Thiếu trung thực trong học tập là gì

Câu 1 trang 3 Đạo Đức 4:

Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào?

Lời giải:

Long sẽ có hai cách giải quyết là:

Nhận với cô giáo là hôm qua mình mải chơi mà quên chưa sưu tầm tranh ảnh.

Bảo với cô giáo là đã làm nhưng để quên ở nhà.

Câu 2 trang 3 Đạo Đức 4:

Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao?

Lời giải:

Nếu em là Long em sẽ thú nhận với cô giáo là chưa sưu tầm do mải chơi và hứa sẽ nộp bù vào ngày hôm sau, hứa sẽ không tái phạm.

Bởi vì trung thực là một đức tính cần thiết của con người.

Giải phần Bài tập

Bài 1 trang 4 Đạo Đức 4:

Theo em, trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập?

a] Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.

b] Không làm Bài mà mượn vở của bạn để chép.

c] Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

d] Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.

Lời giải:

Những việc làm thể hiện tính trung thực: c

Bài 2 trang 4 Đạo Đức 4:

Em hãy bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến dưới đây [tán thành, phân vân hay không tán thành]:

a] Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.

b] Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.

c] Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng

Lời giải:

a] Không tán thành.

Bởi trung thực trong học tập có thể thiệt về điểm số, nhưng bù lại ta sẽ rèn luyện được đức tính trung thực vô cùng quý báu.

b] Phân vân.

Do thiếu trung thực cũng có nhiều loại khác nhau và không đến mức là giả dối.

c] Tán thành.

Bài 3 trang 4 Đạo Đức 4:

Em sẽ làm gì nếu:

a] Em không làm được bài trong giờ kiểm tra?

b] Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi?

c] Trong giờ kiểm tra, bạn ngồi bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?

Lời giải:

a] Em sẽ chấp nhận điểm kém và tự hứa lần sau sẽ cố gắng hơn trong học tập để không bị điểm kém.

b] Em sẽ thưa với cô rằng cô đã ghi nhầm điểm

c] Không cho bạn chép bài mặc cho bạn có thể sẽ giận mình do đó là thiếu trung thực trong học tập

Bài 4 trang 4 Đạo Đức 4:

Em hãy kể lại những mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập mà em biết.

Lời giải:

Nguyễn Quốc Trinh và Nguyễn Đình Trụ là hai anh em ruột đều học giỏi, đến kì thi, Đình Trụ làm được bài còn Quốc Trinh học sách khác nên không làm được, Đình Trụ hứa chỉ cho anh nhưng Quốc Trinh không đồng ý và bỏ về, khoa sau thi đỗ trạng nguyên.

Bài 5 trang 4 Đạo Đức 4:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề “Trung thực trong học tập”.

Lời giải:

Cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề “Trung thực trong học tập”.

Bài 6 trang 4 Đạo Đức 4:

Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa? Nếu có, bây giờ em nghĩ lại thấy thế nào? Em sẽ làm gì nếu gặp những tình huống tương tự như vậy?

Lời giải:

- Trong cuộc đời học sinh chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần thiếu trung thực trong học tập, và em cũng không ngoại lệ.

- Em thấy chuyện thiếu trung thực trong học tập là hoàn toàn bình thường và có thể hiểu được. Một phần là do tâm lí điểm của người Việt Nam và áp lực lên đầu con cái vì điểm.

- Thế nhưng nếu được làm lại em sẽ cố gắng học tập hơn để không phải gian lận, không thẹn với lương tâm của mình.

Lượt xem: 8116

         Thời gian gần đây, dư luận xã hội và báo chí đã có không ít phản ứng trước một thực trạng trong đời sống xã hội: đó là tình trạng bằng cấp giả, ngồi nhầm lớp, tiêu cực trong thi cử… Sự tồn tại của hiện tượng này vừa gây mất niềm tin, vừa tạo đà cho sự xuống cấp của chất lượng giáo dục. Vấn đề trung thực trong học tập và thi cử không chỉ còn là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà đã trở thành vấn đề chung của cả cộng đồng.

