Thế nào la những người có họ trong phạm vi ba đời

Những người có họ trong phạm vi ba đời là gì?

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Những người có họ trong phạm vi ba đời là  những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.


Câu hỏiđược biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật hôn nhânchuyên trangwww.luatminhkhue.vn

>>Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhântrực tuyến gọi:1900.6162

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Luậthônnhânvàgiađìnhsố 52/2014/QH13 của Quốc hội

2. Luật sư tư vấn:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

"Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

a] Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b] Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c] Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồngvớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồngvớingười đang có chồng, có vợ;

d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"

Theo như quy định trên, pháp luật cấm việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Theo đó, tại khoản 18 Điều 3 Luật này giải thích:Những người có họ trong phạm vi ba đờilà những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn, bà nội của bạn là chị gái ruột củabà ngoại bạn trai bạn cho nên được xác địnhlà đời thứ hai,bạn và bạn trai bạn là đời thứ tư. Cho nên, việc hai bạn kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng sẽ không thuộc điều cấm của pháp luật hôn nhân và gia đình.

Tham khảo bài viết liên quan:

Như thế nào được coi làkếthôntrongphạmvi3đời?

Cấmkếthôntrongphạmvibađời?

Tư vấnkếthôntrongphạmvibađờitheo quy định của luâthônnhân ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật

Mục lục bài viết

  • 1. Thế nào là những người có họ trong phạm vi ba đời ?
  • 2. Quy định về cấm kết hôn trong phạm vi ba đời
  • 3. Quy định chung về điều kiện kết hôn
  • 3.1 Nam, nữ phải đủ tuổi kết hôn
  • 3.2 Phải có sự tự nguyên của hai bên nam nữ

Luật sư tư vấn:

1. Thế nào là những người có họ trong phạm vi ba đời ?

Căn cứ vào khoản 18 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

“Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.”

2. Quy định về cấm kết hôn trong phạm vi ba đời

Cụ thể, điểm d, Khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

“2. Cấm các hành vi sau đây:….

d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Căn cứ theo các khoản 17, 18 và 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời."

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, bà cố ngoại của bạn và ông ngoại của bạn trai bạn là hai anh em ruột, do đó, phạm vi ba đời trong trường hợp của bạn được xác định như sau:

Đời thứ nhất là ông và bà sinh ra bà cố ngoại của bạn và ông ngoại của bạn trai bạn.

Đời thứ hai là bà cố ngoại của bạn và ông ngoại của bạn trai bạn.

Đời thứ ba là bà ngoại của bạn và mẹ của bạn trai của bạn.

Đời thứ tư là mẹ bạn và bạn trai bạn.

Đời thứ năm là bạn và con của bạn trai của bạn [nếu có].

Như vậy, có thể diễn ta một cách dễ hiểu hơn như sau:

  • Ông bà nội đời thứ nhất;
  • Bố bạn và các bác, chú, cô là đời thứ hai;
  • Bạn và các anh, chị, em họ con bác, chú, cô là đời thứ ba.
  • Con của bạn là đời thứ

Những người nằm từ đời thứ tư trở đi, không bị pháp luật cấm kết hôn. Tuy nhiên, khi kết hôn trong phạm vi huyết thống quá gần cũng sẽ có những rủi ro về di truyền và sự phản đối của gia đình, xã hội.

Chính vì vậy, bạn đã là đời thứ năm, còn bạn trai của bạn là đời thứ tư trong phạm vi dòng họ, hai bạn không thuộc điều cấm của luật là kết hôn trong phạm vi ba đời. Hai bạn vẫn có thể tổ chức kết hôn theo quy định nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn:

"Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a] Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b] Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c] Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d] Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."

3. Quy định chung về điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn là đòi hỏi về mặt pháp lí đối với nam, nữ và chỉ khi thoả mãn những đòi hỏi đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn. Cổ luật và tục lệ ở Việt Nam đã buộc nam, nữ phải tuân theo một số quy định khi kết hôn.

Việc quy định điều kiện kết hôn cần phải được kết hợp với tri thức của nhiều ngành khoa học như y học, tâm lí học, xã hội học, luật học..., đồng thời, phải căn cứ vào phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, ở từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, căn cứ vào những yếu tố trên mà có những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn.

Ở Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình những năm trước quy định nam, nữ khi kết hôn phải có những điều kiện sau:

1] Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên;

2] Việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hay cản trở;

3] Các bên nam, nữ không thuộc một trong các trường hợp cấp kết hôn.

