Thị trường chứng khoán sụp đổ năm 2008

Chỉ số FTSE All-World đang có chuỗi giảm giá hàng tuần lớn nhất kể từ giữa năm 2008, bằng với khoảng thời gian sụt giảm mạnh trước khi cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn dẫn đến sự sụp đổ thảm khốc của Lehman Brothers.

Chỉ số FTSE All-World đã giảm 2,2% trong tuần này, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 2,4% và Nasdaq Composite giảm 2,8%.

Mặc dù sự phục hồi nhẹ vào phiên giao dịch ngày thứ Sáu [13/5] giúp chỉ số S&P 500 tránh rơi vào một thị trường gấu chính thức [khi một chỉ số giảm 20% so với mức cao gần đây], nhưng rất ít nhà đầu tư cho rằng chuỗi biến động giảm mạnh sẽ sớm kết thúc.

Matt Stucky, Giám đốc danh mục đầu tư tại Northwestern Mutual Wealth Management quản lý 237 tỷ USD cho biết: “Khi các chuyển động thất thường như thế này, thật sự nguy hiểm nếu cố gắng thăm dò thị trường. Thực sự, nó sẽ sôi sục về việc liệu nền kinh tế Mỹ có suy thoái một năm kể từ bây giờ hay không”.

Những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang [Fed] nhằm chống lạm phát với lãi suất cao hơn đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán kể từ đầu năm. Lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm, điều này làm giảm sự hấp dẫn tương đối của các tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu và ảnh hưởng đến việc định giá trái phiếu doanh nghiệp.

Số lượng cổ phiếu ở Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 52 tuần đã vượt qua 4.100 vào một thời điểm trong tuần này, là mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Phần lớn các cổ phiếu trong chỉ số Russell 3000 giảm gần 40% so với mức cao nhất trong tuần trong 52 tuần.

Tuần này, ngay cả những ngành thường được hưởng lợi từ lãi suất cao hơn cũng chịu áp lực. Chỉ số S&P 500 của nhóm ngành tài chính đã giảm 3,6% khi các nhà đầu tư đặt cược rằng, việc bổ sung vào biên lợi nhuận của các ngân hàng sẽ nhiều hơn được bù đắp bởi sự gia tăng các khoản nợ vỡ nợ trong thời kỳ suy thoái.

Chủ tịch Fed Jerome Powell hồi đầu tháng nhấn mạnh ngân hàng trung ương “sẽ không do dự” nếu cần thực hiện các biện pháp cực đoan để kiểm soát lạm phát và cảnh báo việc kiềm chế lạm phát sẽ gây ra “một số nỗi đau”.

Dữ liệu mới cho thấy mức tăng giá hầu như không chậm lại trong tháng 4, do đó làm tăng thêm lo ngại rằng Fed sẽ không thể đạt được "hạ cánh mềm" để tránh sự suy giảm kinh tế.

Florian Ielpo, Giám đốc danh mục đầu tư đa tài sản tại Lombard Odier cho biết: “Chỉ có một cách thoát khỏi thời kỳ lạm phát này mà chúng ta đang trải qua và đó là sự suy thoái trong hoạt động kinh tế”.

Ngoài mối lo ngại kinh tế Mỹ sẽ suy thoái, tình hình thị trường chứng khoán toàn cầu đã trở nên trầm trọng hơn bởi các bản cập nhật dữ liệu kinh tế thất vọng từ Trung Quốc, quốc gia đang phải vật lộn để ngăn chặn sự bùng phát của Covid mà không thể không gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, chỉ số CSI 300 đã phục hồi trong tuần này, cũng như chỉ số Stoxx 600 của châu Âu vốn ít bị chi phối bởi các công ty công nghệ hơn so với thị trường Mỹ cũng phục hồi nhẹ trong tuần này.

