Tại sao trẻ sơ sinh mút tay

Trẻ sơ sinh có thể mút ngón tay cái, những ngón tay khác, núm vú giả, hoặc vật khác. Thói quen mút ngón tay đã được hình thành từ khi chúng còn trong bụng mẹ. Dần dần, thói quen này sẽ hình thành ngay cả khi trẻ không đói, thậm chí đã lớn và thôi bú.

Bạn có thể yên tâm rằng: mút tay là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Điều đó làm trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái. Ngoài ra, mút tay còn giúp trẻ tìm hiểu về thế giới riêng của chúng.

Vì sao trẻ sơ sinh hay mút tay ?

Mút tay biểu hiện cho thấy trẻ đang đói. Và điều này làm trẻ cảm thấy dễ chịu. Trẻ được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ.

Mút tay mang đến cho một số trẻ cảm giác an toàn trong những giai đoạn khó khăn. Chẳng hạn, khi trẻ bị tách rời với bố mẹ, bị những người xa lạ bao quanh, hoặc ở trong một môi trường không quen thuộc.

Mút tay tạo cho trẻ sự thư giãn và giúp trẻ dễ ngủ hơn.

Vì các lý do trên, trẻ sơ sinh và bé hay mút ngón cái vào buổi tối, hoặc lúc trẻ cảm thấy mệt mỏi.

Trẻ sơ sinh và bé hay mút tay.

Tật mút tay ở trẻ có thể bỏ được không ?

Phần lớn, trẻ sẽ bỏ tật mút tay khi được 1 tuổi – 2 tuổi. Nhưng sẽ có khoảng 15% vẫn tiếp tục ngậm mút tay cho đến 4 tuổi.

Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin [chất giảm đau nội sinh], giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú. Tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích.

Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. Khoảng 70% – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái. Nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3 tuổi – 5 tuổi.

Xem tiếp

Vì sao phải cai mút tay cho trẻ?

Cùng thảo luận về cách bỏ tật mút tay ở trẻ. Link chỉ có thành viên Facebook Group “Nhi khoa Y học cộng đồng” mới xem được.

Tài liệu tham khảo

Bú tay và dùng núm vú giả ở trẻ em – BS. Nguyễn Ngọc Yến Thư & TS.BS. Lâm Đại Phong

Thói quen mút tay ở trẻ – TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Mọi đứa trẻ sơ sinh bình thường đều sẽ trải qua giai đoạn thích mút tay, đặc biệt là khi các bé được 2 – 3 tháng; vì sao trẻ sơ sinh lại có thói quen như vậy?

Giai đoạn sơ sinh 2 – 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh thường có nhu cầu mút tay, cắn hoặc đưa mọi vật xung quanh vào miệng. Phần lớn ông bà hay bố mẹ thường cố gắng kéo tay bé ra khỏi miệng, hoặc dùng những cách khác để ngăn cản như đeo bao tay cho bé… Tuy nhiên việc làm này là không nên, hãy tham khảo những lợi ích sau để quyết định có nên “can thiệp” vào công việc rất là chính đang này của bé hay không nhé?

Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh rất thích mút tay

Bé mút tay để cảm nhận về thế giới

Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi, cơ thể trẻ bắt đầu có sự phát triển vượt trội về giác quan, đặc biệt là xúc giác. Ở thời kỳ này, trẻ bắt đầu bằng sự hứng thú với chính ngón tay của mình. Các bé thường cố gắng vươn tay của mình lên, khuya khoắng và ngắm nghía, tiếp đó đưa bàn tay vào miệng và bắt đầu mút, gặm… Khi làm được điều đó, các bé rất thỏa mãn và thích thú. Nếu ngay lúc đó, bạn kéo ngón tay của bé ra khỏi miệng và tìm mọi cách ngăn cản bé tiếp tục hành động này có thể khiến bé tức giận và bắt đầu gào khóc.

Bé còn mút cả chân nữa

Vì sao lại như vậy? Hiện tượng trẻ sơ sinh thích mút tay được giải thích rằng đó là cách để bé bắt đầu nhận thức và khám phá thế giới. Môi và ngón tay là hai bộ phận có xúc giác phát triển sớm và nhạy cảm nhất. Thông qua việc mút tay, bé cảm nhận được bàn tay của mình. Khi bé sơ sinh mút tay đó chính là dấu hiệu về sự phát triển trí lực của bé. Mút tay là một cách bé học tập và chơi, lúc đầu bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón tay, 2 ngón tay và cuối cùng khi não bộ phát triển đến mức độ cao hơn thì bé sẽ chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng mà thôi. Nhiều bé thậm chí đưa cả chân vào miệng để mút.