Khi yêu cầu đăng kí kết hôn, nam nữ chưa đáp ứng những điều kiện trên thì cơ quan đăng kí kết hôn có quyền từ chối đăng kí kết hôn cho họ. Trong trường hợp nam, nữ đã được đăng kí kết hôn nhưng một trong các bên hoặc cả hai bên vi phạm một trong các điều kiện kết hôn thì việc kết hôn đó là trái pháp luật và Toà án có quyền huỷ bỏ việc kết hôn trái pháp luật đó khi có yêu cầu.

Như vậy, khi hai bạn muốn đăng ký kết hôn thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Đủ tuổi kết hôn theo quy định. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

3.1 Nam, nữ phải đủ tuổi kết hôn

Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định:

“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn”.

- Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu nam, nữ được phép kết hôn mà không quy định tuổi tối đa.

- Quy định này trước hết xuất phát từ cơ sở khoa học. Các nghiên cứu trong lĩnh vực y học đã chỉ rõ phải đạt đến độ tuổi này nam, nữ mới phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý. Do vậy, họ có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ. Đồng thời, họ cũng đủ trưởng thành để thực hiện các nghĩa vụ của người làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ; cùng nhau chia sẻ gánh vác các công việc gia đình...Vì thế, quy định về tuổi kết hôn này góp phần tạo dựng lên những cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững.

- Quy định này còn dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán và truyền thống, văn hóa của dân tộc. Điều này giải thích rõ vì sao tuổi kết hôn trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau.

- Quy định về độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với nữ theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 thể hiện sự thống nhất và đồng bộ vớLcác quy định trong hệ thống pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi. Vì vậy, quy định về độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 còn thể hiện sự thống nhất và đông bộ với các quy định trong hệ thống pháp luật.

- Cách tính tuổi: Với quy định về tuổi kết hôn theo pháp luật hiện hành, để tính tuổi kết hôn phải dựa vào cách tính tuổi tròn. Nghĩa là, chỉ coi là đủ tuổi kết hôn khi nam tròn 20 tuổi và nữ phải tròn 18 tuổi. Ví dụ: Nam sinh ngày 1-2-1992 thì đến ngày 1-2-2012 là đủ tuổi kết hôn. Như vậy từ ngày này trở đi, họ mới được phép kết hôn.

- Trên thực tế, vẫn có những trường họp nam nữ lấy vợ lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Hiện tượng này được gọi là tảo hôn. Như vậy càn phải hiểu rằng tảo hôn không chỉ là việc nam nữ kết hôn trước tuổi luật định mà còn bao gồm cả trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trước tuổi luật định. Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13, “tảo hôn” được xác định là một trong các hành vi bị cấm. Vì vậy, kết hôn trước tuổi luật định sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Việc kết hôn do hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định không bị ép buộc, cưỡng ép hay lừa dối.

3.2 Phải có sự tự nguyên của hai bên nam nữ

Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định: “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” [Điểm b khoản 1 Điều 8].

- Tự nguyện trong kết hôn trước hết phải thể hiện bằng ý chí chủ quan của người kết hôn. Hai bên nam, nữ yêu thương nhau và tự mình quyết định xác lập quan hệ hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình. Ý chí này của mỗi bên nam, nữ không bị tác động bởi một bên hoặc của người thứ ba.

- Tự nguyện kết hôn còn thể hiện bằng dấu hiệu khách quan. Người kết hôn phải bày tỏ mong muốn được kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hành vi đăng ký kết hôn. Vì thế, khi đăng ký kết hôn yêu cầu phải cố mặt của hai bên nam, nữ.>> Xem thêm: Ly hôn khi vừa đăng kí kết hôn được 2 ngày ? Có yêu cầu hủy hôn được không ?

Quyền kết hôn là quyền gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân. Do vậy việc kết hôn phải do người kết hôn tự nguyện quyết định. Tự nguyện kết hôn là đảm bảo để quan hệ hôn nhân được xác lập phù hợp với lợi ích của người kết hôn, là cơ sở để xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và bền vững. Vì thế, Luật Hôn nhân và gia đình không quy định việc đại diện trong kết hôn đồng thời cấm hành vi cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc kết hôn làm cho việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện.

- Cả hai bên nam và nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn bao gồm những trường hợp cụ thể sau:

+ Kết hôn giả tạo [là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình];

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Trong đó: Tảo hônlà việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ. Cản trở kết hôn, ly hônlà việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời.

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật, tức là hai bạn phải đến trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi bạn hoặc bạn trai bạn đang đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú để đăng ký kết hôn theo quy định. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề