nhiệm của toàn xã hội, cần kết hợp nội lực với hợp tác quốc tế trong phát huy tiềm năng và lợi thế của biển, bảo vệ môi trường biển. + Găn kết hoạt động quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển với bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền các vùng biển và hải đảo là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành. 4. Mục đích của việc quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế. - Quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả nhầm thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo mà vẫn duy trì được sự bền vững về môi trường và xã hội. - Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ gìn tiềm năng phát triển. 5. Vai trò của nhà nước trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên. - Để nâng cao vai trò quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Toàn ngành tài nguyên và môt trường, tập trung thực hiện các nhiệm vụ 17 trọng tâm đó là quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững. - Chú trong xây dựng hệ thống quản lý về tài nguyên và môi trường từ trung ương đến địa phương theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có sự kết hợp rộng rãi và có hiệu quả giữa ngành tài nguyên và môi trường với các ngành khác. Nhằm mục đích phát huy tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực của xã hội tham gia giải quyết tốt các vấn đề tài nguyên môi trường. Nhà nước đã ban hành một số nghị định về luật thuế và thực hiện pháp lệnh thế. Đã góp phần bảo vệ khai thác sử dụng tài nguyên môi trường. Nhà nước đã ban hành một số nghị định về luật thuế và thực hiện pháp lệnh thuế đã góp phần bảo vệ khai thức sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ một trường và bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường của cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật để bảo vệ môi trường. Tăng cường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý về môi trường. Đầu tư nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội có ý nghĩa bảo vệ môi trường. 3.3.4. Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam 3.3.4.1. Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên a] Thực trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam 18 Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch - Tài nguyên đất: Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên, diện tích đất đã sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội là 18,881 triệu ha, chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 22,20% diện tích đất tự nhiên và 38,92% diện tích đất đang sử dụng. Hiện còn 14,217 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm 43,96% quỹ đất tự nhiên. Vị trí và địa hình đặc biệt làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Ðông sang Tây. - Tài nguyên nước: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.345 con sông có chiều dài trên 10 km, mật độ trung bình từ 1,5 – 2 km sông/1 km2 diện tích, cứ đi dọc bờ biển khoảng 20 km lại gặp một cửa sông. Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3. Tỉ trọng nước bên ngoài chảy vào nước ta tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sông toàn quốc. - Tài nguyên biển: Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2, diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 2 triệu ha trong đó 1 triệu ha nước ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn. Phần lớn diện tích này đã được đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản. - Tài nguyên rừng: Nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích. Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quí báu, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hoà Độ che phủ của rừng cao và hợp lý làm giảm dòng chảy mặt ngay sau mưa, làm chậm lũ, điều hoà dòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô... - Tài nguyên sinh vật: - Hệ thực vật: 19 Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng sinh học, hệ thực vật có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao có mạch; đã xác định được khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 600 loài rong biển. Trong đó có 1.200 loài thực vật đặc hữu, hơn 2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, vật liệu trong xây dựng. Tỷ lệ số loài thực vật dùng làm dược liệu ở nước ta lên tới 28%. Hệ thực vật nước ta có nhiều loài quý hiếm như gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân gà, ba kích, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu… - Hệ động vật: Tính đến nay đã xác định được ở nước ta có 275 loài thú, 1.009 loài và phân loài chim, 349 loài bò sát và lưỡng cư, 527 loài cá nước ngọt, khoảng 2.038 loài cá biển, 12.000 loài côn trùng, 1.600 loài động vật giáp xác, 350 loài động vật da gai, 700 loài giun nhiều tơ, 2.500 loài động vật thân mềm, 350 loài sa nhô được biết tên… Hệ động vật Việt Nam có mức độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú và phân loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng. Hệ động vật Việt Nam còn có một số loài quý hiếm như voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, hổ, báo, culy, vượn den, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, bò sừng xoắn, gà Lam đuôi trắng… - Tài nguyên khoáng sản: Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ðịa Trung Hải. Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã phát hiện và đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại khoáng sản - Tài nguyên du lịch Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa [Lào Cai], Tam Đảo [Vĩnh Phúc], Đà Lạt [Lâm Đồng], núi Bà Đen [Tây Ninh]...; động Tam Thanh [Lạng Sơn], động Từ Thức [Thanh Hoá], Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng [Quảng Bình]...; thác Bản Giốc [Cao Bằng], hồ Ba Bể [Bắc Kạn]… 20

Video liên quan

Chủ Đề