Thai nhi 27 tuần là bao nhiêu tháng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Bác sĩ Sản Phụ khoa - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Theo thống kê cho thấy, có 80% bà bầu sinh con trong khoảng tuần thai 37 – 42 tuần tuổi, trong đó có 9% trường hợp sinh con sau 40 tuần. 11% thai phụ sinh sớm trước 37 tuần do một nguyên nhân bất thường nào đó. Vậy thai bao nhiêu tuần thì đủ tháng?

1. Cách tính tuổi thai theo tuần

Tuần tuổi thai được tính dựa trên kỳ kinh cuối cùng. Tuần mang đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Các tuần sau cứ lần lượt cộng thêm vào.

Bác sĩ kết hợp cả 3 phương pháp để tính ngày dự sinh gồm: phương pháp tính ngày kinh cuối cùng, siêu âm và khám sức khỏe để dự đoán trước được ngày dự sinh của thai phụ.

Thai đủ ngày là thai đủ 40 tuần tuổi [tính đến ngày dự sinh]. Tuy nhiên thai > 38 tuần là đã trưởng thành và có thể nuôi sống dễ dàng bên ngoài tử cung mẹ. Theo đó, trẻ được sinh ra từ 39 - 41 tuần sẽ có ít biến chứng nhất, trong khi đó trẻ sinh sớm hoặc muộn hơn thời gian này đều sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn. Cụ thể, thời gian sinh nở của phụ nữ có thai sẽ được định nghĩa và phân chia như sau:

  • Trước 37 tuần: trẻ sinh non
  • Từ 37 - 38 tuần: trẻ sinh sớm
  • Từ 39 - 40 tuần: trẻ sinh đúng tháng
  • 41 tuần: trẻ sinh cuối thời hạn
  • Từ 42 tuần trở lên: trẻ sinh già tháng.

Thai đủ ngày là thai đủ 40 tuần tuổi [tính đến ngày dự sinh]

Tuy nhiên, không có một con số ấn định thai đủ bao nhiêu tuần thì sinh đồng đều với mọi thai phụ. Yếu tố sức khỏe của thai, yếu tố tâm lý, sự kích thích tác động bên ngoài cũng như cơ địa của người mẹ mà thai phụ có thể sinh sớm hay muộn hơn so với ngày dự kiến sinh từ 1 - 2 tuần là hoàn toàn bình thường. Đặc biệt, với những mẹ mang thai lần đầu, em bé thường chào đời sớm hơn ngày dự sinh từ 7 - 10 ngày.

3. Ba nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non

  • Nhóm thứ nhất - nguy cơ do thai như: có nhiều hơn một thai [đa thai], thai quá lớn hoặc nước ối quá nhiều... làm cho tử cung căng to quá mức dễ dẫn tới chuyển dạ sớm.
  • Nhóm thứ hai: bất thường của tử cung [u xơ tử cung to, hở eo tử cung], nhiễm trùng đường tiểu, bệnh mãn tính của thai phụ [cao huyết áp, tiểu đường...], thai phụ nhẹ cân hoặc thừa cân khi mang thai, bệnh nhiễm trùng toàn thân gây sốt cao hoặc có phẫu thuật vùng bụng trong thời gian mang thai...
  • Nhóm thứ ba - nguy cơ do thói quen như: không đi khám thai đều đặn, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia trong thời gian mang thai hoặc tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ...

