Dạy học cá nhân hóa là gì

Mô hình giáo dục cá nhân hóa không phải là xu hướng hoàn toàn mới trong giáo dục mà đã có từ khá lâu. Đây là khái niệm về một chương trình dạy và học phù hợp với nhu cầu, khả năng và sở thích của mỗi cá nhân. Vài năm trở lại đây, chương trình này được đặc biệt quan tâm tại Mỹ và nhiều quốc gia phương tây và được cho là giải pháp không chỉ cho các vấn đề của ngành giáo dục mà còn đối với cả các thách thức trong nền kinh tế và xã hội hiện đại.

Mục tiêu của phương pháp học tập đặc biệt này là dựa theo nhu cầu của từng học sinh, cho phép học sinh tham gia chủ động vào quá trình học tập và có quyền kiểm soát việc học của mình nhiều hơn tùy vào môi trường học tập cá nhân hóa. Học sinh được trao quyền làm chủ và có trọng trách cao nhất đối trải nghiệm học tập của mình.

Hai phương pháp phổ biến của giáo dục cá nhân hóa là Nhịp độHọc sinh làm chủ.

Cá nhân hóa theo nhịp độ cho phép người học nghiền ngẫm và nghiên cứu tài liệu tùy theo tốc độ của từng cá nhân. Phương pháp này sẽ giúp giải quyết vấn đề về sự chênh lệch trong khả năng tiếp thu của mỗi người. Chương trình này cho phép học sinh có thể đi chậm lại hoặc tăng tốc dựa trên mức độ và tốc độ làm chủ khả năng của mình. 

Trong mô hình học cá nhân hóa do học sinh làm chủ, người học sẽ quyết định việc học gì dựa trên mục tiêu và sở thích của mình. Chương trình học cá nhân hóa do học sinh làm chủ thường được giảng dạy theo dự án với các chủ đề mà học sinh muốn khám phá và ở môi trường học này, rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh và tạo cơ hội cho bạn làm việc trên cả phương diện cá nhân và hợp tác.

Vai trò của giáo viên trong giáo dục cá nhân hóa

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong mô hình giáo dục cá nhân hóa. Giáo viên là người truyền cảm hứng cho học sinh và được yêu cầu phải có những kỹ năng, phẩm chất, phong thái chủ động trong mọi vấn đề và luôn sẵn sàng hành động. Chính những yếu tố này sẽ giúp giáo viên có đủ khả năng đáp ứng sở thích và nhu cầu phát triển của người học. Để giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập đã đề ra, giáo viên sẽ là người tìm hiểu tài liệu và phân loại đâu là thứ phù hợp với từng cấp độ, kỹ năng của học sinh. Mặc dù đây là công việc không hề dễ dàng, nhưng việc hiểu rõ nhu cầu và sở thích của người học theo cách này có thể giúp mối quan hệ thầy, trò trở nên gắn bó. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần liên tục “thử thách” thêm học sinh bằng cách đặt các câu hỏi giúp rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh. Các bạn cần tự đánh giá lại phương pháp, kết quả học tập, cách bạn tiếp cận vấn đề để có nhiều lựa chọn, cách học tập và làm việc linh hoạt mà hiệu quả. 

Mô hình giáo dục cá nhân hóa ở Arkki 

Tất cả chương trình học của Arkki đều được tiếp cận thông qua các dự án. Đây chính là môi trường lý tưởng để áp dụng mô hình giáo dục cá nhân hóa.

Trong lớp học Arkki, mỗi học sinh đều là trung tâm. Giáo viên hay còn gọi là người hướng dẫn sẽ làm việc với một nhóm học sinh để nhận biết những ưu, nhược điểm, khả năng, sở thích, thiên hướng của từng học sinh từ đó đưa ra những chiến lược học tập phù hợp cho từng thành viên lớp học. Mọi hoạt động học tập đều được bắt đầu từ năng lực của học sinh học sinh, được đánh giá theo những cách khác biệt, được thực hiện dựa trên nhu cầu và sở thích của học sinh. 

Việc tổ chức lớp học mà ở đó cho phép học sinh chủ động lựa chọn phương án học tập thoạt nhìn sẽ có cảm giác đây là một lớp học lộn xộn và giáo viên sẽ phải vất vả để có thể quản lý được lớp học. Tuy nhiên, học sinh sẽ làm việc hiệu quả hơn khi cảm thấy được tin tưởng và có quyền quyết định đối với việc học của mình. Học sinh được tự đề xuất, chọn lựa cách tiếp cận và giải quyết vấn đề cụ thể mà giáo viên đưa ra ở mỗi dự án theo xu hướng, sở thích và khả năng của mình, nhờ đó bạn được rèn luyện tư duy phản biện. Phụ huynh cũng sẽ nhận thấy sự khác biệt theo hướng tích cực và có thể sẽ phát hiện ra những điều chưa từng biết của con mình.

Trong các hoạt động của lớp học Arkki, học sinh có nhiều cơ hội để thực hành những kỹ năng xã hội và cảm xúc đồng thời nhận biết được vai trò của mình đối với kết quả làm việc của bản thân cũng như của đội nhóm. Từ đó, học sinh sẽ có ý thức trách nhiệm với việc học của mình và cùng nhau xây dựng một cộng đồng với các quy tắc ứng xử phù hợp.

Một điểm khác biệt của môi trường giáo dục cá nhân hóa Arkki là việc đánh giá học sinh. Thay vì xếp hạng, giáo viên sẽ ghi nhận thông tin về hoạt động học tập của học sinh như một cách để có thể thiết lập mục tiêu và theo dõi sự tiến bộ. Kết quả học tập của học sinh được tiếp cận dưới góc độ riêng tư [Personal touch] và đây là cách để giáo viên, học sinh và phụ huynh điều chỉnh nhịp độ của quá trình học tập. Học sinh cũng có thể tự thiết lập biểu đồ về sự tiến bộ của mình và đặt mục tiêu học tập cho cá nhân, xác định những mục tiêu mới và những điểm cần phải cải thiện thông qua công cụ tự đánh giá.

