Tại sao tập thể dục bị đau lưng

Hiện nay, trên các diễn đàn về thể thao, rất nhiều người quan tâm đến chứng đau lưng. Từ những người có kinh nghiệm tập luyện và thi đấu lâu năm cho đến những người mới bắt đầu “nhảy xuống hố vôi” đều đã từng hoặc đang bị đau lưng hành hạ.

Vậy đâu là những nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng?

1. Thời tiết thay đổi đột ngột là nguyên nhân khiến các cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh vùng lưng bị co giãn quá mức. 2. Làm việc trong một tư thế cố định: gai cột sống, khối cơ lưng và dây chằng sẽ ít hoạt động. Bạn sẽ có cảm giác đau nhức âm ỉ dọc cột sống, các động tác cúi, ngửa, xoay hơi khó khăn. 3. Thường xuyên làm việc với tư thế cột sống sai lệch cũng gây ra đau lưng. Người bệnh có cảm giác đau nhức khu trú tại một vị trí, sờ nắn có cảm giác đau. 4. Khi cột sống phải chịu sự đè nén của trọng lượng cơ thể hay vật nặng, các đĩa đệm bị đè nén quá mức cũng gây đau lưng cấp. 5. Đi giầy hoặc dép cao gót làm cho trọng lực cơ thể dồn về phía trước, đốt sống lưng L4 và L5 dễ bị trượt ra trước, gây chèn ép mạch máu và thần kinh.

6. Tập thể thao không đúng cách hoặc quá mức: tư thế sai, trọng lượng tạ quá lớn, thời gian tập quá lâu hoặc mức độ vận động vượt nhanh so với ngưỡng chịu đựng của cơ thể…

Bệnh đau lưng ở phụ nữ: - Do viêm đa khớp - Viêm, bong gân, giãn dây chằng - Do thoát vị đĩa đệm - Do các bệnh phụ khoa gây ra - Thời kỳ “đèn đỏ” - Loãng xương

- Mang thai

Bệnh đau lưng ở nam giới - Do hút thuốc lá - Do bụng phệ - Tư thế sinh hoạt sai - Do các bệnh về cột sống - Do chế độ ăn uống

- Do thận yếu

Một số mẹo chữa đau lưng tại nhà
1. Mát-xa: Nhẹ nhàng xoa bóp phần lưng bị đau bằng các động tác mát-xa như: day, bóp, ấn… sẽ giúp kích thích lưu thông khí huyết, hạn chế lực chèn ép tại cột sống. Từ đó giảm viêm nhiễm xương khớp. Đây là một cách điều trị đau lưng đơn giản các bạn nên áp dụng tại nhà, chúng khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian.

2. Chườm nóng: Chườm nóng hoặc lạnh có tác dụng giúp giảm viêm và chỉ cần sử dụng một chai nước nóng, nước đá hoặc hơi ấm để tác động lên vùng đau lưng. Theo các nghiên cứu khoa học, chườm nóng sẽ làm giãn mạch máu của các cơ xung quanh cột sống thắt lưng. Quá trình này làm tăng lưu lượng oxy và chất dinh dưỡng cho cơ bắp, giúp chữa lành mô bị tổn thương.

3. Tập thể dục thường xuyên: Giúp tăng cường sự dẻo dai cho hệ xương khớp. Với những người bị đau nhức, thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp là một cách chữa đau lưng nhanh nhất.

4. Giảm cân: Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau nhức lưng do sức ép từ việc thừa cân lên cột sống. Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức vùng xương cột sống thì cách chữa đau lưng đơn giản đó là ăn uống điều độ để giảm mỡ bụng, đưa cân nặng trở về mức bình thường.

5. Bổ sung vitamin D: Những cơn đau lưng có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D. Hơn nữa cách trị nhức lưng bằng việc bổ sung hàm lượng vitamin D cần thiết trong các loại thực phẩm, món ăn hàng ngày có thể cải thiện tình trạng đau nhức vùng lưng một cách bền vững.

6. Nghỉ ngơi hợp lý: Những người có tư thế làm việc, sinh hoạt không khoa học dễ bị đau lưng, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống. Hãy luôn đứng thẳng, ngồi vuông góc với mặt bàn, đứng lên đi lại, thả lỏng cơ thể thường xuyên giúp xương khớp được thư giãn.

NHỮNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHO LƯNG
1. Superman

Bài tập mô phỏng động tác của “Siêu nhân” đang bay. Nằm úp xuống sàn, hai tay giơ thẳng về phía trước, nâng chân và tay ngược lên trời cho đến ngưỡng chịu được của lưng và cột sống. Bài tập này rất tốt cho việc giãn cơ lưng, tăng cường các múi cơ và làm giảm đau vùng cột sống. Làm từ 10-15 lần.

2. Aquaman

Động tác này mô phỏng động tác đang bơi. Nằm úp mặt xuống sàn, hai giơ về phía trước. Bắt đầu thực hiện thì đưa tay phải lên, đồng thời nhấc chân trái, đổi sang chân và tay còn lại, làm đều đặn 10-15 lần, chú ý siết cơ bụng và chú ý cơ lưng nâng ở mức cơ thể chịu được.

3. Band Bent-Over Row

Động tác này giúp cơ lưng bạn khỏe hơn, cải thiện dáng chạy và giúp giảm chứng đau lưng khi tập luyện thể thao. Đứng cúi người về phía trước, chân giẫm lên dây chun, hai tay cầm đầu dây chun, đưa tay về phía sau lưng, chú ý khuỷu tay thẳng, áp sát vào cơ thể. Làm 10-15 lần.

4. Inverted Row

Động tác này cũng giúp cơ lưng khỏe hơn, đồng thời tác động lên cả cơ vai, ngực. Chui xuống dưới thanh xà, hay tay nắm thanh ngang của xà, từ từ hạ người xuống rồi dùng lực kéo cơ thể về phía xà. Khi tập, chú ý lưng thẳng, tránh để võng lưng. Làm 10-15 lần.

5. Swiss Ball Leg Curl

Động tác này hoàn hảo cho những người bị đau lưng, mỏi phần hông khi tập chạy hoặc những môn khác. Nằm trên sàn, hai chân để lên quả bóng, ưỡn phần hông lên phía trên theo nhịp, chú ý căng hết cơ lưng ở mức có thể, giữ 1-2 giây trước khi về vị trí cũ. Làm 10-15 lần.

CHÚ Ý: Tập hết chùm 5 động tác này từ 10-15 lần mỗi động tác, nghỉ khoảng 30 giây giữa các động tác được tính là 1 hiệp. Tập 2-3 hiệp một ngày, tuần tập 2 ngày.

Bạn đã từng bị đau lưng sau khi tập gym chưa? Bạn có từng thắc mắc rằng liệu đau lưng sau khi tập gym có nguy hiểm không? Bạn có biết nguyên nhân xảy ra và cách đối phó với cơn đau này không? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân nào gây đau lưng sau khi tập gym?

Thông thường, đau lưng xảy ra do căng cơ hoặc dây chằng trên lưng. Vấn đề này thường do kỹ thuật sai hoặc tư thế không đúng khi luyện tập. Khi lưng cong, hông có nhiều khả năng tạo thêm áp lực lên cơ và dây chằng vì chúng ở một góc cao.

Đau lưng sau khi tập gym có nguy hại không?

Các triệu chứng đau lưng sau khi tập gym là gì?

Đó là các cơn đau tại vùng lưng. Chúng có thể đau ngay sau khi tập, hoặc khi tập xong về nghỉ ngơi mới xuất hiện cơn đau.

Cường độ đau lưng thay đổi từ cảm giác đau nhẹ đến mãn tính. Bạn có thể bị đau đớn do co thắt hoặc lưng nhạy cảm khi chạm vào. Một số trường hợp đau lưng nghiêm trọng bao gồm các triệu chứng yếu và tê ở cột sống. Nếu bạn bị mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, đây là trường hợp nghiêm trọng cần điều trị y tế khẩn cấp.

Điều trị đau lưng sau khi tập gym

Nếu không có triệu chứng nghiêm trọng nào xuất hiện, bạn có thể thử các phương pháp tại nhà sau đây để giảm đau lưng:

- Nghỉ ngơi. Tránh các hoạt động gây áp lực lên lưng và dành thời gian để hồi phục.

