Thành phố Sầm Sơn có bao nhiêu Mẹ Việt Nam Anh hùng

Những ngày tháng 7 này, theo tiếng gọi của lòng yêu mến, tri ân sâu sắc, chúng tôi ghé thăm gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Mùi [98 tuổi, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa]. Nhìn bà mẹ vóc dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, minh mẫn ấy, mấy ai biết được rằng, cuộc đời mẹ Mùi đã trải qua biết bao nhọc nhằn, gian khó. Cuộc đời mẹ Mùi mang nhiều nét đặc biệt mà bất kỳ ai cũng cảm phục, trân trọng.

Mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Mùi [phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa] cùng con dâu ôn lại kỷ niệm về người con gái, em chồng đã hy sinh. Ảnh: Hương Thảo

Người mẹ kiên cường, bản lĩnh

Mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Mùi là con gái đất Hưng Yên. Cuộc đời mẹ Mùi mang nhiều nỗi nhọc nhằn, tủi hờn ít ai thấu tỏ. Mồ côi mẹ từ nhỏ, bố đi lấy vợ hai, mẹ Mùi lớn lên như ngọn cỏ ven đường, đi ở hết nhà này sang nhà khác kiếm miếng cơm manh áo qua ngày. Mẹ Mùi lấy chồng khi mới tròn 9 tuổi - cái lứa tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Đứa trẻ cứ thế dò dẫm bước đi trên con đường trưởng thành. Rồi bố mẹ chồng cũng mất sớm: Bố chồng bị bệnh, mẹ chồng bị giặc Pháp bắn chết. Chồng tham gia hoạt động cách mạng nên thường xuyên vắng nhà, hành tung bí ẩn. Một mình mẹ Mùi quán xuyến mọi việc trong nhà và nuôi em chồng lên 5 tuổi. Mẹ Mùi tâm sự: “Kể sao cho hết khó khăn, vất vả khi ấy. Mẹ lo chạy chợ với đôi quang gánh trên vai, một bên là hàng hóa, một bên là em chồng ngồi lọt thỏm trong quang gánh”. Cuộc sống nhọc nhằn, lam lũ như thế cũng không làm mẹ Mùi khuất phục.

Mẹ đã can đảm lựa chọn đi theo con đường cách mạng. Mẹ là thành viên hăng hái, nhiệt tình trong đội du kích nữ của địa phương, đã từng có lần bị giặc Pháp bắt.

Sau một thời gian hoạt động, đội du kích nữ Hoàng Ngân có dấu hiệu bị lộ, để tránh sự truy lùng của địch, cơ sở chủ trương đưa mẹ vào Thanh Hóa. Ngày vào Thanh Hóa, mẹ Mùi mang theo em chồng, hai chị em quyết tâm nương tựa vào nhau mà sống. Đối với mẹ Mùi, tỉnh Thanh Hóa là mảnh đất lành, nơi dung dưỡng, chở che cuộc đời qua nhiều phen sóng gió, từng bước gây dựng tổ ấm nhỏ. Mẹ Mùi kể: “Vào Thanh Hóa được một thời gian, rất tình cờ, hai vợ chồng tôi gặp lại nhau sau bao ngày mất liên lạc. Nếu không đến Thanh Hóa, chúng tôi chẳng biết đã lưu lạc phương trời nào, có cách nào tìm lại nhau”. Chồng mẹ vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng cho đến ngày hòa bình, ông về làm ở Ty Lương thực Thanh Hóa. Mẹ Mùi tần tảo mưu sinh, vun vén gia đình, nuôi em chồng, nuôi con. Chẳng phải nơi “chôn nhau cắt rốn” nhưng chính mảnh đất xứ Thanh lại là nơi gắn bó, ghi dấu mọi vui buồn cuộc đời mẹ Mùi và gia đình cho đến ngày hôm nay.

Những nỗi đau khó nói hết thành lời...