Khi bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Hành động mút tay ở bé dưới 2 tuổi là dấu hiệu cho biết não bộ của bé đang phát triển và bắt đầu tìm tòi thế giới xung quanh.

Tiếp đó, khi bàn tay trở nên linh hoạt hơn và bắt đầu cầm nắm được, trẻ sẽ cầm mọi thứ xung quanh mình và đưa vào miệng. Cơ quan cảm giác của miệng sẽ giúp bé nhận định được những thuộc tính của đồ vật đó như độ cứng, mềm, to, nhỏ, vị của chúng… Quá trình này giống như một cách thức kiểm nghiệm và khám phá những thứ lạ lẫm xung quanh mình. Thông qua việc này, các chức năng của khoang miệng cũng từng bước hoàn thiện.

Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin [chất giảm đau nội sinh], giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. khoảng 70 – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3-5 tuổi.

Vậy nếu cứ để cho bé mút tay thì cha mẹ nên làm gì?

Đó là giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé thường xuyên, vệ sinh thân thể bé thường xuyên đặc biệt là hai bàn tay. Hãy coi mút tay là công việc chính đáng của bé ở độ tuổi này và tạo điều kiện tốt nhất để bé được làm công việc chính đáng này, Cha mẹ cũng cần lưu ý là trẻ có thể cho bất cứ cái gì vào miệng và có thể nuốt chúng nên cần cách ly những vật sắc nhọn, những vật nhỏ, tròn như cúc áo, hòn bi… tránh trường hợp bé bị hóc hoặc gây nên dị vật đường thở. Cha mẹ nên tìm hiểu về nghiệm pháp Hemlich để cấp cứu những trường hợp này.

Rất nhiều bé mút ngón tay ở mọi nơi, mọi lúc như một thói quen nhưng lại khiến nhiều mẹ băn khoăn điều đó có  hại gì và chúng ta có nên cho trẻ mút ngón tay không, loại bỏ thói quen này như thế nào?

Trong giai đoạn sơ sinh, bé mút ngón tay là một trong những biểu hiện của việc bé đói và có nhu cầu được bú sữa. Điều đó làm bé thấy dễ chịu và có cảm giác bình yên.

Khi lớn hơn thói quen mút tay trong mọi tình huống như: mệt mỏi, sợ hãi, buồn chán, buồn ngủ, hay lo lắng, căng thẳng… Lắm lúc trẻ phải mút tay để đi vào giấc ngủ và mỗi khi trở mình lúc nửa đêm.

Theo thống kê chưa đầy đủ 90% số trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay, và dần dần sẽ hình thành thói quen này ngay cả khi bé không đói thậm chí đã thôi bú sữa.

Theo các nghiên cứu cho thấy đa số trẻ có thể an toàn khi mút ngón tay của chúng. Thông thường, các trẻ chỉ ngậm mút ngón tay một cách nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn nên không gây tổn thương đáng kể trên cơ thể.

Bét mút ngón tay chưa rửa sạch sẽ là nguồn căn cho trẻ bị các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hoá …

Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau ăn uống. Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm.

Da ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. Mút tay nhiều, lâu ngày, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường:

  • Thậm chí biến dạng răng và hàm;
  • Miệng trẻ trở nên hô [do răng và hàm bị đẩy ra ngoài] hay móm [do một hàm bị đưa vào trong];
  • Lệch khớp cắn;
  • Rối loạn phát âm.

Sau này cần phải đến nha khoa để điều trị. Về tâm lý, bé mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và dễ là cái cớ khiến bạn bè trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.

Với trẻ còn bú nên cho bú mẹ đầy đủ. Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, bố mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi khác, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp mút tay.

Chịu khó tìm cách động viên, khích lệ trẻ những lúc không mút tay cũng mang lại hiệu quả giảm dần rồi tự hết. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số biện pháp như băng kín hay mang găng che tay trẻ, … nhằm làm giảm hứng thú mút tay cũng có hiệu quả nhất định.

Với trẻ lớn, cần được giải thích lồng ghép trong tác hại của những thói quen kém vệ sinh, nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh.

Nếu những cố gắng trên của bạn không giúp đuợc trẻ, hãy đưa trẻ đến khám tại các khoa nhi chuyên về tâm lý trẻ em.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề