Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là gì

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn thế giới, nhiều chuyên gia lo ngại sẽ có một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra. Đây là điều không mong muốn đối với một quốc gia nói riêng và thế giới nói chung vì một khi xảy ra, khủng hoảng kinh tế sẽ để lại hậu quả nặng nề và lâu dài đối với sự phát triển của nhân loại. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? 

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về thuật ngữ cũng như giải đáp câu hỏi liệu có nên đầu tư trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế là gì? Có nên đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng?

Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng nền kinh tế của một quốc gia hoặc một khu vực, thậm chí toàn thế giới suy thoái đột ngột, trầm trọng và theo chiều hướng kéo dài.

Trong thời kỳ khủng hoảng, tổng sản phẩm quốc nội [GDP] thường giảm, thanh khoản cạn kiệt, giá trị bất động sản và thị trường chứng khoán giảm sâu. Điều này gây ra tình trạng “bán tháo” trên thị trường.

Mặc dù khủng hoảng kinh tế có thể giới hạn ở phạm vị quốc gia hay một khu vực, song với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, khủng hoảng rất dễ lan rộng ra phạm vi toàn cầu.

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế rất đa dạng. Dưới đây là năm nguyên nhân thường gặp.

Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính xảy ra khi giá trị của các tài sản sụt giảm mạnh kéo theo sự mất khả năng thanh toán của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Khủng hoảng tài chính gây ra khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và các lĩnh vực tài chính khác.

Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Hoa Kỳ đã gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008

Ví dụ điển hình là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2007-2008. Hiện tượng bong bóng bất động sản cùng với sự thiếu hoàn hiện trong hệ thống giám sát tài chính Mỹ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính tại đất nước này.

Mối liên hệ mật thiết giữa quan hệ tài chính và kinh tế của Mỹ với nhiều nước khác đã làm cuộc khủng hoảng lan rộng. Hàng loạt hệ thống ngân hàng đổ vỡ; giá chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng; tình trạng đói tín dụng xảy ra; tiền tệ mất giá quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu. Hậu quả là làm đình trệ  tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước và gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Lạm phát

Lạm phát là hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian khiến sức mua của đồng tiền giảm. Với cùng một đơn vị tiền tệ, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn so với trước.

Như ở Venezuela, chính phủ đã phát hành 3 tờ tiền có mệnh giá 200.000, 500.000 và 1.000.000 Bolivar trong thời kỳ lạm phát phi mã. Tuy nhiên, ngay cả khi cộng ba tờ tiền này lại, giá trị cũng không đến 1 USD.

Lạm phát khiến cho cuộc sống người dân đảo lộn, gia tăng sự không chắc chắn trong quyết định đầu tư và tiết kiệm cùng với sự khan hiếm hàng hóa. Trong trường hợp tăng trưởng kinh tế thấp mà tỷ lệ lạm phát cao, khủng hoảng kinh tế chắc chắn sẽ xảy ra.

Giảm phát

Ngược lại với lạm phát, giảm phát là hiện tượng mức giá chung của sản phẩm và tài sản trên thị trường liên tục giảm.

Giảm phát có thể biến tình trạng suy thoái kinh tế thành khủng hoảng kinh tế

Người tiêu dùng chờ đợi để mua hàng hóa với giá thấp hơn, gây ra một vòng xoáy đi xuống liên tục, hoạt động kinh tế chậm lại, lợi nhuận doanh nghiệp giảm và  tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Giảm phát buộc các nhà sản xuất phải thanh lý hàng tồn kho mà mọi người không còn muốn mua. Để phòng tổn thất tài chính gia tăng, người tiêu dùng và các nhà đầu tư cũng bắt đầu dự trữ tiền mặt. Xu hướng tiết kiệm càng tăng, lượng tiền dùng cho chi tiêu càng ít khiến cho tổng cầu càng giảm, gây ra suy thoái kinh tế.

Giảm chi tiêu cá nhân và hộ gia đình

Khi người tiêu dùng lo lắng về tình trạng của nền kinh tế, họ sẽ giảm chi tiêu và giữ lại bất cứ số tiền nào có thể. Sự cắt giảm chi tiêu sẽ khiến nền kinh tế phát triển chậm lại vì trung bình gần 60% GDP của các nước trên thế giới phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng.

Ngoài ra, lãi suất cao cũng khiến cho người tiêu dùng phải đối mặt với các khoản chi tiêu đắt đỏ nếu muốn mua nhà, xe hay các tài sản giá trị khác. Các doanh nghiệp cũng phải cắt giảm kế hoạch chi tiêu vì chi phí tài chính quá cao.

Vì vậy, việc cắt giảm chi tiêu làm chững lại tăng trưởng GDP của một quốc gia, là yếu tố góp phần tạo nên một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Bong bóng kinh tế

Cụm từ Bong bóng kinh tế dùng để chỉ hiện tượng giá trị hàng hóa hoặc tài sản trên thị trường tăng đột biến đến một mức vô lý, không ổn định. 

Trường hợp điển hình nhất phải kể đến là Vụ đầu cơ hoa Tulip năm 1637. Khi đó, hoa tulip trở thành mặt hàng xa xỉ, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Hà Lan. Đỉnh điểm là một số củ tulip đạt đến mốc 100.000 USD giá trị hiện tại.

Những bong bóng như thế này kéo theo một số tiền lớn đổ vào đầu tư, khiến thị trường biến động lớn. Khi vỡ, bong bóng sẽ xóa sạch lợi nhuận ảo trên giấy tờ, làm thất thoát tài sản của nhiều cá nhân hay tổ chức và kéo theo các khoản nợ xấu tác động đến nền kinh tế.

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế là gì?

Tình trạng bất ổn trong nước và khu vực

Khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp phá sản vì không thể thanh toán các khoản vay đến hạn, đình trệ sản xuất, phải cắt giảm lao động để cân đối các khoản chi tiêu. Điều này khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Đời sống người lao động bị tác động về cả vật chất, thể chất và tinh thần.

Khủng hoảng kinh tế gây ra tình trạng bất ổn

Khủng hoảng kinh tế còn gây ra tình trạng bất ổn xã hội, lạm phát phi mã, tạo thành một vòng xoáy mà quốc gia phải mất nhiều năm để có thể thoát ra.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng khiến quan hệ hợp tác và sự phụ thuộc của các quốc gia ngày càng chặt chẽ trên mọi lĩnh vực. Khi một quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế thì những quốc gia còn lại ít nhiều cũng phải chịu ảnh hưởng. Đặc biệt đối với những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu hay Trung Quốc, nếu nền kinh tế suy thoái sẽ có tác động mạnh đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Khủng hoảng nhân đạo

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế diễn ra, chất lượng sống của người dân giảm. Một số nhóm người lao động không thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yêu như thức ăn, nơi ở với mức sống đắt đỏ và thu nhập eo hẹp.

Nghèo đói hay tỷ lệ thất học ở trẻ em tăng cao kéo theo tệ nạn và bạo lực, đặc biệt nhắm vào nhóm người dễ tổn thương trong xã hội.

Hơn nữa, khi đất nước rơi vào vũng lầy kinh tế, người dân có thể quyết định di cư đến một đất nước khác có điều kiện sống tốt hơn. Việc di cư ồ ạt sẽ gây ra khủng hoảng di cư và trở thành gánh nặng cho các nước khác.

Có nên đầu tư giữa thời kỳ khủng hoảng kinh tế?

Kinh tế suy thoái khiến các nhà đầu tư không mấy lạc quan vào tương lai của nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của các công ty. Sự không chắc chắn và lo ngại gây ra các đợt bán tháo tài sản nắm giữ trên thị trường để đảm bảo dự phòng một khoản tiền mặt và tối thiểu lỗ. Điều này khiến giá tài sản nắm giữ lao dốc không phanh.

Đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế

Tuy nhiên, cũng có một số người coi đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng là cơ hội để “bắt đáy”. Một số nhà đầu tư lựa chọn đa dạng danh mục đầu tư vào những kênh đầu tư an toàn sau.

Đầu tư vàng 

Khi khủng hoảng kinh tế diễn biến phức tạp, vàng được xem như tài sản trú ẩn an toàn. Vàng là kim loại quý hiếm, có tính thanh khoản cao, đóng vai trò bảo vệ giá trị tài sản của nhà đầu tư theo thời gian, đặc biệt khi các loại tiền pháp định mất giá.

Đầu tư vào quỹ đầu tư 

Hình thức Đầu tư qua quỹ đầu tư phù hợp với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Đây là loại hình được quản lý rủi ro chặt chẽ bởi các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Khi thị trường có dấu hiệu đi xuống, các nhà quản lý quỹ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp, nắm giữ các tài sản ít rủi ro để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư.

Bảo hiểm nhân thọ kết hợp với đầu tư tài chính

Bảo hiểm nhân thọ kết hợp với đầu tư tài chính là sản phẩm do công ty bảo hiểm cung cấp. Ngoài bảo hiểm người tham gia trước rủi ro về sức khỏe, tính mạng bằng cách chi trả, bồi thường bảo hiểm, công ty bảo hiểm còn chia lãi cho khách hàng từ phần phí đóng để đầu tư sinh lời.

Một phần phí bảo hiểm sẽ được gom vào một quỹ và thực hiện đầu tư với những hình thức vô cùng an toàn, đã được Bộ tài chính chấp thuận. Theo đó, qua sự gia tăng giá trị tài khoản nhờ lãi hàng năm, khách hàng sẽ nhận được giá trị hợp đồng bảo hiểm lớn hơn so với số tiền đã tiết kiệm tại thời điểm hợp đồng chấm dứt.

Đầu tư các cổ phiếu an toàn

Trong giai đoạn khủng hoảng, các loại cổ phiếu an toàn cũng là phương án đầu tư ưa thích. Những công ty nằm trong nhóm này thường thuộc các ngành có lịch sử hoạt động tốt trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

Nhà đầu tư sẽ lựa chọn cổ phiếu của những công ty chất lượng cao, ổn định, tỷ lệ nợ thấp và có bảng cân đối kế toán lành mạnh. Ngoài ra, nhà đầu tư còn căn cứ vào dòng tiền ổn định và có thể dự đoán được trước khủng hoảng để ra quyết định.

Bên cạnh việc đa dạng danh mục đầu tư, nhà đầu tư nên xác định rõ mục tiêu đầu tư và thận trọng trong việc lựa chọn thời điểm đầu tư. Thay vì đầu tư tất cả cùng một lúc, nhà đầu tư nên đầu tư theo từng giai đoạn hoặc trung bình hóa chi phí đầu tư để tránh rủi ro trong bối cảnh thị trường hỗn loạn. Với chiến lược này, vốn đầu tư sẽ được chia thành nhiều phần, nhờ đó giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động.

Kết luận

Trên đây là tất cả những điều bạn cần biết cho câu hỏi “Khủng hoảng kinh tế là gì?”. Khủng hoảng kinh tế một khi xảy ra sẽ kéo theo một loạt các biến động lớn đối với đời sống của người dân và những hậu quả tàn phá không thể lường trước được. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất ổn, những nhà đầu tư lạc quan vẫn xem đây là cơ hội để làm giàu thông qua chiến lược đầu tư thông minh.

Video liên quan

Chủ Đề