Nuôi em chồng từ lúc mới lên 5 đến khi trưởng thành, mẹ Mùi đâu ngờ rằng có ngày sinh ly, tử biệt đau đớn. 18 tuổi đời, chàng trai Nguyễn Đức Quý, em chồng của mẹ Mùi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc khoác ba lô lên đường nhập ngũ, dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho độc lập, tự do dân tộc. Mẹ Mùi xúc động chia sẻ: "Ngày chú Quý đi bộ đội, chính chồng tôi là người đưa đến chỗ tập kết quân. Tính em hiền lành, ít nói nhưng sống nội tâm, tình cảm lắm”. Chiến trường khốc liệt, liên lạc khó khăn, gia đình chỉ nhận được tin em nhắn qua người đồng đội gần nhà về phép rằng: Em đang ở mặt trận, em khỏe, anh chị đừng quá lo lắng cho em. Anh chị ở nhà giữ gìn sức khỏe.

Ấy vậy mà, chú ấy đi mãi chẳng thấy về. Ngày nhận giấy báo tử của em chồng, mẹ Mùi như chết lặng, gào khóc trong đau đớn, thương xót... Giờ đây, khi ngồi bần thần vuốt ve tờ giấy báo tử của liệt sĩ, tiểu đội phó Nguyễn Đức Quý đã nhuốm màu thời gian, mẹ Mùi như đang tâm sự với người đã khuất: “Tôi thương chú Quý lắm. Bố mẹ mất sớm, cảnh đói nghèo chẳng có gì ngoài ngô, khoai. Thương em đấy mà chẳng biết lấy gì lo lắng cho em tươm tất, đủ đầy”. Mỗi lần nghĩ về chú Quý, mẹ Mùi lại rưng rưng nước mắt: “Tâm nguyện lớn nhất của tôi là tìm thấy hài cốt của em để đưa em về an táng, mà vẫn chưa thành”...

Câu chuyện về chú Quý vừa dứt, mẹ Mùi tiếp tục đưa cho những vị khách lạ xem tờ giấy báo tử ghi tên Nguyễn Thị Thắng. Đó là tên người con gái của mẹ hy sinh khi đang làm nhiệm vụ trên công trường đắp đê sông Mã, ngày 14-6-1972. Khi đó, chị Thắng mới 17, 18 tuổi, đang là học sinh Trường Sư phạm 7+3. Nỗi đau đớn, mất mát, hy sinh trong cuộc đời mẹ Mùi biết lời nào nói cho vơi, cho cạn. Nước mắt thấm đẫm cuộc đời người mẹ kiên cường, dũng cảm. Mẹ Mùi hồi tưởng lại ký ức, kỷ niệm về đứa con gái ngoan hiền mà bạc mệnh: “Trước ngày hy sinh, Thắng về nhà lấy gạo để chuẩn bị mang lên trường học. Tôi còn may cho nó một cái áo, nón mới. Chẳng biết có phải là điềm báo gì không nhưng nó lạ lắm. Đang phơi lúa ngoài sân, tôi thấy nó lặng lẽ thắp một nén hương rồi đến ngồi bên bậu cửa sổ. Tôi có hỏi: Sao con lại thắp hương? Con mới nói một câu với tôi là: Ngày mai con lên công trường đắp đê. Chiến tranh khốc liệt sống giờ chết giờ, biết có còn cơ hội nào mà thắp nén hương thơm".

Câu nói tưởng vu vơ ấy lại trở thành hiện thực tàn khốc, phũ phàng. Khoảng 9 giờ 10 phút, máy bay Mỹ bất ngờ trút bom xuống công trường đắp đê sông Mã khiến cho 64 giáo viên, học sinh Trường Y, Trường Sư phạm 7+3 Thanh Hóa hy sinh, 96 người bị thương. Phần lớn các chàng trai, cô gái ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, trong đó có chị Thắng. Mẹ Mùi bộc bạch: “Hôm Thắng về nhà cũng đã là ngày mùng 3-5 âm lịch, chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết Đoan Ngọ. Tôi có bảo con ở nán lại một hôm, ăn Tết Đoan Ngọ với gia đình xong rồi đi. Nhưng nó nhất quyết không ở, nó bảo không được mất kỷ luật như thế. Giá mà nó nghe lời tôi ở lại, thì biết đâu...”. Và, chúng tôi hiểu rằng, hai từ “giá như” ấy ẩn chứa cả những xót xa, thương tiếc của người mẹ dành cho đứa con gái đã xa mãi mãi của mình.