4. Các dấu hiệu chuyển dạ cần đến bệnh viện ngay

Ra nước ối âm đạo là dấu hiệu chuyển dạ của mẹ bầu

  • Ra máu âm đạo trong giai đoạn muộn của thai kỳ có thể là dấu hiệu của các bất thường về rau hay sinh non, chuyển dạ. Lượng máu càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng tăng.
  • Ra nước ối âm đạo: bà mẹ mang thai thấy dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, giống như nước, tiết ra ồ ạt hoặc rỉ rả liên tục, có mùi hơi tanh nồng và hơi nhớt... đây có thể là dấu hiệu của rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm. Cần tới bệnh viện ngay khi phát hiện ra nước ối âm đạo.
  • Đau bất thường ở vùng tử cung và bụng dưới: cơn co thành chu kỳ, liên tục, không mất đi sau khi nghỉ ngơi 1 giờ, đặc biệt khi tuổi thai dưới 37 tuần bà mẹ cần đến bệnh viện ngay vì đó có thể là các dấu hiệu liên quan đến sinh sớm.
  • Thai không cử động hoặc cử động ít hơn bình thường.
  • Các dấu hiệu đột ngột khác của bà mẹ mang thai: sốt trên 38 độ C, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, đau ngực, nôn mửa, rối loạn thị giác, co giật đều cần được xử trí sớm.

Ở những tháng cuối là thời điểm vô cùng nhạy cảm với thai phụ, chỉ với những bất thường nhỏ cũng có thể là những dấu hiệu của sinh non, thai lưu. Vì vậy, thai phụ nên tích cực khám thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe của bé, có những biện pháp can thiệp sớm nếu có bất thường xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thai 27 tuần đạt chỉ số cân nặng khoảng 900g, chiều dài 36,8cm tính từ đầu đến gót chân. Ngoài ra, chỉ số thai nhi ở tuần 27 cũng được ghi nhận như sau:

• Chu vi vòng đầu: 241 – 280mm.

• Chu vi vòng bụng: 205 – 273mm.

• Chiều dài xương đùi: 46 – 59mm.

• Đường kính lưỡi đỉnh: 62 – 77mm.

1.2. Sự phát triển của thai nhi tuần 27

Vào tuần thứ 27, tốc độ phát triển của thai nhi nhanh hơn về cân nặng, kích thước, não bộ và giác quan. Mẹ có thể hình dung lúc này kích thước của con tương đương phần đầu của một bông cải súp lơ. Bên cạnh đó, còn có một số cột mốc phát triển đáng chú ý ở giai đoạn này, cụ thể:

• Thai nhi đã có thể mở mắt, võng mạc đang hình thành và nhìn thấy ánh sáng mờ mờ, thông qua thành tử cung của mẹ.

• Em bé trong bụng mẹ đã có thể nấc và đạp nhiều hơn.

• Khả năng nghe của bé đã hình thành và phân biệt được giọng nói của bố mẹ dù không rõ ràng. Vì thế, phụ huynh có thể nói chuyện với con nhiều hơn.

• Thai nhi ngày càng bụ bẫm vì cơ bắp phát triển giúp trẻ có thân hình cân đối hơn.

• Da của trẻ không còn trong suốt mà chuyển qua màu đỏ, nhăn và bao phủ bởi lớp sáp vernix.

1.3. Thai nhi 27 tuần đã quay đầu chưa?

Từ tuần 27 trở đi, em bé đã chuyển động nhanh và mạnh trong bụng mẹ. Tuy nhiên, lúc này thai nhi vẫn chưa quay đầu. Đa phần thai nhi quay đầu khi chạm mốc 32 - 36 tuần, để sẵn sàng cho quá trình chào đời.

2. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở tuần 27?

Ở tuần 27 của thai kỳ, cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi. Lúc này, mẹ nên quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, theo dõi các triệu chứng dưới đây; đồng thời, đi khám bác sĩ khi cần thiết để cả hai mẹ con được bảo vệ tốt nhất:

• Xuất hiện lông trên cơ thể nhiều hơn.

• Hội chứng chân không yên.

• Tiểu tiện không tự chủ.

• Cơ thể phù nề và tăng cân nhiều hơn.

• Đau vùng xương chậu.

• Cảm giác thèm ăn và hay bị ợ nóng.

• Cơ thể cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.

• Táo bón thai kỳ.