       Trung thực được hiểu là sự  ngay thẳng, thật thà, tôn trọng sự thật, không làm sai lạc sự thật.  Trung thực trong học tập và thi cử là hướng tới tiếp thu, nắm vững kiến thức tạo thực lực cho bản thân, làm bài thi bằng những kiến thức mình có, không gian lận hòng đạt kết quả cao hơn khả năng thật. Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm khác đi sự thật và sẽ được mọi người tôn trọng, tin tưởng. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối. Tính trung thực trong học tập, thi cử của học sinh được hiểu là không hỏi bài khi thi, không quay cóp, không có hành vi gian lận, dối trá trong khi làm bài kiểm tra, có thái độ nghiêm túc làm bài đúng với kiến thức và khả năng của mình, không lấy của người khác làm bài của mình…

       Trung thực là đức tính quý báu của mỗi con người và tính trung thực trong học tập, thi cử của học sinh là cần thiết, có nhiều tác dụng, ý nghĩa. Nếu có tính trung thực thì nhân cách của mỗi con người sẽ được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác yêu mến, kính trọng. Điều quan trọng hơn cả là bản thân của người có tính trung thực sẽ tự xây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng những người xung quanh. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta mới có được những kiến thức thực do chính chúng ta thu nhận và rèn luyện chứ không do học vẹt, học máy móc, học qua loa, đối phó…

       Tính trung thực còn giúp chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực trong học tập, thi cử thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao kiến thức. Vì thế, khi học sinh có biểu hiện không trung thực trong học tập, thi cử cần nhận thấy lỗi của mình và sửa sai. Có như vậy, học sinh mới trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.

        Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp. Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn. Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?

       Vì sao chúng ta phải học thật, thi thật?  Vì học thật là con đường duy nhất dể tiếp thu kiến thức, là giàu vốn tri thức cho bản thân. Học thật là cách duy nhất để có kiến thức thật – những kiến thức có thể vận dụng một cách có ích trong mọi hoạt động sống cũng như lao động, nghiên cứu.Học thật cũng là cơ sở tạo nên ý nghĩa chân chính của các hoạt động học tập và thi cử. Để đánh giá chính xác kết quả học tập, năng lực của bản thân người học thì cần phải thi thật . Trên cơ sở đó, ngưòi học mới có thể xác định chính xác mục tiêu, hướng đi cho tương lai.  Thi thật để tạo sự công bằng giữa các cá nhân tham gia các hoạt động học tập và thi cử. Là động lực thúc đẩy hoạt động học để học là học thật chứ không phải là học giả.

        Vậy làm thế nào để trung thực trong học tập và thi cử? Trong học tập: người học phải có năng lực tiếp thu kiến thức và bản lĩnh để đổi mặt với những khó khăn trở ngại cũng có nghĩa là không nên ngồi nhầm lớp; có định hướng về mục tiêu phấn đấu và tự biết mình, dám nhìn thẳng vào sự thật để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Trong thi cử cần  có trình độ kiến thức thật sự, có ý thức nghiêm túc về ý nghĩa kỳ thi, sẵn sàng đón nhận thành công song cũng dám đốì mặt với thất bại, biết vượt qua những áp lực không có ý nghĩa tích cực.

       Hiểu được ý nghĩa to lớn của việc học thật, thi thật , chúng ta cần phải lên tiếng phê phán căn bệnh thành tích và tình trạng học giả, thi giả, bằng cấp hiện nay. Điều kiện để tính trung thực trong học tập và thi cử được đảm bảo là  sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Trung thực trong học tập và thi cử không phải là câu chuyện riêng của ngành giáo dục mà là câu chuyện của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả cộng đồng. Chừng nào áp lực về bằng cấp, về chuyện đỗ – trượt giảm đi, chừng ấy tính trung thực trong học tập và thi cử mới được đảm bảo.  Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” để giáo dục học sinh.

          Cần xây dựng tính trung thực trong các hoạt động học tập và thi cử như một biểu hiện của hành vi văn hóa ở con người. Có như vậy mới đào tạo ra những công dân có năng lực, có trí tuệ để đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. 

                                                                                                                                                                          [st]

Video liên quan

Chủ Đề