Có lẽ trong suốt cuộc đời mình, Mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Mùi sẽ chẳng thể nào nguôi ngoai nỗi nhớ thương, tiếc nuối về những người đã khuất. Nhưng hơn hết, chính nghị lực sống, bản lĩnh, tấm lòng của mẹ Mùi đã viết nên khúc ca đẹp về cuộc đời người Mẹ Việt Nam Anh hùng, là bài học răn dạy con cháu ngày hôm nay phải biết sống, cống hiến sao cho xứng đáng với công lao của các thế hệ cha anh. Là mẹ, là chị của hai liệt sĩ, mẹ Mùi vẫn mãi tâm niệm một điều giản dị: “Chiến tranh và những mất mát trong chiến tranh là nỗi đau của toàn nước, toàn dân, không phải của một mình gia đình tôi. Đã là người dân nước Việt thì bao giờ cũng phải biết nỗ lực cố gắng xây dựng và bảo vệ quê hương, Tổ quốc”.

Thảo Linh

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh - liệt sĩ và 30 năm Ngày truyền thống Tài chính Vi mô Tình thương [TYM], ngày 26-7, Tổ chức tài chính Vi mô TNHH MTV Tình thương [TYM] chi nhánh Thanh Hóa đã đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ tại các huyện Quảng Xương, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, TX Nghi Sơn, TP Sầm Sơn, TP Thanh Hóa.

Ban Giám đốc TYM chi nhánh Thanh Hóa và Hội LHPN huyện Quảng Xương tặng qùa cho Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Phang ở thôn Ngọc Nhị, xã Quảng Phúc [Quảng Xương].

Cùng tham gia có đại diện lãnh đạo Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố và phường có TYM hoạt động.

Đoàn đã ân cần thăm hỏi sức khỏe Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách, người có công, và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp to lớn của các mẹ, các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ông Nguyễn Như Diễn, Giám đốc TYM Chi nhánh Thanh Hóa trao quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Ký ở thôn Ứớc Thành, xã Quảng Ninh [Quảng Xương].

Ban Giám đốc TYM chi nhánh Thanh Hóa, Hội LHPN huyện Quảng Xương, lãnh đạo xã Quảng Nham trao quà cho các gia đình chính sách xã Quảng Nham [Quảng Xương].

Can bộ TYM địa bàn huyện Hậu Lộc tặng quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn xã Xuân Lộc [Hậu Lộc].

TYM chi nhánh Thanh Hóa đã trao 144 suất quà cho các gia đình chính sách, mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng, trong đó có 4 suất quà cho 4 Mẹ Việt Nam anh hùng và 140 suất quà cho thương binh, bệnh binh và gia đình chính sách với tổng trị giá 72 triệu đồng.

Ngọc Tiến

Sầm Sơn là một thành phố ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Sầm Sơn

Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Sầm Sơn

Các mẹ nồng nhiệt đón các con tập kết ra Bắc.

Con tàu Kilinski của Ba Lan chở cán bộ, bộ đội và thiếu nhi miền Nam tập kết ra Bắc. Do nước cạn nên không thể vào sâu trong cảng, bắt buộc các thuyền nhỏ phải áp sát mạn thuyền đưa người vào trong bờ.

Trước thế kỷ 20, Sầm Sơn chưa xuất hiện trên bản đồ địa lý Việt Nam, vùng đất này thuộc huyện Quảng Xương và chỉ có dãy núi Gầm án ngữ phía nam vùng đất mà ngư dân đi biển quen gọi là Mũi Gầm, sau dần dần đổi thành núi Sầm [Sầm Sơn], địa danh này cũng còn được gọi là núi Trường Lệ [làng chân núi này cũng gọi là Làng Núi hay làng Trường Lệ]. Từ năm 1907, người Pháp đã nhận thấy và bắt đầu khai thác giá trị du lịch của bãi biển Sầm Sơn để xây dựng thành nơi nghỉ mát phục vụ người Pháp và vua quan triều Nguyễn. Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời của du lịch Sầm Sơn.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ [ngày 7 tháng 5 năm 1954], cảng Lạch Hới xã Quảng Tiến [nay là phường Quảng Tiến], Sầm Sơn được giao nhiệm vụ là điểm tập kết đón người dân, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc [ngoài ra còn tập kết ở Cửa Hội, Nghệ An]. Ngày 28 tháng 10 năm 2014, tại phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm sự kiện này.