- Nằm nghiêng khi ngủ. Điều này sẽ giảm bớt căng thẳng trên lưng và dạ dày.

- Chườm lạnh. Đặt túi đá lạnh lên vùng bị ảnh hưởng để làm dịu cơn đau.

- Thuốc giảm đau. Dùng một số thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau lưng trong một thời gian. Bạn có thể mua chúng tại hiệu thuốc, nhưng hãy tham khảo kỹ ý kiến của dược sĩ.

- Tập thể dục nhẹ. Bạn có thể muốn đi bộ một quãng ngắn để kích thích khu vực bị ảnh hưởng [chỉ khi nào bạn thấy thoải mái].

-Nếu cơn đau không biến mất sau vài ngày, bạn nên đi gặp bác sĩ.

Các cách ngăn ngừa đau lưng sau khi tập gym

Một số mẹo tập luyện hữu ích giúp bạn hạn chế bị đau lưng, bao gồm:

- Sử dụng đai lưng cột sống trong khi tập luyện để luôn giữ tư thế đúng cho lưng, tránh gây tổn thương đến vùng lưng.

- Giữ vai bạn ổn định trong quá trình tập luyện để ngăn ngừa tư thế lưng cong tròn.

- Co bóp cơ mông khi nâng tạ lên giúp cho xương chậu được kích hoạt và lưng dưới không bị quá tải.

- Tránh sử dụng tạ quá nặng. Sử dụng tạ nhẹ hơn, nhưng thay vào đó lặp lại nhiều lần.

- Sử dụng máy tập thể dục thay vì nâng tạ tự do.

- Tránh các động tác cử tạ có nguy cơ cao như: đứng tấn, deadlift, cử tạ đẩy và cử tạ giật.

Chườm mát khi bị đau lưng để giảm cơn đau

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.

Tags:

  • Đau lưng sau khi tập gym có nguy hại không

Lối sống thiếu vận động, làm việc sai tư thế đã khiến không ít người phải gánh chịu cơn đau cột sống lưng dai dẳng. Áp dụng một vài bài tập chữa đau cột sống lưng theo bộ môn yoga, nhiều người đã cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình.

1. Hết đau lưng nhờ luyện tập

Nhiều ý kiến cho rằng khi bị đau lưng thì nên nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên chơi thể thao hay tập luyện nhiều. Tuy nhiên đó lại là quan điểm sai lầm vì nếu nằm nghỉ quá lâu và không vận động, lâu ngày cơ bắp sẽ co cứng lại, xương khớp không còn linh hoạt càng khiến cơn đau lưng trở nên trầm trọng hơn.

Đau lưng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Theo thống kê có hơn 70% dân số thế giới bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời. Những cơn đau kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng ở lưng [chủ yếu vùng cột sống thắt lưng] không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm việc mà…

Đồng thời, bác sĩ Wade Brackenbury [Tổng giám đốc Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống] cho biết: “Bệnh nhân trước tiên nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây đau lưng và điều trị tận gốc. Phác đồ điều trị tối ưu là Trị liệu thần kinh cột sống [Chiropractic] kết hợp với Vật lý trị liệu. Bên cạnh đó bệnh nhân nên kết hợp vận động và tập luyện hợp lý để đẩy nhanh tiến độ phục hồi, không tái đau”.

Các môn thể thao tốt cho người thường xuyên bị đau lưng như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc yoga… giúp tăng cường độ dẻo dai cho cột sống. Trong đó, bộ môn yoga với những tác động tích cực đang dần được nhiều người ưa chuộng và áp dụng.

Người bị đau lưng có chạy bộ được không?

Có nhiều ý kiến cho rằng người bị đau lưng nên nằm nghỉ tại chỗ và hạn chế tối đa vận động. Tuy nhiên, theo Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC, khi bị đau lưng, người bệnh vẫn cần tập luyện tích cực, vận động…

2. Điểm danh 10 bài tập giảm đau lưng tại nhà

10 bài tập sau đây không chỉ phù hợp với bệnh nhân mắc chứng đau lưng mà còn hữu ích trong việc phòng ngừa đau lưng:

2.1. Tư thế nhân sư [Sphinx Pose]

Đây là bài tập thể dục chữa đau lưng được nhiều người áp dụng vì giúp thư giãn các cơ và dây chằng thắt lưng.