Giáo dục cá nhân hóa là môi trường thuận lợi nhất để mỗi cá nhân phát triển, hoàn thiện và khác biệt nhất đồng thời xây dựng một cộng đồng với những mối quan hệ bạn – bè, thầy – trò, cha mẹ – con cái thật sự thấu hiểu.

HuyenP. tổng hợp.

Tham khảo:

//knowledgeworks.org/

Khái niệm cá nhân hóa [Individualization] và cá tính hóa [Personalization] thường được sử dụng với ý nghĩa giống nhau trong dạy học phân hóa. Trong khi cả hai khái niệm đều hướng đến đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nhưng chúng lại phục vụ cho những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, những khác biệt trong việc ứng dụng thực tiễn của cá nhân hóa và cá tính hóa có thể giúp cải thiện giáo án của giáo viên và có lợi cho việc đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh. Các phương pháp cá nhân hóa và cá tính hóa được kì vọng sẽ cung cấp những điều kiện thuận lợi nhất cho sự thành công của học sinh khi đạt được mục tiêu học tập.

1. Cá nhân hoá trong học tập:

Cá nhân hóa trong học tập chỉ là khái niệm phổ thông, nhưng nay đã được ứng dụng rộng rãi tại các trường học trên toàn thế giới như một phương pháp giúp giáo viên truyền tải kiến thức một cách hiệu quả dựa trên năng lực của từng học sinh. Không còn ứng dụng phương pháp truyền thống, các nhà sư phạm ngày nay theo đuổi cách tiếp cận cá nhân hóa, trao cho mỗi học sinh khả năng làm chủ trải nghiệm học tập của chính mình, là chìa khóa giúp các em trưởng thành và thành công trong tương lai.

Theo nghiên cứu của Trường Sư phạm Quốc gia, cơ quan chuyên môn của Bộ Giáo dục Anh quốc, cá nhân hóa trong học tập sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ em trong quá trình trưởng thành và phát triển. Phương pháp này thừa nhận sự khác biệt của mỗi cá nhân, khuyến khích giáo viên chú ý tới phong cách học tập của từng học sinh, phát hiện ra điều gì là động lực cho các em học tập hay các em cần gì để học tập hiệu quả, cho phép mỗi học sinh vượt qua những mục tiêu mà các em tự đặt ra, giúp giáo viên sử dụng thành công các phương pháp đánh giá chuyên sâu đối với mỗi học sinh, có phương pháp khuyến khích các em phát huy thế mạnh của mình. Cách tiếp cận này coi trọng quá trình học, không phải quá trình dạy; học sinh học trong mọi trải nghiệm và với mọi cá nhân khác, thậm chí vượt qua phạm vi lớp học. 

2. Cá tính hóa trong học tập:

Khái niệm học tập cá tính hóa là một cách tiếp cận mà trong đó giáo viên là trung tâm. Giáo viên xem xét hồ sơ đánh giá để xác định các xu hướng nhu cầu phổ quát của một nhóm học sinh, cả lớp hoặc các nhóm nhỏ. Ví dụ, học sinh làm nghiên cứu và viết lách có thể được phân vào các nhóm dựa trên các cấp độ kĩ năng viết, từ liệt kê đến sử dụng dẫn chứng. Khi dạy học cá tính hóa, giáo viên phát triển các thiết kế hỗ trợ dựa trên hồ sơ học sinh. Các trải nghiệm học tập có thể được phân hóa theo nhiều cách:

+ Cả lớp

+ Các nhóm nhỏ hoặc cá nhân

+ Dựa trên sự lựa chọn

Đối với việc áp dụng cá tính hoá trong học tập, Eduso đã nghiên cứu và phát triển tính năng phân loại học sinh theo từng nhóm A, B, C, D, E dựa theo học lực của các em theo từng tháng. Hệ thống tự động phân loại học sinh theo từng nhóm học lực giúp các thầy cô dễ dàng nắm bắt được số lượng học sinh theo từng nhóm cũng như điểm trung bình của từng em để các thầy cô có kế hoạch cải thiện và nâng cao kết quả học tập của những em nhóm dưới lên cao hơn.

Hệ thống Eduso tự động phân loại số học sinh và sắp xếp theo từng nhóm

Các thầy cô có thể chọn và giao bài cho từng nhóm học sinh trên Eduso

3. Dạy học phân hóa đáp ứng được nhu cầu của mọi người

Cá tính hóa và cá nhân hóa đều đáp ứng tốt nhu cầu của người học. Học tập theo hướng cá nhân hóa góp phần vào nghiên cứu để cải thiện sự thành công của học sinh. Tuy nhiên, cá tính hóa là một lựa chọn phổ biến của giáo viên bởi vì nó có vẻ nhanh hơn trong quản lí và lên kế hoạch với chỉ một người – giáo viên. Lựa chọn tốt nhất phụ thuộc vào bầu không khí thoải mái mà giáo viên tạo ra trong quá trình học và học sinh có thể phản hồi tích cực như thế nào.

Trong thời điểm nhu cầu số hoá trong giáo dục càng ngày càng được nâng cao, Eduso đã từng bước nghiên cứu những giải pháp làm sao để tối ưu hoá một cách đơn giản nhất trên hệ thống các phương pháp dạy và học, nhằm giúp các thầy cô cải thiện được chất lượng dạy và học của giáo viên cũng như học sinh.

Thu Thảo tổng hợp

15/04/2021

Video liên quan

Chủ Đề