Một số nhà đầu tư lạc quan rằng, phần lớn bất kỳ cuộc suy thoái tiềm ẩn nào hiện đã được phản ánh vào giá tài sản. Quỹ đầu tư T Rowe Price quản lý tài sản 1.400 tỷ USD đã dần dần xây dựng kịch bản tăng tỷ trọng cổ phiếu và cơ cấu danh mục chuyển từ một số cổ phiếu thuộc các lĩnh vực phòng thủ sang các lĩnh vực công nghiệp và chất bán dẫn.

“Thị trường đang định giá với khả năng rất cao là một sự kiện rất xấu xảy ra; nếu không, một số cổ phiếu theo chu kỳ đó sẽ ồ ạt đánh giá lại cao hơn và nếu điều đó xảy ra, chúng đã tái định giá rất nhiều”, David Giroux, Giám đốc danh mục đầu tư của T Rowe cho biết.

Ông David Giroux dự đoán, thị trường sẽ tiếp tục biến động trong ngắn hạn, nhưng sẽ lạc quan hơn về triển vọng dài hạn.

“Nếu bạn chờ đợi sự chắc chắn quay trở lại, khi tất cả đều rõ ràng, bạn sẽ mua những thứ đã tăng giá 30%”, ông nhận định.

Vũ Duy Bắc
Theo FT

Khi xảy ra khủng hoảng, đầu tư chứng khoán có là lựa chọn tốt?

Việc đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng và được hỗ trợ bởi nhiều thông tin tốt từ Chính phủ, ngành, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường vẫn luôn có diễn biến phức tạp và thực tế cho thấy khi gặp những biến cố lớn thì việc sụp đổ hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhìn từ hiện tại là dịch bệnh do Covid-19 gây ra, trước đó là khủng hoảng tài chính năm 2008 với bắt nguồn từ sự đổ vỡ liên quan thị trường bất động sản tại Mỹ, xa hơn nữa là thời kỳ bong bóng dotcom đầu năm 2000 ảnh hưởng từ cổ phiếu công nghệ. Thị trường chứng khoán các giai đoạn này đều ghi nhận mức giảm lớn, gây thiệt hại nặng nề cho nhà đầu tư.

Với diễn biến xấu, nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn và có nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản. Cổ phiếu là đại diện giá trị của doanh nghiệp sẽ có chiều hướng đi xuống, phản ánh đúng những gì đang diễn ra. Nắm giữ cổ phiếu có thể làm giảm giá trị tài sản của nhà đầu tư. Cổ tức được nhận bị ảnh hưởng nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận.

Lúc này, nhà đầu tư có thiên hướng tìm đến các loại hình khác ngoài cổ phiếu như trái phiếu nhờ đặc tính ít rủi ro và vẫn duy trì được lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi suất thực nhận từ trái phiếu có thể giảm đi trong giai đoạn này. Hình thức đầu tư chứng khoán khác như thông qua quỹ đầu tư là lựa chọn khi loại hình này được quản lý rủi ro chặt chẽ bởi các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tại nhà quản lý quỹ. Dù vậy, việc thị trường đi xuống cũng khiến danh mục đầu tư của quỹ suy giảm. Bù lại, các nhà quản lý quỹ có thể điều chỉnh hợp lý hơn cho danh mục, nắm giữ nhiều loại tài sản ít rủi ro khác để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư.

Tháng 9 của 10 năm về trước là một quãng thời gian đầy biến động đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

Ngày 15/8/2008, Lehman Brothers – ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ - tuyên bố phá sản. Chỉ số Dow Jones mất hơn 500 điểm ngày hôm đó. Ngày hôm sau, Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed tuyên bố giải cứu tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG với khoản hỗ trợ lên tới 85 tỷ USD để đổi lấy 79,9% sở hữu coong ty. AIG khi đó không có đủ tiền mặt để thanh toán các Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng [CDS] cho các đối tác.

Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ đối với các NĐT chứng khoán. Ngày 29/9/2008, chỉ số Dow Jones mất 777,68 điểm – cú giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử chỉ số. Giữa thời khắc hỗn loạn đó, các NĐT đã làm đúng, làm sai những gì? Dưới đây là 7 bài học mà NĐT có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng một thập kỷ về trước.

Bài học số 1: Đầu tư là rủi ro

Nhà đầu tư rất dễ quên mất rằng rủi ro là một phần không thể thiếu của hoạt động đầu tư, đặc biệt là khi các chỉ số chứng khoán lớn liên tục lập đỉnh mới. Tâm trạng lạc quan phơi phới của nhà đầu tư trong giai đoạn này thường khiến họ không chú ý đến những rủi ro luôn rình rập trên thị trường.

Năm 2008, các nhà đầu tư mới hoàn hồn sau cuộc khủng hoảng cổ phiếu công nghệ vài năm trước đó. Chỉ số Dow Jones tăng trưởng vững chắc trong khoảng 5 năm và cùng với các chỉ số chứng khoán khác liên tục lập đỉnh mới. Các nhà đầu tư lúc đó tin rằng thị trường giá lên sẽ cứ lên mãi.

Chính sự lạc quan này dẫn tới sự tự mãn; nhiều NĐT, nhất là NĐT nhỏ lẻ, đã không chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho những rủi ro phía trước và tiếp tục lao vào “đu đỉnh”.

Diễn biến chỉ số chứng khoán Dow Jones theo thời gian.

Bài học số 2: Chuyện gì cũng có thể xảy ra

Câu nói quen thuộc “Hãy chờ đón những điều không lường trước được” [expect the unexpected] luôn đúng với thị trường chứng khoán. Bài học lớn nhất của đợt sụp đổ 2008 là NĐT cần phải chuẩn bị phương án đối phó cho trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra, vì nhiều khi thực tại có thể đáng sợ hơn trí tưởng tượng của NĐT rất nhiều.

Tác giả Nicolai Nassim Taleb là người phổ biến thuật ngữ “thiên nga đen” dùng để chỉ một sự kiện ít khi xảy ra và rất khó dự đoán. Tuy không ai biết chính xác khi nào sự kiện này sẽ xảy ra, có một điều chắc chắn là nó sẽ xảy ra. Nhiều NĐT với tâm lý quá lạc quan và tham lam thường “múc mạnh”, tức nhận thêm nhiều rủi ro, ngay khi thị trường đang gần đạt đỉnh.

Bài học số 3: Thận trọng với những dự báo

Trước khi cuộc khủng hoảng diễn ra, Phố Wall luôn hết sức lạc quan. Tâm lý chủ đạo thị trường khi đó là giá bất động sản sẽ tiếp tục tăng cao, dù không có lý do thuyết phục nào.

Ngay cả những quan chức cấp cao khi đó như Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson cũng nói: “Chúng tôi đã nghiên cứu dữ liệu từ năm 1945 đến nay và đi đến kết luận là giá bất động sản chắc chắn không thể giảm”. Tương tự như vậy, một kiểu dự báo phổ biến khác là thị trường chứng khoán sẽ có suất sinh lợi trung bình 9%/năm. Khi hỏi tại sao thì câu trả lời chỉ đơn giản là “trung bình lịch sử như vậy” hoặc bất kỳ một lý do nào khác mà các “chuyên gia” của Phố Wall có thể bịa ra.

Những NĐT nào tin tưởng các dự báo kiểu này chắc hẳn đã thua lỗ nặng nề trên thị trường chứng khoán và phải trả một khoản học phí rất cao cho bài học đau đớn này. Trên các phương tiện truyền thông có đầy rẫy những người được gọi là “chuyên gia” đưa ra khuyến nghị đầu tư. Tuy vậy, NĐT cần có phân tích và đưa ra quyết định của riêng mình. Phải luôn chuẩn bị sẵn sàng cho những kịch bản không thể tránh được. Ngay cả khi đại đa số ý kiến cho rằng thị trường sẽ đi lên, NĐT cũng không nên chủ quan khinh suất.