  • Bước 1: Nằm sấp, chân duỗi thẳng, hai tay chống xuống sàn, khuỷu tay hướng ra sau.
  • Bước 2: Nâng mặt và ngực lên cao khỏi sàn nhưng bụng không rời khỏi sàn, cằm hướng ra trước.
  • Bước 3: Giữ yên tư thế trong 10 – 15 giây, hít thở đều.
Bài tập chữa đau cột sống lưng hiệu quả, giúp thư giãn các cơ và dây chằng vùng lưng

2.2. Tư thế châu chấu [Locust pose]

Bài tập này giúp thuyên giảm cơn đau vùng thắt lưng, đồng thời tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ bị yếu.

  • Bước 1: Bắt đầu bài tập với tư thế nằm sấp, hai tay đặt bên hông, hai chân duỗi ra phía sau.
  • Bước 2: Hít vào, nâng cao chân và phần thân trên, hai tay duỗi thẳng ra sau, trọng lượng cơ thể dồn xuống phần bụng và xương sườn. Lưu ý, hai chân thẳng, không cong đầu gối.
  • Bước 3: Giữ yên tư thế này trong 45 giây hoặc 1 phút, sau đó trở về vị trí ban đầu.
Bài tập yoga giúp kéo giãn cơ bắp ở đùi, tay và lưng, giảm các triệu chứng đau

2.3. Tư thế cây cầu [Bridge pose]

Đây là bài tập kéo giãn cột sống lưng mà bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà.

  • Bước 1: Nằm ngửa, co hai đầu gối, hai tay đặt dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống sàn, cằm hướng xuống ngực.
  • Bước 2: Nâng hông và lưng lên khỏi sàn [nâng cao hết mức có thể].
  • Bước 3: Hít thở sâu, giữ yên tư thế trong 6 – 8 nhịp thở.
  • Bước 4: Thoát khỏi tư thế ở hơi thở ra, từ từ cuộn lưng xuống thấp.
Tư thế cây cầu tập trung vào cột sống và hệ thống các cơ xung quanh vùng thắt lưng

2.4. Tư thế rắn hổ mang [Cobra Pose]

Tư thế rắn hổ mang không chỉ cải thiện đau lưng mà còn hỗ trợ giảm mỡ thừa ở vùng eo.

  • Bước 1: Nằm úp, hai tay chống xuống sàn và hai chân đặt song song với nhau.
  • Bước 2: Hít sâu, từ từ dùng lực cánh tay đẩy người thẳng lên.
  • Bước 3: Thư giãn vùng vai, cố gắng nâng thắt lưng lên nhưng vẫn đảm bảo phần thân dưới chạm vào mặt đất.
  • Bước 4: Duy trì tư thế trong 1 – 2 phút, lặp lại động tác 4 – 5 lần.
Tư thế rắn hổ mang là bài tập chữa đau thắt lưng và giảm mỡ bụng ở eo

2.5. Tư thế nghiêng vùng chậu [Pelvic tilts]

Bài tập nghiêng vùng chậu giúp duy trì tính linh hoạt và giải phóng áp lực cho vùng cơ lưng. Cách thực hiện bao gồm 4 bước:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, đầu gối cong lại và bàn chân giữ phẳng, song song với mặt đất, đồng thời hai cánh tay đặt ở hai bên.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng ưỡn lưng dưới và đẩy phần bụng lên trên. Giữ trong 5 giây, sau đó thư giãn.
  • Bước 3: Giữ thẳng phần lưng, hóp bụng về phía sàn. Giữ trong 5 giây, sau đó thư giãn.
  • Bước 4: Thực hiện mỗi ngày 30 lần.
Bài tập nghiêng vùng chậu tập trung giải phóng áp lực cho các cơ ở thắt lưng

2.6. Tư thế nâng chân và cánh tay [Bird – Dog]

Đây là một trong những bài tập chữa đau thắt lưng hiệu quả, đồng thời cải thiện chuyển động dẻo dai cho cánh tay và chân.