Trước Cách mạng tháng Tám [năm 1945], vùng đất Sầm Sơn thuộc tổng Giặc Thượng, sau đổi là Kính Thượng, rồi Cung Thượng, tổng này gồm các xã:

  • Xã Lương Niệm có 4 thôn là: Sầm Thôn [tên nôm là làng Núi], Lương Trung [làng Giữa], Cá Lập [làng Trấp], Hải Thôn [làng Hới].
  • Xã Triều Thanh Lộc có 3 thôn là: Triều Dương [làng Triều], Thanh Khê [làng Vạn], Lộc Trung [làng Trung].
  • Xã Bình Tân [còn gọi là Hải Lộc] có một thôn là Bình Tân [làng Bến].

Sau Cách mạng tháng Tám, vùng đất Sầm Sơn được đặt tên mới là xã Lương Niệm, thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Tháng 6 năm 1946, xã Lương Niệm được chia làm 2 xã: Sầm Sơn và Bắc Sơn. Xã Sầm Sơn gồm làng Núi [Sầm Thôn] và làng Giữa [Lương Trung]; xã Bắc Sơn gồm làng Trấp, làng Hới, làng Trung, làng Triều, làng Vạn, làng Bến.

Tháng 11 năm 1947, sáp nhập 2 xã Sầm Sơn và Bắc Sơn thành xã Quảng Tiến thuộc huyện Quảng Xương.

Tháng 6 năm 1954, xã Quảng Tiến được chia thành 4 xã: Quảng Tiến, Quảng Cư, Quảng Tường và Quảng Sơn.

Ngày 19 tháng 4 năm 1963, Hội đồng Chính phủViệt Nam Dân chủ Cộng hòara Quyết định số 50/CP thành lập thị trấn Sầm Sơn bao gồm khu nghỉ mát Sầm Sơn và xã Quảng Sơn.

Thị xã Sầm Sơn chính thức được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 1981 theo Quyết định số 157-HĐBT trên cơ sở tách thị trấn Sầm Sơn và 3 xã: Quảng Tường, Quảng Cư, Quảng Tiến và xóm Vinh Sơn [xã Quảng Vinh] thuộc huyện Quảng Xương[1].

Ngày29 tháng 9năm1983, thành lập 2 phường: Bắc Sơn và Trường Sơn trên cơ sở giải thể thị trấn Sầm Sơn[5].

Ngày6 tháng 12năm1995, chuyển xã Quảng Tường thành phường Trung Sơn.

Ngày8 tháng 12năm2009, chuyển xã Quảng Tiến thành phường Quảng Tiến[6].

Từ đó, thị xã Sầm Sơn có 4 phường và 1 xã.

Ngày 23 tháng 4 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 378/QĐ-BXD công nhận thị xã Sầm Sơn là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.[3]

Ngày15 tháng 5năm2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13[7]. Theo đó, mở rộng địa giới hành chính thị xã Sầm Sơn trên cơ sở sáp nhập 6 xã: Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại thuộc huyệnQuảng Xương. Thị xã Sầm Sơn có 4 phường và 7 xã.

Ngày 27 tháng 2 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 105/QĐ-BXD công nhận thị xã Sầm Sơn mở rộng là đô thị loại III.[8]

Ngày 19 tháng 4 năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14[2]. Theo đó:

  • Thành lập 4 phường: Quảng Châu, Quảng Cư, Quảng Thọ, Quảng Vinh trên cơ sở 4 xã có tên tương ứng
  • Thành lập thành phố Sầm Sơn trên cơ sở toàn bộ 44,94km² diện tích tự nhiên và 150.902 người của thị xã Sầm Sơn.

Sau khi thành lập, thành phố Sầm Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 8 phường và 3 xã như hiện nay.

Hành chínhSửa đổi

Thành phố Sầm Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 8 phường: Bắc Sơn, Quảng Châu, Quảng Cư, Quảng Thọ, Quảng Tiến, Quảng Vinh, Trung Sơn, Trường Sơn và 3 xã: Quảng Đại, Quảng Hùng, Quảng Minh.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Sầm Sơn
Tên Diện tích [km²] Dân số [người]
Phường [08]
Bắc Sơn 1,73 7.082
Trung Sơn 2,33 11.619
Trường Sơn 4,11 11.460
Quảng Cư 6,42 11.403
Quảng Châu 7,99 9.217
Quảng Thọ 4,69 8.472
Quảng Tiến 3,29 15.416
Quảng Vinh 4,73 10.300
Tên Diện tích [km²] Dân số [người]
Xã [03]
Quảng Đại 2,4 5.587
Quảng Hùng 3,9 5.277
Quảng Minh 3,9 4.223

Du lịchSửa đổi

Trong những năm đầu của thế kỷ 20, Thành phố Sầm Sơn không những được quan chức người Pháp biết đến mà còn có vua quan nhà Nguyễn và khách du lịch biết đến như một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng với những bãi cát trắng mịn dài hơn 10km, sóng đánh mạnh. Đây là một vùng trời nước mênh mông, nhiều hải sản quý và đặc biệt có dãy núi Trường Lệ với các thắng tích như hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, đền Độc Cước, chùa Khải Nam, rừng thông,...

Năm 1981, Sầm Sơn chỉ có gần 10 khách sạn, nhà nghỉ của các bộ, ngành. Cho đến năm 2022; Sầm Sơn có hơn 700 khách sạn, nhà nghỉ với hơn 20.000 phòng tiêu chuẩn[9].

Năm 2016; lượng khách du lịch đến Sầm Sơn tăng đột biến, đạt 4,1 triệu lượt khách, vượt 9,3% so kế hoạch cả năm, tăng 11% so với cùng kỳ, doanh thu đạt 2.855 tỷ đồng, vượt 17% kế hoạch, tăng 24% so vơi cùng kỳ. Kinh tế du lịch phát triển mạnh, góp phần đưa tốc độ phát triển kinh tế của thành phố tăng khá, đạt 17,3%, tăng 0,8% so kế hoạch.

Năm 2017, quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC được khánh thành đã thay đổi diện mạo của bãi biển Sầm Sơn. Dự án có quy mô 300ha với tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỉ đồng gồm các khách sạn 5 sao, sân golf, khu nghỉ dưỡng, bể bơi nước mặn,...

Hiện nay dự án Quảng trường Biển - Tổ hợp đô thị du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp Sầm Sơn của tập đoàn Sungroup đã được khởi công xây dựng nhằm mục tiêu đưa Sầm Sơn trở thành trung tâm kinh tế động lực, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đầu tư kết cấu hạ tầng, đô thị, phát triển du lịch trở thành trụ cột tăng trưởng của tỉnh Thanh Hóa; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch, hạ tầng đô thị, tạo nền tảng vững chắc để sớm đưa thành phố Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm của cả nước. Các sản phẩm của Sun Group sẽ góp phần thay đổi diện mạo ngành du lịch, giúp thu hút thêm dòng khách hạng sang, khách quốc tế đến với thành phố biển Sầm Sơn, kiến tạo một hệ sinh thái đẳng cấp bao gồm các dự án tầm cỡ để qua đó cải thiện môi trường đầu tư, tạo động lực thu hút thêm các Tập đoàn lớn trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh, đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, tạo thêm nhiều công ăn việc làm với thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hóa nói chung.

Địa điểm tham quanSửa đổi

Khu di tích Núi Trường LệSửa đổi

Đi từ thành phố Thanh Hóa dọc theo quốc lộ 47 về hướng đông, nhìn về hướng đông nam, sẽ thấy một dãy núi lớn dần hiện lên. Đó chính là dãy núi Trường Lệ. Dãy núi nằm theo hướng tây bắc - đông nam, được kiến tạo bởi 16 ngọn núi đá vôi trong đó ngọn núi cao nhất có độ cao 107 m, được phủ bởi hơn 300 ha rừng trồng [gồm thông, bạch đàn, keo, phi lao,...]

Cái tên núi Trường Lệ gắn liền với câu truyện thần thoại về thần Độc Cước, có công cùng nhân dân làng chài đánh tan loài quỷ biển, được nhân dân tôn kính và xây dựng đền thờ để tỏ lòng biết ơn.

Cụm Di tích lịch sử văn hóa danh thắng Núi Trường Lệ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin [nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] công nhận là cụm Di tích danh thắng cấp Quốc gia từ năm 1962.[10]

Hòn Trống Mái

Hòn Trống MáiSửa đổi

Bài chi tiết: Hòn Trống Mái

Hòn Trống Mái là một danh thắng nổi tiếng ở Sầm Sơn, gắn liền với huyền thoại về một mối tình thủy chung, sống chết bên nhau của cặp vợ chồng trẻ. Hòn Trống Mái gồm ba tảng đá: một tảng lớn nằm ở dưới, bên trên có hai tảng nhỏ hơn, một có đầu nhọn trông giống hình dáng gà trống, một đối diện, nhỏ hơn có dáng tựa gà mái.

Đền Độc CướcSửa đổi

Bài chi tiết: Đền Độc Cước

Tọa lạc trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn. Độc Cước không chỉ là một ngôi đền đẹp mà còn là một di tích của Sầm Sơn. Đền rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài khi đến tắm mát, nghỉ ngơi ở Sầm Sơn. Muốn lên đền phải qua 40 bậc đá. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Chân tượng dựng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đang vung về phía sau chiến đấu với loài quỷ biển. Đền có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng, cặp tượng phỗng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ nho ca ngợi công đức của thần Độc Cước.

Đền Cô TiênSửa đổi

Bài chi tiết: Đền Cô Tiên

Ngôi đền nằm trên một vị thế khá đẹp, thoáng đãng phía nam núi Trường Lệ, thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế. Theo truyền thuyết xưa kể có cô gái vì không vâng lời cha lấy một người nghèo nên bị cha đuổi đi. Hai vợ chồng chuyên hái lá nam chữa bệnh cho mọi người trong vùng. Rồi một ngày, cả hai vợ chồng ăn mặc rất đẹp, dắt tay nhau đi lên đỉnh núi rồi không thấy trở về. Từ đó ngôi nhà họ ở được trở thành đền Cô Tiên. Ngôi đền vinh dự được Bác Hồ về thăm và nghỉ chân năm 1960 và đã nhiều lần trung tu, sửa chữa.

Nhà thờ Sầm SơnSửa đổi

Nhà thờ Sầm Sơn tọa lạc tại số 121 Nguyễn Du, nhà thờ Sầm Sơn không chỉ là nơi hành lễ của giáo dân, nơi cầu an của các ngư dân theo đạo mà còn là một di tích lịch sử quan trọng của thành phố Sầm Sơn. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1920, theo kiến trúc Pháp giữa một không gian mở có khuôn viên rộng và nhiều cây xanh, mang đến cảm giác linh thiêng và lại rất thanh tịnh, yên bình.

Các khu nghỉ dưỡng và vui chơiSửa đổi

  • FLC Sầm Sơn Beach and Golf Resort: là khu nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. FLC Golf Resort là một điểm vui chơi nổi tiếng đối với những người đam mê bộ môn này. Đây là sân golf 18 lỗ được quản lý và thi công bởi đơn vị quản lý sân golf hàng đầu Hoa Kỳ. Ngoài ra, khu quần thể văn hóa và du lịch FLC Sầm Sơn luôn là nơi nghỉ dưỡng hàng đầu với đầy đủ các tiện nghi hiện đại và cao cấp nhất khu giải trí trong nhà và ngoài trời, bể bơi bốn mùa, khu biệt thự, khu khách sạn, spa, các nhà hàng sang trọng,…
  • Vạn Chài Resort: Khu nghỉ dưỡng có diện tích lên đến 2 ha với kiến trúc độc đáo xen lẫn truyền thống và hiện đại. Hơn nữa khu resort này còn có không gian tự nhiên đẹp tuyệt vời nên rất thu hút khách du lịch. Nằm ngay trên bãi biển Sầm Sơn và cách thành phố chỉ 3 km nên Vạn Chài Resort rất thuận tiện cho du khách để vừa nghỉ dưỡng và vừa dễ dàng tham quan các địa điểm du lịch khác.
  • Khu giải trí và cảm giác mạnh: nằm trên đường Nguyễn Du là trục đường chính của Sầm Sơn nên rất dễ tìm và thuận lợi cho du khách. Tại đây, du khách được thoải mái sử dụng những dịch vụ giải trí như cưỡi ngựa, tàu lượn, xe điện,… trong không gian tại bờ biển.

