Báo cáo công tác giám định, định giá tài sản

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có nhiều quy định mới về giám định, định giá tài sản trong vụ án hình sự. Sau đây là một số vấn đề mà Kiểm sát viên cần lưu ý khi tiến hành kiểm sát điều tra .

1. Về giám định

-  Về trưng cầu giám định: Điều 205 quy định Cơ quan có thẩm THTT ra quyết định trưng cầu giám định khi thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết; quy định rõ nội dung quyết định trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định; việc giao hoặc gửi quyết định cho cơ quan giám định và Viện kiểm sát có thẩm quyền THQCT và KSĐT trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định trưng cầu giám định.

Thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

- Về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định [Điều 206]: Ngoài các trường hợp mà BLTTHS năm 2003 quy định các trường hợp bắt buộc phải giám định khi cần xác định “Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;Nguyên nhân chết người;Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả”thì Bộ luật TTHS năm 2015 còn quy định bổ sung các trường hợp bắt buộc giám định để xác định vũ khí quân dụng,vật liệu nổ, chất cháy, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;mức độ ô nhiễm môi trường.

- Về yêu cầu giám định [Điều 207]: Đây là điều luật mới để cụ thể hóa quyền yêu cầu của đương sự và người đại diện của họ trong vụ án hình sự; quy định rõ đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan THTT phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định, trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đặc biệt, “Nếu hết thời hạn yêu cầu giám định hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền THTT thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định”.

- Về thời hạn giám định [Điều 208]: Đây cũng là điều luật mới nhằm gắn trách nhiệm của cơ quan giám định trong từng trường hợp bắt buộc phải giám định để đảm bảo thời hạn giải quyết vụ án; cụ thể, thời hạn giám định không quá 09 ngày đối với việc giám định tuổi, thương tích, vũ khí quân dụng, chất ma túy...; không quá một tháng đối với việc giám định nguyên nhân chết, mức độ ô nhiễm môi trường và không quá 03 tháng nếu giám định tâm thần.

- Về giám định bổ sung [Điều 210]: Việc giám định bổ sung được tiến hành trong hai trường hợp khi nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủhoặc khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó. Quy định rõ việc giám định bổ sung vẫn có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định trước đó thực hiện.

- Về giám định lại [Điều 211, 212]: Quy định hai trường hợp thực hiện việc giám định lại, đó là: Khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác [việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện] và sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định [chỉ có Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao mới có quyền quyết định việc giám định lại trong trường hợp này và phải do Hội đồng giám định khác thực hiện].

- Về kết luận giám định: Quy định rõ nội dung của kết luận giám định, giải thích kết luận giám định, thời hạn gửi kết luận giám định và quyền của người tham gia tố tụng về kết luận giám định, theo đó: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định; trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu phải gửi kết luận giám định cho Viện Kiểm sát có thẩm quyền THQCT và KSĐT;

Đối với người tham gia tố tụng, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền THTT phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan và những người này có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định, đề nghị giám định bổ sung, giám định lại. Ý kiến trình bày phải được lập thành biên bản.

 2.Về định giá tài sản

Đây là quy định mới và là hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền THTT để giải quyết vụ án hình sự. Các hoạt động định giá tài sản cũng giống như hoạt động giám định như: yêu cầu định giá, thời hạn định giá, định giá lại, kết luận định giá, quyền của người tham gia tố tụng về kết luận định giá. Tuy nhiên, có một số nội dung cần lưu ý là:

- Về thời hạn định giá [Điều 216]: Không quy định cụ thể thời hạn định giá tài sản, thời hạn này do cơ quan yêu cầu định giá ấn định và phải nêu rõ trong văn bản yêu cầu định giá tài sản; trường hợp không thể tiến hành trong thời hạn yêu cầu thì Hội đồng định giá tài sản phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan, người đã yêu cầu biết;

- Về định giá lại [Điều 218]: Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện; trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về tài sản thì cơ quan có thẩm quyền THTT ra văn bản yêu cầu định giá lại lần thứ hai. Việc định giá lại lần thứ hai do Hội đồng định giá có thẩm quyền thực hiện và kết luận định giá lần này dùng để giải quyết vụ án;

 - Về định giá tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn [Điều 219]: Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết các trường hợp vì lý do khách quan mà đối tượng cần xác định giá không hiện hữu. Trong trường hợp này, việc định giá được thực hiện theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá.

Trên đây là một số nội dung về giám định và định giá tài sản theo quy định của BLTTHS năm 2015 xin trao đổi cùng bạn đọc./.

   Nguyễn Thị Minh Tuyết- VKSND Lạng Giang

Sorry, JavaScript must be enabled.
Change your browser options, then try again.