  • Bước 1: Chống tay và đầu gối xuống sàn, sau đó siết chặt cơ bụng.
  • Bước 2: Duỗi thẳng chân phải ra phía sau, tay trái đưa về phía trước và giữ tư thế song song với mặt đất.
  • Bước 3: Giữ trong 5 giây, sau đó thực hiện tương tự với chân trái.
  • Bước 4: Lặp lại 8 – 12 lần cho mỗi chân và cố gắng kéo dài thời gian nâng.
Áp dụng tư thế nâng chân và cánh tay giúp bạn cải thiện cơn đau thắt lưng hiệu quả

2.7. Tư thế nằm nâng chân [Lying lateral leg lifts]

Bài tập giúp tăng cường sức mạnh của cơ hông, hỗ trợ xương chậu hoạt động tốt và thuyên giảm đau thắt lưng. Để thực hiện tư thế nằm nâng chân, bạn nên chú ý 5 bước sau:

  • Bước 1: Nằm nghiêng sang một bên, hai chân duỗi thẳng và xếp chồng lên nhau.
  • Bước 2: Dùng một tay đỡ phần đầu, từ từ nâng lên cao.
  • Bước 3: Hóp bụng vào để siết chặt các cơ trọng tâm. Nâng chân thẳng hết mức, khoảng 18 inch, giữ thẳng và mở rộng.
  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong 2 giây, sau đó hạ chân xuống. Lặp lại 10 lần.
  • Bước 5: Quay sang phía bên kia của cơ thể, lặp lại động tác với chân còn lại. Thực hiện 3 hiệp cho mỗi bên.
Tư thế nâng chân giúp bạn tăng cường sức mạnh cho cơ hông, cải thiện đáng kể cơn đau thắt lưng

2.8. Tư thế con bướm [Butterfly Stretch]

Tư thế con bướm không chỉ cải thiện tính dẻo dai cho phần hông và đùi, mà còn chữa đau lưng dưới hiệu quả. Bạn có thể thực hiện bài tập thể dục chữa đau lưng này theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Ngồi trên sàn nhà, uốn cong hai chân sao cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau. Đồng thời, hai đầu gối đưa sang phía hai bên.
  • Bước 2: Đưa gót chân càng gần cơ thể càng tốt, sau đó nghiêng người về phía trước.
  • Bước 3: Hai tay nắm lấy gót chân để cố định, tiếp đến bạn chuyển động đầu gối lên xuống nhiều lần.
Hãy dành ra 10 phút mỗi ngày để thực hiện bài tập giảm đau lưng theo tư thế con bướm

2.9. Tư thế con mèo [Cat Stretch]

Bài tập giúp tăng cường sức mạnh vùng lưng, đồng thời giảm căng cứng cơ.

  • Bước 1: Quỳ gối, chống hai tay xuống sàn và thực hiện hít thở sâu.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng uốn cong lưng, hóp phần bụng về phía cột sống.
  • Bước 3: Từ từ thả lỏng các cơ và để phần bụng chùng về phía sàn nhà.
  • Bước 4: Lặp lại tư thế 3 – 5 lần, thực hiện 2 hiệp mỗi ngày.
Tư thế con mèo giúp cải thiện tình trạng căng cứng cơ ở thắt lưng

2.10. Tư thế siêu nhân [Superman]

Đau lưng nên tập gì? Tư thế siêu nhân là một trong những bài tập kéo giãn cột sống lưng, tăng cường tính linh hoạt cho cột sống và xương chậu. Cách thực hiện bao gồm 5 bước:

  • Bước 1: Nằm úp mặt xuống đất, duỗi thẳng hai tay ra phía trước cơ thể, đồng thời hai chân duỗi thẳng, đặt trên mặt đất.
  • Bước 2: Từ từ nâng cao hai bàn tay và bàn chân, sao cho cách sàn nhà khoảng 6 inch.
  • Bước 3: Hóp bụng vào thật chặt, giữ đầu thẳng và nhìn xuống sàn để tránh chấn thương cổ.
  • Bước 4: Duỗi bàn tay và bàn chân ra ngoài hết mức có thể. Duy trì tư thế trong 2 giây.
  • Bước 5: Quay lại vị trí ban đầu. Tiếp tục lặp lại tư thế khoảng 10 lần.
Tư thế siêu nhân tập trung cải thiện thắt lưng, xương chậu và cột sống khỏe mạnh

Cùng ACC khám phá thêm 6 bài tập giảm đau lưng dễ thực hiện tại nhà, có hướng dẫn của chuyên viên: 

3. Các bài tập bị đau lưng cần tránh

Ngoài những bài tập trị đau lưng, người bệnh nên chú ý tránh những động tác sau để ngăn ngừa tình trạng đau cột sống lưng trở nên nghiêm trọng.

Bài tập chạm ngón chân [Toe Touches]: Tập thể dục rất tốt cho chứng đau lưng, nhưng không phải tập nào cũng có lợi. Chẳng hạn như bài tập chạm ngón chân, có thể tạo áp lực nặng nề cho đĩa đệm và dây chằng. Đồng thời, kéo căng quá mức vùng cơ lưng dưới và gân kheo, khiến thắt lưng bị đau nhức khó chịu, dẫn đến khó vận động.

Bài tập nằm ngửa và nâng thân lên [Sit – ups]: Nhiều người nghĩ rằng bài tập Sit – ups giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bụng, nhưng thực tế đây là tư thế sử dụng cơ ở hông nhiều hơn, có thể gây áp lực lớn cho đĩa đệm ở vùng cột sống lưng.

Bài tập nâng chân [Leg Lifts]: Bài tập nâng chân đôi khi được đề xuất để tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ trọng tập hoặc cơ bụng. Song, đây không phải là bài tập chống đau lưng bạn nên áp dụng. Bởi tư thế nâng cả hai chân lên khi nằm ngửa có thể khiến tình trạng đau thắt lưng trở nên trầm trọng và kéo dài hơn.

4. Một số lưu ý khi tập luyện

Người bị đau cột sống lưng trước khi luyện tập nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.

  • Khởi động nhẹ nhàng trước khi tập, giúp tạo nhiệt cho cơ thể, cung cấp một lượng máu đầy đủ, đồng thời làm ấm các vùng cơ bắp trước khi thực hiện các động tác kéo giãn.
  • Kết thúc buổi tập cần thư giãn khoảng 10 phút ở tư thế thoải mái.
  • Thực hiện các động tác từ từ, không quá nhanh hoặc đột ngột. Tập luyện theo giới hạn cơ thể, không quá sức.
  • Sai lầm của nhiều người là luyện tập một thời gian cảm thấy khỏe và hết đau thì ngưng hẳn. Tuy nhiên, để cơn đau không quay trở lại, chúng ta cần duy trì luyện tập đều đặn mỗi ngày hoặc 3 – 5 buổi/tuần, thời gian mỗi buổi tập nên kéo dài 30 phút – 1 giờ.
  • Trong quá trình tập hoặc sau tập, cơn đau lưng không thuyên giảm mà ngày càng tăng, có thể do vận động đột ngột hoặc động tác vượt quá khả năng chịu đựng. Khi đó, người bệnh cần ngưng bài tập đó, chủ động theo dõi cơ thể và trao đổi với bác sĩ khi cần thiết.

Đau cột sống lưng khám ở đâu an toàn và hiệu quả?

Đau cột sống lưng khám ở đâu và khi nào là vấn đề đáng quan tâm của nhiều bệnh nhân hiện nay. Nhiều trường hợp đi khám chậm trễ và tiếp cận sai phương pháp điều trị khiến tình trạng bệnh càng trở nên phức tạp hơn. Phòng khám ACC…

Trên đây là các bài tập cho người đau lưng nên tập và cần tránh. Trường hợp cơn đau lưng kéo dài dai dẳng với mức độ ngày càng cao, người bệnh nên đi khám tại các chuyên khoa Thần kinh cột sống uy tín để có liệu trình điều trị phù hợp.

Tham khảo các bài viết về đau lưng: > Thận trọng với triệu chứng đau lưng khi nằm ngủ > Đau lưng khó thở là triệu chứng bệnh gì? > Đau lưng không cúi xuống được nguyên nhân do đâu? > Vì sao bị đau thắt lưng cột sống khi chơi thể thao? > Đau lưng dẫn đến đau gối là bệnh gì?

Video liên quan

Chủ Đề