3. Những việc mẹ bầu cần làm khi mang thai tuần 27

Song song khám phá thông tin thai 27 tuần nặng bao nhiêu, chị em nên chăm sóc sức khỏe, tiếp tục thực hiện những việc quan trọng dưới đây:

3.1. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết

Xây dựng chế độ ăn khoa học, đặc biệt cần thiết để mẹ và bé được khỏe mạnh. Nhất là tuần 27, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh hơn. Vì thế, mẹ phải bổ sung dưỡng chất đầy đủ, nạp nguồn thực phẩm phong phú để em bé tăng trưởng toàn diện. Ngoài ra, mẹ bầu phải lưu ý tình trạng táo bón và mệt mỏi trong thai kỳ. Để khắc phục điều này, khuyến khích chị em nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, trái cây. Ngoài ra, nên lựa chọn sữa bầu có chất xơ dồi dào, cung cấp năng lượng cần thiết để giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón và mệt mỏi, căng thẳng thai kỳ.

BÍ QUYẾT GIÚP HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ KHỎE MẠNH VÀ DỄ CHỊU

Hiện nay, Frisomum Gold là dòng sữa giàu dinh dưỡng, dễ uống, dễ hấp thu, giúp mẹ tận hưởng hành trình mang thai khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu. Sản phẩm được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng, nhờ đem lại ưu điểm nổi bật:

• Hệ dưỡng chất đầy đủ dành riêng cho trẻ như axit folic, canxi, DHA,... giúp bé phát triển toàn diện về hệ thần kinh - trí não, thị giác, xương răng và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

• Thành phần magie, vitamin nhóm B, prebiotic [FOS] và probiotic [hệ lợi khuẩn đường ruột] tiếp thêm cho mẹ nhiều năng lượng để làm việc hay tham gia các hoạt động hàng ngày cũng như giúp giảm căng thẳng và hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón trong thai kỳ.

• Hương vị thanh nhạt, thơm ngon dễ uống với 2 mùi hương vani và cam để mẹ tự do lựa chọn.

• Đặc biệt, sữa có chỉ số đường huyết thấp [với GI=25] nên mẹ an tâm sử dụng sữa Frisomum Gold để bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và con, mà vẫn kiểm soát cân nặng ổn định, hạn chế béo phì và tiểu đường thai kỳ.

3.2. Tiếp tục khám thai và tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ

Toàn bộ quá trình mang thai của mẹ phải được theo dõi một cách cẩn thận. Nhất là tuần 27 trở đi đánh dấu giai đoạn cuối thai kỳ quan trọng. Vì thế, mẹ nên tiếp tục đi khám và tiêm phòng đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và CDC khuyến cáo, phụ nữ mang thai từ 27 - 35 tuần nên tiêm vacxin phòng ngừa bệnh bạch hầu, ho gà hoặc uốn ván, để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi.

3.3. Mua sắm vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho hành trình đi sinh

Mang thai tuần 27 là thời điểm lý tưởng để bà bầu chuẩn bị cho hành trình sinh nở. Theo đó, bạn nên bắt đầu mua sắm quần áo, đồ đi sinh, vật dụng cá nhân cần thiết cho mẹ và bé, trước giai đoạn chuyển dạ, để quá trình “vượt cạn” được thuận lợi, chủ động, không bị luống cuống.

3.4. Bắt đầu tập Kegel

Bắt đầu ở tuần 27 của thai kỳ, bà bầu nên áp dụng bài tập Kegels mỗi ngày [khoảng 30 phút] để quá trình sinh nở được dễ dàng, giúp cho xương chậu dẻo dai, cũng như phòng ngừa tình trạng són tiểu, són hơi, sa tử cung hoặc “cô bé” giãn rộng.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi thai 27 tuần nặng bao nhiêu và phát triển như thế nào. Nhìn chung, đây là thời điểm cơ thể của mẹ và bé có nhiều thay đổi. Ngoài khám, siêu âm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, chị em nên bổ sung dinh dưỡng hợp lý, uống sữa bầu mỗi ngày kết hợp vận động nhẹ nhàng, để hành trình mang thai được suôn sẻ, mẹ khỏe mạnh - con đủ chất.

Chủ Đề