Thực hiện nghiêm việc giám định, định giá tài sản trong các vụ án tham nhũng

0:00/ 0:00

Giọng nữ

  • Giọng nữ

[ĐCSVN] - Những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc. Nhiều vụ án, vụ việc hết thời hạn điều tra nhưng chưa có kết quả giám định, định giá phải tạm đình chỉ xác minh vụ việc, tạm đình chỉ điều tra vụ án...

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Noichinh.vn

Ngày 18/1, Ban Chỉ đạo Trung ương ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực [Ban Chỉ đạo] tổ chức Hội nghị về công tác giám định, định giá tài sản trong các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương; lãnh đạo các cơ quan tư pháp Trung ương; đại diện lãnh đạo Bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương và các vụ, đơn vị chức năng thuộc Ban Nội chính Trung ương.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Phan Đình Trạc cho biết: Việc giám định, định giá tài sản trong tố tụng hình sự là một trong những hoạt động để làm rõ có tội hay không có tội.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 47 vụ án, 46 vụ việc, trong đó nhiều vụ án, vụ việc phải trưng cầu giám định, yêu cầu định giá. Hiện nay còn 40 quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá thực hiện chậm tiến độ, có khó khăn, vướng mắc [hiện có 1 vụ án 12 vụ việc phải tạm đình chỉ do hết thời hạn nhưng chưa có kết luận giám định, định giá].

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được; chỉ rõ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong công tác giám định, định giá tài; xác định đúng trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương, cơ quan, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng này.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phan Đình Trạc phát biểu tại Hội nghị.Ảnh: Noichinh.vn

Nhấn mạnh công tác giám định, trưng cầu còn chậm, một số kết luận chưa đạt chất lượng, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá nguyên nhân từ hai phía, do bên yêu cầu giám định, định giá đưa ra nội dung rộng hoặc chưa rõ, thời gian gấp... đồng thời cơ chế, chính sách pháp luật liên quan tới định giám, giám định còn chồng chéo, vướng mắc. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính phối hợp cùng các bộ, ngành, cơ quan rà soát các vướng mắc để đề xuất sửa đổi về mặt pháp luật, cố gắng xử lý trong năm trong 2022...

Phát biểu tại Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nêu rõ, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giám định, định giá tài sản, nhất là đối với các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số vướng mắc: Việc kết luận giám định, định giá nói chung còn chậm, chưa đạt yêu cầu về tiến độ. Một số cơ quan được trưng cầu còn chậm trễ trong việc phân công giám định viên, thành lập hội đồng định giá, phân công không đúng quy định pháp luật, thậm chí có biểu hiện e ngại, né tránh, đùn đẩy, hoặc ra quyết định chung chung, không rõ đúng, sai.

Trong một số vụ án, vụ việc, cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu chưa đúng chức năng chuyên môn của cơ quan được yêu cầu, nội dung trưng cầu, yêu cầu chưa rõ, không xác định rõ thời gian hoặc đặt mức thời gian không khả thi...; việc cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan chưa đầy đủ. Quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề này trong tố tụng hình sự tuy có cố gắng những vẫn còn bất cập, chưa phù hợp...

Để thực hiện tốt hơn công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh việc phải nâng cao chất lượng, tiến độ công tác giám định, định giá. Đồng chí nêu rõ, việc lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, địa phương trong công tác giám định, định giá là thước đo trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan, đơn vị đó trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan tới công tác giám định, định giá trong tố tụng hình sự, không được lấy lý do vì sự bất cập đó nên làm chậm. Trong khi chưa hoàn thiện các văn bản, đồng chí nêu phải tính toán đến sự phối hợp của các cơ quan, cùng bàn bạc giải quyết, không để việc này trở thành rào cản nhưng không rõ trách nhiệm.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Noichinh.vn

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh phải đầu tư nhân lực cho công tác giám định, định giá; giám định viên phải đủ phẩm chất và năng lực; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, trên cơ sở đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong công tác giám định, định giá. Trong đó, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trong trưng cầu, yêu cầu giám định, định giá, nội dung yêu cầu phải rõ, thật sự cần thiết, xác định đúng địa chỉ trưng cầu, yêu cầu, thời gian phù hợp. Không trưng cầu, yêu cầu theo kiểu đánh đố; cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ để phục vụ cho công tác giám định, định giá.

Khi đã trưng cầu, yêu cầu, thì phải tôn trọng kết quả của cơ quan chức năng có thẩm quyền chuyên môn sâu về trưng cầu, yêu cầu đó, không sử dụng cũng phải có trao đổi lại...

Cơ quan thực hiện giám định, định giá đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, không để chậm trễ; phân công con người và tạo điều kiện để cán bộ làm việc.../.

PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Kỷ luật Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan
  • Đồng chí Phạm Anh Tuấn giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2021 - 2026
  • Công bố kết quả kiểm tra về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Gia Lai
  • Đồng chí Trương Hải Long giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
  • Lan tỏa tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ
  • Bình Lục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng trong tình hình mới
  • Bắt nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng vì liên quan vụ Việt Á

Video liên quan

Chủ Đề