ChợSửa đổi

  • Chợ đêm Sầm Sơn: Chợ đêm là địa điểm du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa mới đi vào hoạt động được 2 năm nhưng rất thu hút khách du lịch. Khu chợ đêm có tổng diện tích khoảng 7600 m2 với hơn 200 gian hàng và 2 khu vui chơi giải trí cũng là điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn vui chơi, tham quan và mua quà Sầm Sơn.
  • Chợ Vồ: Chợ Vồ là một khu chợ độc đáo ở biển Sầm Sơn. Nếu đã đến Sầm Sơn, bạn cũng nên cố gắng dậy sớm để ra chợ này một lần. Không chỉ để mua đồ mà còn để hiểu và cảm nhận về cuộc sống của con người nơi đây. Điều đặc biệt là bạn sẽ được tận mắt chứng kiến cảnh những người dân chài kéo lưới trên bãi biển rộng thênh thang. Sau đó là cảnh khu chợ nhanh chóng được hình thành với hàng hóa là chính những loại hải sản tươi ngon vừa được kéo lên đó. Một khung cảnh rất đời thường, rất dân dã nhưng cũng rất khác, rất đặc trưng mà không phải ở đâu cũng có.
  • Chợ Cột Đỏ: Chợ Cột Đỏ là trung tâm mua sắm lớn của khu du lịch Sầm Sơn. Với quy mô hơn 7000 m2, chợ cung cấp rất nhiều các loại mặt hàng nhưng chủ yếu vẫn là các loại thủy hải sản tươi ngon. Bạn cũng có thể tìm mua tất cả các loại đặc sản của xứ Thanh về để làm quà sau chuyến du lịch của mình. Chợ Cột Đỏ nằm trên đường Lê Lợi, phường Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn, một vị trí đẹp và thuận lợi ngay giữa trung tâm và gần bãi biển nơi du khách lưu trú.

Hình ảnhSửa đổi

  • Bãi biển Sầm Sơn
  • Bãi biển Sầm Sơn năm 1905

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b “Quyết định 157-HĐBT năm 1981 về việc thành lập thị xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  2. ^ a b c “Nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14 năm 2017 về việc thành lập các phường Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh thuộc thị xã Sầm Sơn và thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
  3. ^ a b “Quyết định 378/QĐ-BXD năm 2012 về việc công nhận thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là đô thị loại III do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành”.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ “Quyết định 111-HĐBT năm 1983 về việc phân vạch địa giới một số xã và phường thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  6. ^ “Nghị quyết số 61/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập phường thuộc thị xã Bỉm Sơn, thành lập phường thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
  7. ^ Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Xương và thị xã Sầm Sơn để mở rộng địa giới hành chính thị xã Sầm Sơn, điều chỉnh địa giới hành chính 03 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Nông Cống để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Nông Cống thuộc huyện Nông Cống, điều chỉnh địa giới hành chính 03 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Đông Sơn để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Rừng Thông thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
  8. ^ Quyết định số 105/QĐ-BXD năm 2017
  9. ^ “TP. Sầm Sơn chú trọng công tác phòng, chống dịch Covid-19 và an toàn vệ sinh thực phẩm”. Báo điện tử Thương hiệu và Công luận - Cơ quan trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Lê Hoàng [15 tháng 2 năm 2014]. “Hòn Trống Mái Thanh Hóa có nguy cơ bị rơi”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.

Xem thêmSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sầm Sơn.
  • Cổng thông tin điện tử thành phố Sầm Sơn

Hoằng Hóa
Thanh Hóa B Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông
T Sầm Sơn Đ
N
Quảng Xương

Video liên quan

Chủ Đề