Bài học số 4: Những người quản lý cũng không phải nhà tiên tri

Khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra, ngay cả những bộ óc kinh tế hàng đầu tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] hay Cục dự trữ liên bang Mỹ [Fed] cũng phải ngạc nhiên. Các chuyên gia của Fed khi đó còn nghĩ rằng sự sụp đổ của thị trường nợ dưới chuẩn có thể được kiểm soát và sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Một trong những quan điểm phổ biến trước nay các quan chức biết nhiều hơn các NĐT bình thường. Tâm lý này được thể hiện rất rõ mỗi khi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang [FOMC] họp và đưa ra quyết định tăng, giảm hoặc giữ nguyên lãi suất.

Tuy nhiên suy nghĩ lại thì thấy, những người làm chính sách này cũng chỉ đang phản ứng lại những thay đổi trong nền kinh tế, giống như tất cả mọi người.

Bài học số 5: Cái gì quá cũng không tốt

Bong bóng không phải là một hiện tượng mới trong giới đầu tư. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra khi bong bóng nợ dưới chuẩn vỡ tan tành và sau đó những hệ quả tiêu cực cứ thế lớn dần lên.

Bong bóng thường xuyên xảy ra trên thị trường nhưng không ai nhận ra điều đó cho đến khi bong bóng vỡ. Hiện cũng không có cách xác định hay dự báo chính xác khủng hoảng nhưng một cách giải thích hợp lý là cái gì nhiều quá cũng không tốt, cho dù đó là tăng trưởng, lạm phát, tín dụng hay lãi suất, …

Bài học số 6: Cơ hội còn nhiều

Ngay cả khi bão tố khủng hoảng đang hoành hành khắp thị trường, những NĐT tài năng vẫn luôn nhìn ra những cơ hội đầu tư. Câu nói nổi tiếng của nhà quý tộc thế kỷ thứ 18 Baron Rothschild “Hãy mua khi cả thị trường đang đổ máu” đã thể hiện một cách ngắn gọn tư tưởng đầu tư đi ngược đám đông này.

Thông thường, giá cổ phiếu thường chạm đáy khi có khủng hoảng. Tuy không phải cổ phiếu nào cũng hồi phục mạnh mẽ, NĐT tinh ý có thể chọn được cổ phiếu tốt với mức giá hời và do vậy thu về lợi nhuận lớn trong tương lai.

Cổ phiếu Starbucks là một ví dụ điển hình. Năm 2009, cổ phiếu này chạm đáy khoảng 4 USD/cp vào năm 2009. Nhiều chuyên gia dự báo rằng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, người dân sẽ mua ít cà phê hơn. Thực tế hoàn toàn trái ngược và giá cổ phiếu Starbucks hiện nay là trên 54 USD/cp, tức tăng 13 lần.

Bài học số 7: Khủng hoàng không phải là tận cùng thế giới

Mỗi khi thị trường có dấu hiệu đi xuống hay khủng hoảng, những người bi quan thường nói đây sẽ là đợt sụp đổ kinh khủng khiếp mà thị trường chứng khoán sẽ không bao giờ hồi phục lại được. Thực tế lịch sử cho thấy thị trường luôn hoạt động và tăng trưởng trở lại sau mỗi đợt giá xuống. Thời kỳ Đại Khủng hoàng 1929, đợt suy thoái những năm 1980, cuộc khủng hoảng cổ phiếu công nghệ năm 2000 và cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2008 … là những minh chứng rõ ràng nhất.

Đa số các nhà đầu tư không có được cơ hội hồi phục từ thua lỗ vì họ thường hoảng loạn và bán hết chứng khoán khi thị trường sụp đổ. Đúng là cổ phiếu không tăng trở lại chỉ sau một đêm nhưng qua một khoảng thời gian đủ dài, thị trường thường hồi phục và chinh phục những đỉnh cao mới.

Song Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề